Giáo dục công nghệ

Một người bạn cũ viết cho tôi: "Tôi biết rằng giáo dục công nghệ là tốt nhưng nước chúng ta nghèo. Chúng ta không thể cạnh tranh được với các nước khác như Ấn Độ và Trung Quốc về công nghệ nhưng phải vẫn còn trong nông nghiệp để sống còn. Chúng ta phải tập trung nhiều vào giáo dục nông nghiệp hơn đào tạo công nghệ. Có lẽ bạn cũng biết một câu ngạn ngữ cổ nói rằng: “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ.” Xã hội nông nghiệp là cách sống của chúng ta và chúng ta phải vẫn còn theo cách đó.”

Vì tôi biết bạn tôi là người có cảm nghĩ luyến tiếc quá khứ nên tôi viết thư trả lời anh ấy và chia sẻ quan điểm của tôi với bạn:

Trong hàng nghìn năm, nước ta đã là xã hội nông nghiệp và lương thực là khía cạnh quan trọng của cuộc sống chúng ta. Tuy nhiên, câu ngạn ngữ cổ cũng nói rằng là một dân tộc, chúng ta rất “thực chứng” và có thể điều chỉnh nhanh chóng khi mọi sự thay đổi. Ngày nay mọi thứ đã thay đổi khi toàn thể thế giới đã thay đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và từ công nghiệp sang công nghệ. Xã hội không coi trọng giáo dục công nghệ không thể tạo ra tiến bộ được. Xã hội không thể tạo ra tiến bộ thì không thể phát triển mạnh hơn và không có khả năng cạnh tranh. Xã hội không thể cạnh tranh được sẽ không tồn tại. Chìa khoá để sống còn trong thế giới toàn cầu hoá này là chúng ta phải có tính cạnh tranh. Tất nhiên đây là “cảm giác không thoải mái” cho một số người nhưng chúng ta không thể dừng tiến bộ được. Chúng ta KHÔNG thể áp dụng tư duy cảm nghĩ nông nghiệp cho thế giới toàn cầu hoá. Ngược lại, tôi tin bằng việc có giáo dục công nghệ chúng ta có thể áp dụng đúng các phương pháp khoa học vào nông nghiệp để làm tăng thêm nhiều lúa, lúa tốt hơn, có đủ lương thực để nuôi người của chúng ta, và cũng để xuất khẩu và cạnh tranh với các nước khác cũng trồng lúa. Tuy nhiên chúng ta phải không chỉ tập trung vào nông nghiệp mà phải tiếp tục tiến bộ của chúng ta vào các khu vực khác.

Nước ta bao giờ cũng phải cạnh tranh để sống còn trong hàng nghìn năm nhưng chúng ta bao giờ cũng cạnh tranh về quân sự. Điều đó đang thay đổi bởi vì ngày nay chúng ta phải học cạnh tranh trong kinh tế, trong kinh doanh, và trên hết, trong tri thức và kĩ năng. Chẳng hạn, người nông dân trồng lúa kiếm quãng $ 600 một năm, một kĩ sư phần mềm mới tốt nghiệp làm ra $12000 một năm - gấp nhiều lần người nông dân. Câu hỏi của tôi là bao nhiêu thanh niên muốn là nông dân và bao nhiêu muốn là kĩ sư phần mềm? Ngày nay, Ấn Độ và Trung Quốc đã tạo ra hàng triệu kĩ sư hàng năm và nhiều người trong số họ đang làm việc vất vả tạo cho nước họ ưu thế cạnh tranh. Các nước khác như Philippines, Malaysia, và Thailand đang làm cùng điều đó cho nên chúng ta không thể bằng lòng chỉ ở trong mỗi một mình nông nghiệp. Nếu chúng ta KHÔNG tạo ra tiến bộ, chúng ta không “vẫn còn như cũ" đâu mà tụt hậu khi các nước khác tiến lên trước. Chẳng hạn, công nghiệp ô tô bắt đầu ở Mĩ và Mĩ đã chi phối công nghiệp ô tô trong hơn 80 năm nhưng tự mãn và cảm nghĩ “vẫn còn như cũ” đã làm thay đổi nó. Ngày nay Mĩ không còn chi phối công nghiệp ô tô nữa. Nhật Bản và Hàn Quốc bây giờ chi phối ngành công nghiệp này nhưng các nước khác cũng đi nhanh để cạnh tranh với họ. Câu hỏi của tôi là cái gì sẽ là tiếp theo? Công nghiệp phần mềm đã bắt đầu ở Mĩ và Mĩ đã chi phối ngành công nghiệp này trên toàn thế giới trong 30 năm nhưng ngày nay, khi Trung Quốc và Ấn Độ đang làm tiến bộ nhanh chóng cho nên điều đáng quan tâm là xem cái gì sẽ xảy ra.

