Giáo sư nước ngoài ở Trung Quốc

Trung Quốc đang tuyển các giáo sư nước ngoài để dạy ở các đại học của họ dưới chương trình mới có tên “Một nghìn chuyên gia nước ngoài”, được thiết kế để thu hút quãng 1,000 giáo sư nước ngoài tới giúp cải tiến nghiên cứu và đào tạo hàn lâm của nó. Theo chương trình này, các giáo sư nước ngoài sẽ nhận được lương quãng $160,000 đô la một năm và cả những ưu đãi sống nào đó. Đến giờ, nó đã hấp dẫn quãng 200 giáo sư từ các nước như Mĩ, Nhật Bản và Đức.

Trong khi có một số các giáo sư nước ngoài dạy ở các đại học Trung Quốc, phần lớn dạy ở các trường hàng đầu như Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa, chính phủ mong đợi chương trình này tăng tốc số các giáo sư nước ngoài tham gia vào các đại học khác nữa. Với việc ít đi các vị trí và ngân quĩ nghiên cứu sẵn có ở các đại học nước ngoài tương phản với các đại học Trung Quốc đang được chính phủ tài trợ tốt và tạo khả năng cung cấp các gói sinh lời cho người nước ngoài, kế hoạch này của Trung Quốc có thể kéo nhiều giáo sư nước ngoài di chuyển tới đó.

Khi kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng, nó cần nhiều người quản lí cấp trung và các nhà khoa học để giúp nâng tính cạnh tranh toàn cầu của nó. Trong những năm qua, phần lớn các công ty Trung Quốc đều mất tiền do quản lí kém và không thể cạnh tranh được toàn cầu mà không có hỗ trợ của chính phủ. Một quan chức chính phủ thừa nhận: “Chúng tôi không biết cách làm kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu. Chúng tôi đã làm nhiều chọn lựa kém vì chúng tôi không biết cách cạnh tranh toàn cầu. Chúng tôi phải thay đổi cách chúng tôi nghĩ về cách làm kinh doanh cổ điển không còn có tác dụng nữa. Chúng tôi phải bắt đầu bằng việc giáo dục mới hoàn toàn và tư duy mới.” Mặc cho nhiều nỗ lực và nhiều tiền để cải tiến giáo dục, Trung Quốc đã không cải tiến được mấy. Một khảo cứu của chính phủ để lộ rằng các giáo sư Trung Quốc, những người được đào tạo ở Trung Quốc, không thể cung cấp được những kĩ năng được cần cho thế hệ sinh viên lớn lên với internet và có truy nhập và mọi kiểu thông tin. Một sinh viên ở đại học hàng đầu phàn nàn: “Các giáo sư vẫn mong đợi chúng em ngồi yên tĩnh và nghe bài giảng chán ngán của họ. Chúng em không thể thảo luận cái gì hay bất đồng với giáo sư vì điều đó là bất kính. Họ dạy từ các sách được viết ra từ hai mươi năm trước trong khi công nghệ đang thay đổi hàng tháng. Họ nói về quá khứ nhưng chẳng biết gì về tương lai. Không có mấy điều chúng em có thể học được từ họ nhưng bởi vì họ vẫn kiểm soát số mệnh của chúng em qua các kì thi quốc gia hàng năm cho nên họ vẫn có quyền với chúng em. Nếu chúng em không học thuộc điều họ dạy, chúng em không thể qua được kì thi cho dù điều họ đưa vào các bài thi đã lạc hậu.” Một sinh viên khác nói: “Phần lớn các trường không muốn thay đổi bởi vì họ sợ mất kiểm soát các chức vụ của họ. Họ không muốn thuê giáo sư trẻ những người tiến bộ hơn hay thích ứng với cách dạy mới. Họ chỉ muốn giữ lấy chức vụ uy tín của họ và bám lấy quá khứ của họ vì họ chẳng có gì để cung cấp và tất cả chúng em đều phải chịu đựng vì hệ thống cổ lỗ này.”

