Giáo dục trong xã hội tri thức
Trong xã hội, giáo dục là nhân tố quan trọng nhất nhưng hệ thống giáo dục hiện thời lại dựa trên các phương pháp và quan niệm lỗi thời bị bắt rễ sâu từ thời trung cổ. Ngay cả khi giáo viên nhận ra rằng việc truyền thụ tri thức bằng đọc bài giảng và phân sách cho đọc không còn là cách tốt nhất, họ vẫn không biết phải làm gì khác, cho nên họ tiếp tục dạy theo cách này. Khi học sinh phải ngồi hàng giờ trong lớp, nghe nhiều bài giảng, họ phát chán và đôi khi có hành vi không đúng thì họ bị khép kỉ luật. Điều này sẽ làm cho một số người trong họ sợ trường học và cuối cùng sợ việc học.
Ngày nay xã hội đang phức tạp lên hơn với nhiều thứ đáng quan tâm trong cuộc sống của học sinh đại học nhưng hệ thống đại học lại không có khả năng được điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi này, ít nhất thì cũng chưa. Không có cải tiến theo nhu cầu hiện thời, giáo dục không đạt tới mục đích và mục tiêu của nó về việc giáo dục cho học sinh trở thành người lớn, người có thể nghĩ về bản thân mình và xác định nghề nào họ có thể theo đuổi. Về mặt truyền thống, giáo dục được coi là quá trình qua đó tri thức hàn lâm nào đó được truyền cho học sinh bởi các giáo viên được huấn luyện tốt. Trường học là nơi việc học chính thức xảy ra và học sinh được nhóm lại dựa theo khả năng của họ để thi đỗ các kì thi. Điều đó có thể là ý tưởng hợp lí nhưng chúng ta có nghĩ về liệu việc tạo ra các kì thi để đánh giá học sinh là mục đích của giáo dục không? Với xã hội tri thức, tri thức phải được đánh giá bởi người dùng tri thức đó, bởi người có thể được ích lợi bởi tri thức đó, bởi công nghiệp hay bởi xã hội? Trường học có nên tập trung vào việc học và dạy nhưng không kiểm tra và so sánh? Tại sao chúng ta so sánh và dạy học sinh cạnh tranh chiếm đầu lớp? Nếu mọi người đều cạnh tranh để là số một thế thì ai sẽ là người số hai? Chúng ta có định loại bỏ các học sinh dựa trên hệ thống xếp hạng không? Khi học sinh không làm tốt bài thi, họ tin rằng họ đã thất bại; họ trở nên bị chán nản và thậm chí còn bỏ học. Họ có thực sự thất bại hay hệ thống giáo dục đã làm cho họ thất bại? Cách thức dùng bài thi để chọn học sinh giỏi bắt rễ sâu trong thời các triều đại vua chúa nơi học sinh đỗ được ban cho chức vụ nào đó và nơi có rất ít chức vụ được vua ban cho. Thời đó đã qua lâu rồi. Ngày nay đại học phải tập trung vào việc huấn luyện nhiều người có giáo dục để xây dựng xã hội, để theo kịp xu hướng toàn cầu, và việc bị loại bỏ bởi thi cử không phải là giải pháp tốt nhất. Là một giáo sư, tôi thấy rằng trong mọi đại học, có nhóm nhỏ các sinh viên trưởng thành; họ biết điều họ muốn học cũng như mục đích của họ, cho nên giáo viên chỉ phải dành nỗ lực tối thiểu để hướng dẫn họ vì họ tiến rất nhiều theo cách của mình. Có nhóm lớn các học sinh cần giúp đỡ, một số có thể không biết tại sao họ ở đó, một số bị lẫn lộn, một số còn chưa đủ trưởng thành, và một số có thể không có kĩ năng đúng, ít nhất cũng chưa có. Điều này nên là sự tập trung của mọi giáo viên để giúp họ thành công trong việc thu được giáo dục và do vậy họ có thể đóng góp cho việc phát triển đất nước.
Với cách mạng thông tin, ngày nay sinh viên đại học bị bão hoà bởi thông tin từ báo chí, ti vi, phim ảnh, sách vở, internet, trò chơi và phòng chat và họ quả biết nhiều, nhiều hơn trước đây, cho nên tại sao tất cả họ phải học cùng tài liệu và không cho phép họ chọn điều họ muốn học về nghề nghiệp của mình? Giáo viên có nên giúp họ hình dung ra cách làm mọi thứ mà họ thực tế muốn làm không? Nếu giáo viên dành thời gian giúp học sinh áp dụng tri thức bằng việc thực hành thay vì ghi nhớ thì chúng ta đã làm được tiến bộ rồi. Không ai đã bao giờ nhớ được mọi điều họ ghi nhớ vài ngày trước kì thi cho nên sao lại làm điều đó? Bằng việc thực hành tri thức, họ học các kĩ năng và thực tế biết cách thực hiện và đó chẳng phải là điều học tập tất cả là gì đấy sao? Học sinh phải có tri thức và kĩ năng để thực hiện mọi thứ ích lợi cho họ trong nghề nghiệp và trong cuộc sống của họ nhưng việc phát triển những kĩ năng thực hành này đã không phải là xem xét chính của cộng đồng hàn lâm. Có phải đó là vì các giáo viên không biết cách áp dụng nó không? (Họ đã bao giờ làm việc bên ngoài lĩnh vực hàn lâm chưa?) hay đó là vì các giáo viên quá bận rộn? (Tiến hành nghiên cứu và viết bài báo để xuất bản trong các tạp chí hàn lâm) “Các kĩ năng thực hành” có nên được dạy như sự tập trung chính trong đại học thay vì chương trình hàn lâm hiện thời không? Với các tri thức thực hành, tôi ngụ ý kĩ năng đang được xã hội yêu cầu cao, không phải là tri thức thuần tuý hàn lâm chẳng liên quan gì tới điều xã hội cần. Tôi tin học sinh học tốt nhất khi họ theo đuổi mục đích mà họ thực sự quan tâm tới. Học sinh sẽ dành nhiều nỗ lực hơn để đạt tới mục tiêu của họ cho nên việc hướng nghề phải là nhân tố chính trong việc dạy và học tại mức đại học. Giáo dục phải là cuộc hành trình không chấm dứt bởi bằng cấp mà phải là học cả đời để cho bạn biết mình đang ở đâu trên cuộc hành trình, bạn cần gì, chướng ngại nào, và làm sao vượt qua, là những điều bản chất mà giáo viên có thể hướng dẫn.
Ngày nay trong cả các nước đã phát triển và đang phát triển, mức độ không thoả mãn với hệ thống giáo dục truyền thống đều cao. Có nhiều cuộc tranh cãi về thất bại của trường học, về thất bại của điểm kiểm tra, và về giáo dục lạc hậu. Đa dạng giải pháp đã được thảo luận nhưng dường như là không có sự đồng ý nào được đạt tới. Rõ ràng, hệ thống giáo dục đại học hiện thời đang bị thách thức bởi vì nó được tổ chức quanh ý tưởng của ngày hôm qua, nhu cầu của ngày hôm qua, và phương pháp của ngày hôm qua. Xét cách tiếp cận lớp học thông thường nhất: một giáo viên đứng trước hàng trăm học sinh cố gắng làm cho từng người học cùng một điều, ở cùng một chỗ, vào cùng một lúc. Cách tiếp cận này có ưu điểm là tương đối dễ dàng nhưng nó không có tác dụng bởi vì ngày nay học sinh không là hệt như học sinh ngày hôm qua. Điều họ muốn biết, họ có thể tìm thấy qua nhiều kênh như báo chí, ti vi, từ bạn bè, sách vở, phim ảnh, internet, phòng chat, v.v. Cho nên họ không cần nhiều bài giảng nhưng họ cần nhiều hướng dẫn để áp dụng chúng, để dùng chúng cho nghề nghiệp của mình, và trở thành người đóng góp cho ích lợi của xã hội. Tôi tin hướng dẫn đúng là mục đích tối thượng của giáo dục và là sứ mệnh của mọi giáo viên.
Tôi ngụ ý gì bởi hướng dẫn đúng? Chúng ta hãy nhìn vào tình huống trong nhiều đại học ngày nay. Bất kể bạn sống ở đâu, ở Mĩ, châu Âu hay châu Á, bạn đều thấy rằng nhiều hệ thống giáo dục cấp ba (đại học hay cao đẳng) đang trên bờ phá sản bởi vì học sinh từ chối học, bỏ trường, dùng ma tuý, hay lấy việc tìm thú vui là mục đích của họ. Tại sao học sinh không muốn học? Bởi vì trường học không dạy họ điều họ quan tâm mà buộc họ học điều giới hàn lâm tin là tri thức đúng. Huấn luyện đại học nên mở ra nhiều chọn lựa, nhiều đa dạng để cho nếu học sinh muốn học toán, chúng ta nên dạy họ về toán. Nếu học sinh muốn học âm nhạc thì cho phép họ học âm nhạc bởi vì nếu chúng ta để họ chọn điều họ muốn học, nơi họ muốn tới, nghề nào họ muốn đạt tới và hướng dẫn đúng cho họ, họ sẽ chọn tốt và tạo ra xã hội tri thức đa dạng.
Sứ mệnh của giáo viên nên là giúp đỡ cho học sinh hình dung ra họ thực tế muốn làm cái gì trong nghề nghiệp cả đời của họ. Là giáo viên, chúng ta phải bác bỏ ý tưởng rằng cái gì đó là đáng biết cho dù bạn chưa bao giờ làm gì với nó. Không ai nhớ những điều chẳng phục vụ cho mục đích nào cho nên tại sao làm cho họ phải học điều gì đó họ không thích? Bằng việc tìm ra tại sao một số học sinh muốn học cái gì đó trước khi bạn dạy nó sẽ là cách tốt hơn điều bạn nghĩ họ phải biết. Học sinh phải phấn đấu vì những ý tưởng cao hơn mục đích vật chất nào đó như làm nhiều tiền. Dùng lợi nhuận để động viên học sinh học tập không phải là mục đích của giáo dục và không nên được cổ vũ. Mục đích của giáo dục là để giúp cho học sinh nghĩ về bản thân họ, hiểu nhu cầu của xã hội, nhận biết về xu hướng toàn cầu, mở rộng tri thức và kĩ năng của họ, và đóng góp cho ích lợi chung của xã hội. Họ phải học về các nghĩa vụ tinh thần như kính trọng cha mẹ, giáo viên, người già, cũng như các nguyên tắc của tính nhân văn, sự ngay thẳng, và trở thành người công dân tốt. Nếu học sinh thực sự học kĩ những điều này, nhân cách của họ dứt khoát sẽ là toàn thể và đó là mục đích tối thượng của giáo dục, có kĩ năng cần thiết để xây dựng xã hội tri thức, bảo vệ thực sự đất nước trong việc toàn cầu hoá và trong thế giới cạnh tranh cao độ này.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com