Giáo dục trong xã hội tri thức/1
Khi sinh viên đến lúc đi tìm việc, mọi người đều lưu ý về tình trạng kinh tế, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Dường như là tình hình tài chính sẽ không cải thiện ít nhất trong vài năm và tìm việc đối với sinh viên mới tốt nghiệp sẽ là không thể được khi các công ti vẫn đang giảm việc và đẩy nhiều người vào thất nghiệp. Phần lớn việc trong tài chính, ngân hàng, thương mại và kinh doanh sẽ phải mất nhiều năm để phục hồi nhưng có nhiều việc vẫn sẵn có trong “Công nghiệp tri thức” và tôi tin việc chuẩn bị cho sinh viên về những nghề này nên là ưu tiên cao nhất bởi vì không có hướng dẫn và chỉ đường đúng, chúng ta có thể mất cả thế hệ những người có thể xây dựng nền kinh tế thịnh vượng. Chúng ta hãy nhìn vào một số khu vực kinh tế chính trong mối quan hệ tới việc làm cho giới trẻ:
Khu vực chính như nông nghiệp đã mất đi tầm quan trọng của nó vì nó không cung cấp nhiều mấy theo khía cạnh việc làm. Khu vực thứ hai đại diện cho sản xuất công nghiệp đang suy giảm nhanh chóng bởi vì nhu cầu thấp do khủng hoảng tài chính và cạnh tranh cao từ các nước đã công nghiệp hoá khác. Bằng cách nào đó, nhiều nước đang phát triển vẫn đầu tư mạnh vào khu vực này mà không hiểu rõ ràng về các xu hướng toàn cầu hoá. Điều có thể được xây dựng ra có lẽ đã được xây dựng bởi các nước khác với giá rẻ hơn nhiều và chất lượng tốt hơn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan đã tập trung vào công nghiệp hoá nền kinh tế của họ trong nhiều năm. Thay vì đầu tư vào khu vực công nghiệp, điều yêu cầu số tiền khá lớn để xây dựng nhà máy và máy móc, có thể mất nhiều năm thực hiện rồi mới nhận ra rằng các đối thủ cạnh tranh đã nắm giữ thị trường, chúng ta phải nhìn vào khu vực thứ ba vốn là khu vực công nghệ cao và dịch vụ, một thị trường còn tương đối mới và rộng mở. Để nhanh chóng bắt kịp với xu hướng toàn cầu này, chúng ta phải tập trung nỗ lực và đầu tư của mình vào giáo dục và đào tạo trong khu vực này.
Nền kinh tế phát triển đầy đủ trong “Xã hội tri thức” có nhu cầu cực lớn về phạm vi rộng các kĩ năng chuyên môn, điều yêu cầu huấn luyện chất lượng cao. Vì những kĩ năng này còn phát triển và thay đổi thêm nữa với nhịp độ nhanh do việc thay đổi công nghệ nhanh, việc huấn luyện phải linh hoạt để bắt kịp với nhu cầu công nghiệp về cả đào tạo sinh viên đại học và huấn luyện lại cho người lớn đang làm việc. Loại huấn luyện này yêu cầu tư duy mới, cách tiếp cận mới, phương pháp dạy mới. Nếu thực hiện đúng, nó có thể giúp tránh tỉ lệ thanh niên thất nghiệp cao hơn và duy trì chất lượng cao của lực lượng lao động làm tài sản cạnh tranh cho quốc gia. Bằng chứng này có thể thấy được trong dữ liệu thống kê về thất nghiệp ở nhiều nước đã phát triển như Mĩ và châu Âu. Các nước như Đức, Áo và Thuỵ Sĩ đã áp dụng khái niệm này thành công và thất nghiệp của họ thấp hơn nhiều so với Pháp, Bỉ, Italy và Tây Ban Nha.
Ở các nước như Pháp, Bỉ, Hi Lạp và Italy, giáo dục chung đại diện cho một kiểu duy nhất là giáo dục chính thức với thi cử và bằng cấp được chính phủ ban hành và được các nhà tuyển dụng chấp nhận. Trong trường hợp này, phần lớn sinh viên học đại học với mong đợi được lợi trong cơ hội có việc làm. Khái niệm này tạo ra khá nhiều vấn đề cho hệ thống giáo dục như: a) Cạnh tranh mạnh trong việc được vào đại học, b) Tỉ lệ bỏ học cao với những người không thể học được, c) Thể chế giáo dục trở thành độc quyền và không có khuyến khích thay đổi, d) Đào tạo chỉ dành riêng về “tri thức hàn lâm”, được cộng đồng hàn lâm tạo ra thường loại ra ngoài tri thức và kĩ năng mà công nghiệp cần. Do đó nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc họ đã mong đợi và đối diện với vấn đề thất nghiệp. Các nước có số lớn thanh niên thất nghiệp mà không có viễn cảnh về tương lai thường có tỉ lệ tội ác rất cao và nhiều vấn đề xã hội. Sinh viên bỏ học không có phương án thay thế để xây dựng tương lai tốt hơn cũng có xu hướng tham gia vào thương mại bất hợp pháp hay tham gia vào tội phạm. Chung cuộc thị trường lao động được đặc trưng bởi thất nghiệp cao đối với nhiều sinh viên, trong khi công nghiệp lại thiếu công nhân có kĩ năng để phát triển. Trong cạnh tranh cao của toàn cầu hoá, có việc mất cơ hội cực kì lớn cả ở mức cá nhân và mức quốc gia và không có lực lượng lao động có kĩ năng để xây dựng nền kinh tế mới, một số nước sẽ bị tụt hậu với nghèo nàn lớn và tỉ lệ tội phạm cao.