Khi các công ty nước ngoài đang chuyển sang Trung Quốc, có thiếu hụt gay gắt những người có thể nói được tiếng Anh. Không có công nhân nói tiếng Anh, nhiều công ty nước ngoài phải đem người riêng của họ vào thay vì thuê người địa phương. Một quan chức chính phủ Trung Quốc nói: “Chúng tôi có thể có được nhiều ích lợi hơn nếu chúng tôi có đủ công nhân có thể trao đổi trong tiếng Anh. Giới hạn về kĩ năng ngôn ngữ là vấn đề số một mà chúng tôi đang đối diện ngày nay.” Vì các trường nhà nước vẫn còn chậm thay đổi và bị hạn chế bởi những chính sách nào đó, nhiều đại học tư đang mở ra ở Trung Quốc. Các đại học này đang cạnh tranh tăng dần với nhau để cải tiến vị thế của họ. Vị thế càng cao, họ càng có thể tuyển nhiều sinh viên cho nên có chương trình đào tạo nước ngoài và sử dụng giáo sư nước ngoài là chiến lược chính để giúp tuyển sinh viên hàng đầu và được thừa nhận từ công chúng. Ngày nay ở Trung Quốc, các đại học tư hàng đầu là trường dùng chương trình đào tạo từ các đại học Mĩ và dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh bởi các giáo sư nước ngoài. Một sinh viên nói: “Điều đó giống như đi học đại học nước ngoài; chương trình của chúng em là từ Mĩ và được dạy bởi các giáo sư Mĩ trong tiếng Anh. Chúng em phải dùng tiếng Anh ở trường, lúc ban đầu chúng em cảm thấy rất không thoải mái nhưng sau vài tháng, chúng em thích điều đó. Nó giúp chúng em kiếm việc tốt hơn và lương tốt hơn, đặc biệt kiếm việc với các công ty nước ngoài rồi đi ra các chỗ nước ngoài.” Ngày nay, các trường dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh đang hấp dẫn nhiều sinh viên hơn nhưng cũng tạo ra lắm oán giận từ các trường địa phương. Một giáo sư địa phương nói: “Kiểu thời thượng bây giờ là vào trường nói tiếng Anh và hành động như người nước ngoài. Bạn không thể đổi làn da của mình, bạn không thể đổi giọng nói của mình, và bạn không thể quên được bạn là ai. Tôi nghĩ trường nói tiếng Anh giống như kiểu cách thời thượng, nó sẽ tàn phai đi sớm thôi.” Bất kể tới tình cảm này, các trường dạy tiếng Anh vẫn lôi kéo nhiều sinh viên hơn, làm ra nhiều tiền hơn vì họ làm dễ dàng hơn cho sinh viên kết nối với cộng đồng quốc tế.

Một quan chức chính phủ nói: “Với toàn cầu hoá, chúng tôi muốn người của chúng tôi làm nhiều kinh doanh hơn với thế giới cho nên học tiếng Anh là điều đúng cần làm. Không gì tốt hơn học với giáo sư nói tiếng Anh. Khi nhiều sinh viên được dạy trong tiếng Anh, công việc của họ có thể được thực hiện trong tiếng Anh mà sẽ giúp cho trường chúng tôi được thừa nhận quốc tế. Chúng tôi ưa thích chấp nhận các chương trình từ các nước ngoài đã phát triển cao, đặc biệt là Mĩ, Đức và Canada. Chúng tôi quan tâm tới việc thu hút các giáo sư chuyên môn trong khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học mà có thể nâng sự phát triển kinh tế của chúng tôi qua phát kiến.”

Một trong những giáo sư nổi tiếng nhất đã tới Trung Quốc gần đây là nhà vi rút học Pháp Luc Montagnier, người đã nhận giải thưởng Nobel năm 2008 về khám phá của ông ấy về H.I.V. Ông ấy tham gia với trường đại học giao thông Thượng Hải năm 2010, nơi ông ấy đã thành lập một viện nghiên cứu. Trong cuộc phỏng vấn với báo chí, ông Montagnier, 78 tuổi, đã giải thích rằng ông ấy không còn làm việc tại đại học ở Pháp vì luật về hưu của nước ông ấy. Ông ấy nói: “Họ bảo tôi rằng tôi quá già không dạy được và buộc tôi về hưu và ở nhà. Tôi nghĩ tôi có thể làm được nhiều cho nên tôi đi tìm chỗ mà có thể sử dụng tài năng của tôi.” Tất nhiên, đại học Trung Quốc "quan tâm tới tình trạng và tính công khai” của “siêu sao hàn lâm” người có thể mang tri thức của họ và danh tiếng của họ vào.

Ngày nay giáo dục cao hơn và nghiên cứu hàn lâm đang trải qua pha quốc tế hoá nhanh chóng nơi các đại học chia sẻ tri thức có giá trị với nhau. Ngày càng nhiều đại học đang trao đổi giáo trình, chương trình đào tạo và giáo sư hơn bao giờ trước đây. Ý tưởng là khi mọi đại học chia sẻ các chương trình đào tạo tương tự và chuẩn hoá kiểm tra để làm cho sinh viên đủ tư cách, sinh viên có thể làm việc ở bất kì đâu họ muốn trong thế giới toàn cầu này.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com