Học tích cực

Trong học tích cực, sinh viên chịu trách nhiệm về việc học riêng của họ. Họ học bằng việc áp dụng thông tin mới với thông tin họ đã biết. Thông tin mới và cũ được lắp ráp thành quan niệm mới và đó là cách học xảy ra. Tuy nhiên, nếu thông tin cũ là sai, hay không rõ ràng thì nó làm hại cho việc học thông tin mới. Sửa khái niệm sai là khó. Đó là lí do tại sao điều quan trọng với giáo sư là ôn tập lại khái niệm cũ để chắc sinh viên hiểu chúng rõ trước khi bắt đầu khái niệm mới. Mọi bài giảng nên bắt đầu với ôn tập bài giảng cũ để đảm bảo mọi sinh viên đều có cùng mức trước khi dạy thông tin mới.

Sinh viên đại học năm thứ nhất tới từ các trường phổ thông khác nhau, bối cảnh khác nhau, và có thể không có cùng mức giáo dục. Điều quan trọng là trường tiến hành đánh giá những sinh viên mới này để nhận diện điểm mạnh điểm yếu của họ. Nếu cần, để họ học thêm "các môn hỗ trợ" để đảm bảo rằng họ có nền tảng vững chắc để học điều mới làm cho họ thành công ở đại học. Nhiều sinh viên năm thứ nhất tới trường mà không biết thực sự họ muốn gì cho nghề nghiệp của họ. Nhiều người không có thói quen học tốt hay biết cách quản lí thời gian của họ và họ thường phạm sai lầm. Nếu những điều này không được sửa sớm, nếu họ không được hướng dẫn đúng thì họ có thể không học tốt trong những năm sau vì họ thiếu nền tảng mà tri thức được xây dựng nên.

Việc học tích cực thúc đẩy học theo tổ. Các cá nhân có thể học nhiều hơn khi họ học cùng người khác so với khi họ học một mình. Đây là quan niệm mà một số giáo sư cảm thấy không thoải mái. Họ quen đọc bài giảng trong lớp hay nói cho sinh viên điều cần làm thay vì để sinh viên tự học và họ chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc học đó. Tuy nhiên, chính nguyên lí then chốt của "Học tích cực" là đào tạo sinh viên làm việc cùng nhau trong việc học của họ. Nó cũng là nền tảng cho làm việc tổ mà họ cần tới khi họ làm việc trong công nghiệp. Tôi thường khuyến khích sinh viên đọc tài liệu trước khi lên lớp để cho thời gian trên lớp có thể được dùng cho thảo luận. Thảo luận trên lớp giữa các sinh viên yêu cầu họ nghĩ một cách phê phán về chủ đề. Sinh viên phải dùng logic của họ để đánh giá 'quan điểm' của sinh viên khác hay để bảo vệ quan điểm riêng của họ. Trong trường hợp đó, họ tham gia tích cực vào việc học và học nhiều hơn thay vì chỉ nghe thụ động bài giảng hay đọc sách.

Kĩ thuật học tích cực khác mà tôi thích là "Học cặp đôi". Quá trình này yêu cầu sinh viên đọc tài liệu và viết ra các câu hỏi mà họ có về tài liệu. Trong lớp, tôi để sinh viên theo từng cặp tại đó từng người có thể hỏi câu hỏi và trả lời câu hỏi. Họ lần lượt hỏi và trả lời câu hỏi, và bất kì câu hỏi nào cả hai không thể trả lời được sẽ được thu thập cho thảo luận trên lớp. Trong thời gian này, tôi bước quanh lớp từ nhóm nọ tới nhóm kia để thu thập câu hỏi cho nên tôi có thể dùng cho thảo luận trên lớp. Bằng việc biết các câu hỏi mà có thể bỏ lỡ, tôi có thể dự đoán khái niệm nào là khó rồi làm sáng tỏ chúng cho cả lớp. Sinh viên tranh cãi là cách tích cực khác cho sinh viên học. Quá trình này cho phép sinh viên nhận một lập trường và thu thập thông tin để hỗ trợ cho quan điểm của họ và giải thích nó cho người khác. Những tranh cãi này không chỉ cho sinh viên cơ hội tham gia vào hoạt động lớp mà còn cho phép họ thu được kinh nghiệm trong việc cho bài trình bày điều cũng là kĩ năng mềm quan trọng mà họ sẽ cần.

Có khác biệt giữa học lí thuyết và áp dụng nó vào cái gì đó. Điều này giải tích tại sao một số sinh viên biết giỏi về lí thuyết nhưng vẫn không thể áp dụng được nó để giải quyết vấn đề. Nếu sinh viên dự định thành công, họ phải biết áp dụng điều họ học và thu được phản hồi về điều họ làm. Sự kiện là sinh viên đang học cách giải quyết vấn đề cần biết nhiều hơn liệu câu trả lời là đúng hay sai. Họ phải hiểu chi tiết hơn và nghĩ về cách áp dụng và điều đó yêu cầu một kiểu học khác hơn là ghi nhớ.

Để thúc đẩy điều đó, tôi thường cho sinh viên nhiều bài tập mỗi tuần, từ dễ tới khó để làm cho họ giải quyết vấn đề. Bằng việc đòi hỏi sinh viên áp dụng lí thuyết vào nhiệm vụ đơn giản họ học cách nghĩ rồi khi họ chuyển sang vấn đề gian nan hơn, họ cải tiến tư duy của họ điều cho phép họ học nhiều hơn về việc áp dụng nó. Có bài tập hàng tuần yêu cầu nhiều thời gian hơn, nhiều nỗ lực hơn đối với giáo sư nhưng chuyển sinh viên đi nhanh nữa trước khi họ sẵn sàng có thể làm hại cho nỗ lực của họ trong học tập. Một giáo sư trẻ có lần hỏi tôi: “Tại sao làm cho họ nghĩ khi thầy có thể đòi hỏi họ nhớ nó. Dễ cho điểm hơn vì nó chỉ là về đúng hay sai.” Câu trả lời của tôi là: “Bất kì ai cũng có thể mở sách ra hay kiểm với Google nếu họ quên cái gì đó. Ghi nhớ không phải là học mà là khả năng nhớ lại. Là nhà giáo dục thầy có trách nhiệm với sinh viên của thầy và việc học của họ. Thầy phải làm bất kì cái gì cần thiết để cho sinh viên được giáo dục tốt nhất có thể. Việc học có nghĩa được tạo điều kiện bởi suy nghĩ sâu hơn. Bằng việc để sinh viên làm việc chăm chỉ, nó buộc họ phải nói ra ý tưởng, và trả lời hay cải tiến mức độ hiểu biết. Họ có thể không thích điều đó bây giờ nhưng họ sẽ đánh giá cao về sau.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn