Hệ thống giáo dục mới/1
Tháng trước, tôi để ba tuần giảng dạy ở Trung Quốc. Trong thời gian đó, một giáo sư phàn nàn với tôi: “Ngày nay học sinh KHÔNG có động cơ học tập cái gì thêm nhưng vẫn tới trường vì những lí do sai. Nhiều bậc cha mẹ KHÔNG "bắt buộc" con cái họ có bằng đại học bởi vì chúng KHÔNG đảm bảo việc làm tốt. Nhiều giáo sư KHÔNG THỂ kiếm sống được bằng lương của họ và phải làm việc thêm để có thu nhập phụ. Làm sao chúng tôi có thể cải tiến được hệ thống giáo dục của mình với những vấn đề này?”
Tôi bảo ông ấy: “Vấn đề với giáo dục hiện thời là cái nhìn về cách học sinh học tập. Trong hàng nghìn năm, giới hàn lâm tin rằng họ biết điều học sinh cần và đi tới một danh sách những thứ học sinh phải học. Vấn đề là thế giới mà chúng ta đang sống ngày nay đang thay đổi nhanh chóng thế. Điều những người hàn lâm có thể dạy là điều họ đã học từ nhiều năm trước rồi, nó có thể KHÔNG là điều học sinh muốn học thêm nữa. Học sinh biết rằng một số môn đào tạo đã lạc hậu, một số kĩ thuật không còn được dùng và với tri thức đó họ KHÔNG THỂ kiếm được việc làm tốt và PHẢI được đào tạo lại. Đó là lí do tại sao từng năm, có trên nửa triệu học sinh Trung Quốc ra học tập ở nước ngoài. Tất nhiên, nước các bạn đã có nhiều trường tốt, chương trình tốt, và giáo sư giỏi nhưng với số lượng học sinh lên tới vài triệu người, điều đó là KHÔNG đủ.”
Ông ấy dường như đồng ý nhưng vẫn biện minh: “Nhưng chúng tôi đã xây dựng nhiều trường mới, chính phủ chúng tôi có ngân sách lớn để xây dựng trường đáp ứng cho nhu cầu này.”
Tôi bảo ông ấy: “Xây nhiều trường hơn chỉ đáp ứng cho nhu cầu số dân nhưng KHÔNG đáp ứng cho chất lượng giáo dục. Để cải tiến hệ thống giáo dục ông phải bắt đầu với cách nghĩ khác. Tôi tin là học sinh học tốt nhất khi họ theo đuổi mục đích mà họ thực sự chăm nom tới, điều trường phải giúp họ đạt tới mục đích của họ. Học sinh sẽ có động cơ để đưa nỗ lực vào việc học cái gì đấy nếu họ biết ích lợi của việc học cũng như chi phí của KHÔNG học. Đó là lí do tại sao điều quan trọng lúc bắt đầu lớp học là giải thích về ích lợi của tài liệu môn học. Giáo sư phải đưa ra trường hợp về giá trị của tri thức đó trong cuộc sống học sinh bằng việc giúp cho học sinh trả lời câu hỏi “Điều đó sẽ ích lợi cho tôi thế nào” bởi vì học sinh học khi họ muốn học. Ham muốn học tập đó trùng với việc phát triển của họ để thành người lớn, từ giai đoạn phụ thuộc sang giai đoạn độc lập, nơi họ học về vai trò và trách nhiệm của họ trong cuộc đời mình như lập kế hoạch nghề nghiệp, thu nhận kĩ năng, đạt tới năng lực, kiếm được việc làm, hiệu năng chỗ làm việc, đóng góp cho xã hội, xây dựng gia đình, là nhà chuyên nghiệp, là công dân tốt v.v.”
Ông ấy biện minh: “Nhưng KHÔNG phải mọi học sinh đều muốn học. Một số đi học vì cha mẹ họ muốn học đi học hay vì họ không biết làm gì.”
Tôi giải thích: “Tất nhiên, có những học sinh như thế. Hoặc là họ chưa đủ chín chắn hoặc họ có mục đích cá nhân khác. Trong trường hợp đó, giáo sư không thể ép buộc họ được. Tuy nhiên có nhiều người muốn học nữa. Điều quan trọng là người muốn học phải rời khỏi trường với cái gì đó có thể ích lợi cho họ. Ngày nay, giáo dục đại học đang hội tụ phần lớn vào "môn học", điều trừu tượng với phần lớn học sinh. Cách tốt hơn sẽ là hội tụ vào "nhiệm vụ nhỏ hơn" mà học sinh sẽ hiểu tốt hơn. Với công nghệ thay đổi nhanh chóng hiện thời, tôi tin một số đào tạo, đặc biệt đào tạo công nghệ, nên hội tụ vào nhiệm vụ hơn là môn học. Kết quả của nhiệm vụ cung cấp hướng dẫn sẽ đảm bảo rằng ông dạy điều cần được dạy. Nhiệm vụ mô tả cho kết quả huấn luyện có chủ định hay việc hoàn thành của học sinh. Nó KHÔNG hội tụ vào điều giáo sư phải làm như với tư duy giáo dục hiện thời. Nó KHÔNG cố hoàn thành môn học trừu tượng như mô tả nội dung môn học hay điều sách giáo khoa nhấn mạnh. Nhiệm vụ mô tả điều học sinh sẽ có khả năng làm khi họ có kĩ năng, khi họ có năng lực.”
Ông ấy dường như ngạc nhiên: “Vậy ông muốn chia môn học lớn thành nhiều nhiệm vụ nhỏ sao?"
Tôi giải thích: “Sẽ dễ dàng hơn nhiều cho học sinh học nhiều nhiệm vụ nhỏ hơn là một môn học trừu tượng. Sẽ dễ dàng hơn nhiều để thay đổi nội dung của chương trình đào tạo khi công nghệ thay đổi và điều đó sẽ làm cho môn học linh hoạt hơn để điều chỉnh theo phong cách học tập của từng học sinh. Trước hết ông phải nhận diện nhiệm vụ mà học sinh phải thực hiện để tiến hành việc làm của họ. Thế rồi ông phân tích từng nhiệm vụ ra để xác định cách người có năng lực sẽ thực hiện nhiệm vụ đó. Ông cần hội tụ vào qui trình hay các bước người đó phải tuân theo và quyết định nào người đó phải đưa ra. Từ đó, ông sẽ có khả năng nhận diện các kĩ năng cần để thực hiện nhiệm vụ này. Với thông tin đó trong tay, ông có thể viết ra kết quả học tập như bằng việc học ABC này, học sinh sẽ có khả năng thực hiện XYZ. Sau đó ông phải xác định mối quan hệ tiên quyết giữa các kết quả học tập. Ông phải yêu cầu kĩ năng nào đó phải được làm chủ trước kĩ năng khác cho nên ông sẽ có khả năng cấu trúc tài liệu giảng dạy tương ứng. Một khi qui trình này hoàn thành, ông có thể tổ chức việc giảng dạy tạo khả năng cho học sinh làm chủ kết quả học tập. Điều quan trọng là ông tổ chức việc giảng dạy của mình và thu xếp chúng theo một cách logic chỉ ra cách chúng có quan hệ lẫn nhau. Theo cách này, ông có thể tạo ra một cấp bậc chỉ ra mối quan hệ tiên quyết giữa các nhiệm vụ hay kĩ năng mà ông dự định giảng dạy. Đây thực sự là cơ sở cho tư duy mới trong giảng dạy. Khi ông tổ chức nội dung môn học của mình, ông phải nhận diện các điểm chính cần hoàn thành từng kết quả bằng việc tự hỏi mình “Điều gì học sinh phải biết và có khả năng làm khi họ rời môn học này?” Làm ra danh sách được khoản mục hoá và rồi phát triển đầy đủ từng khoản mục. Khi ông chuyển giao việc giảng dạy, phải chắc nhận diện kết quả học tập và ích lợi trước rồi mới dạy đặc biệt về ích lợi đó. Trước khi chuyển sang chủ đề mới, ôn tập lại kết quả và đảm bảo rằng học sinh có thể hoàn thành được nó. Thep phương pháp giảng dạy mới này, học sinh nên được động viên tự chuẩn bị cho mình nữa. Ông nên có bài đọc trước khi lên lớp để học sinh sẽ đọc chúng trước khi tới lớp và thảo luận về tài liệu bài trong lớp thay vì chỉ ngồi thụ động yên tĩnh và nghe điều ông dạy."
Ông ấy lắc đầu: “Điều đó sẽ KHÔNG có tác dụng đâu, học sinh không quan tâm làm mọi thứ trước khi lên lớp. Họ tới lớp để học từ giáo sư chứ.”
Tôi giải thích: “Đó là phong cách học truyền thống. Nó tuỳ thuộc vào việc học theo kinh nghiệm nhận thức, chỉ dùng bài giảng làm cách dạy chính. Kiểu học này yêu cầu học sinh hấp thu thụ động khối lượng lớn tri thức do giáo sư truyền cho. Vào thời xưa, đó là cách duy nhất nhưng ngày nay sự việc khác rồi. Ngày nay học sinh dễ dàng bị sao lãng bởi nhiều thứ thế, và họ không có kiên nhẫn ngồi tĩnh lặng trong lớp và nhiều người cũng thiếu động cơ cho nên ông cần cách tiếp cận khác. Tôi hiểu rằng nhận vai trò khác là khó đối với giáo sư. Với phương pháp dạy mới, ông không còn là "người truyền tri thức" và học sinh không còn là "người hấp thu tri thức". Trong phong cách mới này, giáo sư là huấn luyện viên, người khuyến khích, người hỗ trợ trong khi học sinh phải tự mình học tài liệu. Họ là "người học tích cực" và họ học bằng việc thực tế LÀM những nhiệm vụ đó để cải tiến kĩ năng của họ. Phong cách mới hội tụ vào "Tương tác" chứ KHÔNG "thụ động" nơi mà lớp được dành cho thảo luận và tranh luận, KHÔNG chỉ là lắng nghe yên tĩnh. Tất nhiên, có mất thời gian để học sinh thay đổi nữa nhưng nếu việc học này xảy ra, nó phải là tương tác cao độ. Ông sẽ thấy một số nhiệm vụ và kĩ năng bản thân chúng cũng nghiêng sang tương tác dễ dàng các nhiệm vụ khác, cho nên là giáo sư ông phải có tính sáng tạo. Ông phải tìm kiếm các cơ hội để dùng các trường hợp nghiên cứu, trình bày trên lớp, bài tập tổ, thảo luận theo dẫn hướng, đóng vai, kịch bản và giải quyết vấn đề v.v. để giữ cho hoạt động lớp được năng động đó là chỗ học sinh sẽ học. Để duy trì việc học này, học sinh cần cơ hội để kết nối với tài liệu cho nên họ có thể áp dụng việc học vào cuộc sống thực và đó là lí do tại sao bài tập là quan trọng. Khái niệm mới hội tụ nhiều vào bài tập cá nhân hàng ngày và hàng tuần, bài tập công việc tổ để làm cho việc học là "tiến bộ" ít nhiều như các bài kiểm tra cuối khoá. Điều này sẽ giúp tránh được việc học nhồi nhét của học sinh trước khi kiểm tra.”
Ông ấy lắc đầu: “Thế thì quá nhiều, điều đó đặt nhiều sức ép lên giáo sư. Thay vì cho điểm một bài kiểm tra cuối môn, chúng tôi phải cho điểm kiểm tra hàng tuần cho nên môn học mười lăm tuần có thể nghĩa là mười lăm bài kiểm tra. Điều đó là không thể được.”
Tôi giải thích: “Là nhà giáo dục, ông yêu cầu về cách cải tiến hệ thống giáo dục hiện thời. Điều tôi vừa mô tả là tư duy hiện thời mà chúng tôi đã dùng rất thành công trong nhiều năm cho tới nay. Nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng học sinh học tốt nhất bằng việc kinh nghiệm cách trộn lẫn các hoạt động thúc đẩy ba miền học tập: nhận thức, tình cảm và hành vi. Nhận thức nói tới tri thức hay lĩnh vực chủ đề, tình cảm nói tới thái độ và niềm tin, còn hành vi nói tới ứng dụng thực tế. Ba phong cách học chính là: thị học, thính học và hành động học. Về căn bản, học sinh phải nhìn thấy giáo sư (thị học) nghe giáo sư (thính học) để ghi chép và hấp thu thông tin để nhận được lĩnh vực chủ đề. Sách giáo khoa và tài liệu viết là tốt cho học nhận thức bằng việc cung cấp tri thức cơ sở nhưng để hấp thu nó, họ phải nghe nó (thính học) đó là lí do tại sao dự lớp là quan trọng. Tuy nhiên, thính học không có nghĩa là chỉ nghe một cách yên tĩnh mà còn cả nói, thảo luận và tranh luận. Học sinh diễn giải tri thức và làm sáng tỏ cho họ qua việc nghe bài giảng của giáo sư và câu hỏi do người khác hỏi hay thảo luận. Bằng nghe và nhìn, họ hình thành nên thái độ và niềm tin liệu họ có nên học hay KHÔNG học tài liệu này. Đó là lí do tại sao giáo sư phải giải thích ích lợi của kĩ năng thu nhận về tài liệu bài giảng. Thay vì một khái niệm trừu tượng về chủ đề, ông có thể chia thành các nhiệm vụ nhỏ hơn dễ giải thích hơn và dễ dạy hơn. Những điều này hình thành nên nền tảng cho việc học nhưng để thu được kĩ năng này, học sinh phải học bằng việc thực tế kinh nghiệm và làm (hành động học). Học sinh phải học quan cách tiếp cận trao tay và tích cực làm nó. Đó là lí do tại sao bài tập, bài tập về nhà, câu hỏi và làm việc tổ là quan trọng. Nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng học sinh giữ lại 10 phần trăm điều họ thấy; 30 phần trăm điều họ thấy và nghe nhưng giữ lại 90 điều họ thấy, nghe và làm. Tất nhiên, điều đó đòi hỏi cả giáo sư và học sinh phải làm nhiều hơn nhưng đó là cách duy nhất để cải tiến hệ thống giáo dục hiện thời. Để cải tiến chất lượng giáo dục, giáo sư có thể chấp nhận phương pháp dạy mới. Để cải tiến động cơ, học sinh có thể lấy bước khởi đầu bằng việc sẵn lòng tham gia vào phong cách học mới. Ông không thể mong đợi kết quả tốt hơn bằng việc xây dựng nhiều trường hơn, nhiều nhà hơn, nhiều chương trình đào tạo hơn nếu ông không hội tụ vào cả chất lượng giáo dục và động cơ của học sinh.
English verrsion
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com