Vấn đề chính nảy sinh từ sự kiện này là nền giáo dục chung thường chỉ hướng tới việc vào đại học của nhà nước, trong khi đại đa số thanh niên lại không vươn tới được điều đó và cần việc đào tạo khác như hướng nghiệp hay những kĩ năng thực hành nào đó để sống. Nhiều nỗ lực cải cách từ bên trong hệ thống giáo dục ở Pháp, Italy, Hi Lạp để vượt qua xu hướng hàn lâm, điều không phản ánh cấu trúc thực tại của nền kinh tế, đã thất bại. Ngay cả ngày nay, truyền thống hàn lâm vẫn còn tồn tại và từ chối chấp nhận thực tế của thời đại thay đổi. Trong khi đó, Đức, Áo và các nước Scandinavia cũng có hệ thống hàn lâm mạnh tương tự như Pháp, Italy và cũng có nhiều nỗ lực thất bại trong quá khứ, đã học được bài học của họ. Vào đầu những năm 1980 khi công nghiệp bày tỏ nhu cầu của mình, chính phủ bắt đầu kiểm điểm lại chức năng giáo dục để tạo ra công nhân có kĩ năng cao cho công nghiệp. Họ đã tạo ra hệ thống giáo dục dựa trên cộng tác giữa công nghiệp và đại học tư và động viên đại học đưa ra những chương trình đào tạo tốt hơn. Nền giáo dục mới này có tác dụng rất lớn tới toàn thể cấu trúc kinh tế của nó và đã tiến hoá thành hệ thống giáo dục thiết kế tốt, có thể được tích hợp lại vào trong hệ thống giáo dục chung.
Như đã nhắc tới ở trên, không phải mọi người đều có thể được vào đại học và thậm chí khi vào rồi, một số sẽ bỏ học. “Đào tạo hàn lâm” trong nhiều trường nhà nước không phản ánh nhu cầu của công nghiệp hay đáp ứng cho nền kinh tế. Do đó, hệ thống giáo dục mới yêu cầu công nghiệp đưa ra định nghĩa rõ ràng về mô tả việc trong những lĩnh vực riêng. Đây là tiền điều kiện cho việc tổ chức đào tạo có liên quan, cho việc tư vấn việc làm và cách đo của chính phủ để cân đối giữa cầu và cung. Ở Đức, có đại thể 380 mô tả việc được nhóm lại trong 13 lĩnh vực. Do thay đổi nhanh chóng qua toàn cầu hoá và canh tân công nghệ, những định nghĩa việc này sẽ được xem xét lại cứ sau vài năm bởi các uỷ ban liên hợp của chính phủ và công nghiệp. Mô tả việc mô tả các hoạt động chính và năng lực cần thiết cho lĩnh vực đặc thù. Chúng là điểm bắt đầu cho đào tạo qua hệ thống giáo dục mới. Chẳng hạn, trong lĩnh vực phần mềm, mô tả việc “Người lập trình mức đưa vào” yêu cầu tri thức nào đó về ngôn ngữ lập trình, hệ thống tính toán, qui trình phần mềm, và kĩ thuật kiểm thử, trong đó sinh viên không phải theo học đại học bốn năm mà chỉ cần cao đẳng hai năm hay trường hướng nghiệp. Để thúc đẩy việc sử dụng thanh niên, hệ thống giáo dục mới áp dụng phương pháp “Học qua Hành” bằng việc tổ hợp hai môi trường học tập: trường học và công nghiệp. Về căn bản, sinh viên tham dự trường trong 2 ngày một tuần và dành 3 ngày khác trong tuần để làm việc áp dụng điều đã học vào công ti phần mềm như một sinh viên “Co-op” (cùng làm). Họ nhận lương trong thời kì “Co-op” và sau khi hoàn thành việc huấn luyện sinh viên thường được nhận vào làm ở công ti đó. Kiểu huấn luyện này có tác dụng tốt cho một số loại việc nào đó nơi sinh viên học các tri thức kĩ thuật cơ bản, tính toán toán học hay lập trình. Vì chương trình huấn luyện dựa trên mô tả việc, được công nghiệp mô tả, sinh viên không để thời gian học tri thức hàn lâm mà tập trung vào điều họ phải học trong môi trường làm việc thực. Tôi đã tới thăm vài công ti ở Đức và ở các nước Scandinavian và thấy rằng hệ thống giáo dục này đã có tác dụng rất tốt. Trong công nghiệp, có những trang thiết bị có liên quan, có các qui trình tính toán và qui trình công việc được xác định rõ cho sinh viên dùng và có năng suất. Trong thời kì huấn luyện ba năm (về trung bình, tuỳ theo lĩnh vực), sinh viên hay người tham gia huấn luyện “Co-Op” được dần dần tích hợp vào trong qui trình công việc. Với đóng góp của họ, họ nhận được thù lao hàng tháng quãng một nửa của nhân viên làm việc toàn thời (xấp xỉ $ 700) và công ti cũng nhận được khuyến khích thuế của chính phủ để thuê những sinh viên này. Tôi cũng thấy rằng các công ti lớn đều có nhiều lĩnh vực huấn luyện và có thể thuê hàng nghìn sinh viên “Co-Op” nơi các công ti nhỏ hơn có thể không ở vị trí đưa ra được miền đầy đủ các cơ hội huấn luyện trong lĩnh vực tương ứng. Tất cả các sinh viên Co-Op đều nhận được việc huấn luyện thực hành tại công ti qua “Thầy huấn luyện”, các giáo viên đặc biệt có trải qua giáo dục đặc biệt thêm trước khi được mang danh hiệu để huấn luyện thanh niên. Chất lượng của họ và toàn thể các qui trình được điều phối bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp hay các đại diện công nghiệp có trách nhiệm khác. Ở các công ti nhỏ hơn, người chủ và người quản lí rất thường là thầy huấn luyện cho họ. Việc huấn luyện kết thúc bằng hai kì thi, một kì do trường 2 năm tổ chức, kì kia do công nghiệp tổ chức. Việc qua được các kì thi này sẽ cho sinh viên Chứng chỉ được tất cả các nhà tuyển dụng tiềm năng thừa nhận. Vì chương trình giáo dục này đã được thiết lập từ đầu những năm 1990, số thanh niên có việc đã tăng lên rất nhiều. Phần lớn các công ti đều hài lòng có công nhân có kĩ năng cho ngành công nghiệp của họ bởi vì họ dựa trên sự kiện là kinh nghiệm việc đã có rồi, và rằng họ đã biết các sinh viên này đủ để thuê họ dựa trên hiệu năng của họ. Tất nhiên, công nhân trẻ có kĩ năng được tự do tìm việc trong các công ti khác nếu người đó muốn vậy.
Một chương trình tương tự cũng được thiết lập với sinh viên đại học dựa trên mô tả việc. Phần lớn các đại học tư đều đã thích nghi các giáo trình đào tạo rất linh hoạt dựa trên nhu cầu công nghiệp. Trong lĩnh vực phần mềm, mô tả việc “Người phân tích phần mềm mức đưa vào” yêu cầu tri thức nào đó về vòng đời phần mềm, phương pháp, và công cụ cũng như tri thức kĩ thuật về phân tích, kiến trúc, thiết kế, xây dựng và trắc nghiệm hệ thống phần mềm. Trong trường hợp này, sinh viên về căn bản đăng kí học toàn thời trong đại học trong 9 tháng và dành 3 tháng làm việc như “người tập sự” trong công ti phần mềm. Họ nhận lương trong thời kì tập sự và thường trong năm cuối, trước khi tốt nghiệp họ phải làm việc ở dự án “Capstone” được công ti phần mềm chỉ đạo để trắc nghiệm kĩ năng và tri thức của họ. Bằng cộng tác sớm với công nghiệp phần mềm, sinh viên biết điều gì là cần và tập trung việc học hành của họ vào những miền nào đó. Sinh viên trong đại học có nhiều chọn lựa hướng dẫn nghề nghiệp của họ hơn là chương trình 2 năm. Họ học một số các môn học bắt buộc nhưng có nhiều chọn lựa về các môn tuỳ chọn, tuỳ theo điều họ muốn tập trung vào.
Ngày nay, vẫn có nhiều tranh cãi giữa trường tư và trường nhà nước về chủ định, mục đích và sứ mệnh của hệ thống giáo dục mới, nơi mà người giáo dục phải giáo dục “tri thức thuần tuý về con người” hay “tri thức công nghiệp riêng cho công nhân” nhưng sự kiện là với hệ thống giáo dục mới, số thanh niên có việc làm quãng 30% tốt hơn hệ thống giáo dục chung. Sẽ phải mất vài năm để thu thập đủ dữ liệu cho một nghiên cứu tốt cho kết quả kết luận nhưng chúng ta cũng có thể dùng blog ngắn này như điểm bắt đầu cho thảo luận của chúng ta về “xã hội tri thức.” Tất nhiên, chúng ta không thể giải quyết được mọi vấn đề và có nhiều vấn đề, nhưng tôi tin sự cộng tác giữa công nghiệp và thể chế giáo dục là bước đầu tiên để cải tiến hệ thống giáo dục hiện thời. Có lực lượng lao động có kĩ năng cao để xây dựng nền kinh tế của mình sẽ cho phép chúng ta tham gia tích cực vào xã hội tri thức thay vì là người quan sát từ bên ngoài.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com