Theo ý kiến tôi, phần mềm là thị trường dễ bị mất bởi vì dễ đi vào kinh doanh phần mềm. Ngành công nghiệp này không yêu cầu đầu tư hay vốn lớn khi so với ngành công nghiệp ô tô. Bất kì ai với máy tính nhỏ cũng có thể bắt đầu một công ty và bất kì nước nào sẵn lòng đầu tư vào giáo dục phần mềm cũng đều có thể tạo ra công nghiệp phần mềm – tôi tin cạnh tranh trong công nghiệp này không khó lắm. Chẳng hạn, khi Bill Gates bắt đầu Microsoft, ông ấy đã làm nó với $ 50,000 vay từ bố mình và làm nó phát triển thành công ty vài tỉ đô la. Narayana Murthy đã bắt đầu Infosys với $ 250 để xây dựng một trong những công ty phần mềm lớn nhất ở Ấn Độ. Ts. Liu Jiren, một giáo sư ở Đại học Đông Bắc Trung Quốc, đã bắt đầu công ty của mình bằng việc bán chiếc xe đạp riêng lấy $ 20 để tạo ra Neusoft, công ty phần mềm lớn nhất ở Trung Quốc. Ngày nay, Microsoft, Infosys và Neusoft đều là những người khổng lồ trong ngành công nghiệp này, sử dụng hàng trăm nghìn công nhân và đem lại thịnh vượng lớn cho nền kinh tế của họ. Điều gì xảy ra nếu Bill Gates tiếp tục học tập của mình ở Harvard và trở thành một luật sư? Điều gì xảy ra nếu Narayana Murthy vẫn ở công ty Patni như một người quản trị văn phòng? Điều gì xảy ra nếu Ts. Liu Jiren tiếp tục dạy khoa học máy tính tại Đại học Đông Bắc?

Trong bữa trưa cùng với Narayana Murthy ở nhà ông ấy tại Bangalore vài năm trước, ông ấy bảo tôi: “Khi tôi bắt đầu Infosys năm 1981, tôi không có tiền nhưng có nhiều hi vọng bởi vì tôi tin rằng phần mềm sẽ trở nên rất lớn cho Ấn Độ. Tôi đã rất may mắn rằng vợ tôi đã đồng ý với tôi và cô ấy đã bán đồ nữ trang cô ấy có như của hồi môn đám cưới để được $ 1000 rupee ($ 250 đô la) cho nên chúng tôi có thể mua một máy tính cá nhân cũ và bắt đầu công ty.” Lần đầu tiên, tôi đã gặp Ts. Liu Jiren trong văn phòng của ông ấy ở Neusoft năm 2004; tôi để ý chiếc xe đạp rất cũ ngay cạnh chiếc bàn hiện đại của ông ấy. Ông ấy giải thích cho tôi rằng khi ông ấy là giáo sư, ông ấy và bạn bè đã viết một ứng dụng phần mềm cho một công ty nhỏ trong thành phố và họ cho ông ấy chiếc xe đạp này để đổi lại. Vào lúc đó, có xe đạp là điều lớn bởi vì đó là phương tiện giao thông duy nhất cho hầu hết mọi người vì họ vẫn còn rất nghèo. Ông ấy phải dùng chung chiếc xe này với sáu người khác trong gia đình mình nhưng ông ấy có tầm nhìn về công nghệ và cách nó có thể cải tiến nền kinh tế. Vì ông ấy không thể thuyết phục được bất kì ai cho ông ấy vay tiền, ông ấy phải “cầm” chiếc xe đạp đó để lấy $20 để mua modem nối máy tính đại học với mạng để cho ông ấy có thể viết phần mềm cho khách hàng ở thành phố khác. Khi ông ấy làm được đủ tiền và bắt đầu Neusoft, ông ấy chuộc lại chiếc xe đạp và giữ nó trong văn phòng như lời nhắc nhở về thời đó.

Điều Bill Gates, Narayana Murthy và Liu Jiren có chung là niềm tin mạnh mẽ vào công nghệ và tầm nhìn rằng công nghệ sẽ tạo ra khác biệt. Họ cũng tin vào đầu tư trong giáo dục công nghệ như điều tốt nhất họ có thể làm. Bill Gates dành số tiền lớn của mình cho mục đích giáo dục và Toà nhà Bill Gates ở Carnegie Mellon University là một ví dụ. Narayana Murthy đã tạo ra Infosys University để huấn luyện các công nhân Infosys. Ts. Liu Jiren thành lập Neusoft University có trụ sở ở nhiều thành phố lớn trên toàn Trung Quốc để giáo dục thanh niên về phần mềm.

Tôi tin giáo dục công nghệ là một điều quan trọng và nó phải không chỉ cho thanh niên, cho sinh viên mà cho mọi người. Tôi tin rằng xã hội thành công nhất trong năm hay mười năm tới sẽ là xã hội nơi giáo dục được đánh giá cao và mọi người có khả năng học sẽ tiếp tục học những điều mới. Thành công trong Thời đại thông tin sẽ được xác định KHÔNG phải bởi điều mọi người đã biết mà bởi khả năng của họ để điều chỉnh với những thay đổi và học điều mới. Là sinh viên, bạn phải ra quyết định có ý thức để trở thành người học cả đời. ĐỪNG cho phép bản thân mình trở thành người rời bỏ học tập. Cơ hội sẽ tới với những cá nhân có năng lực thích ứng và linh hoạt. Là sinh viên, bạn phải học gia tăng giá trị cho xã hội chúng ta và đóng góp nhiều hơn vào xây dựng đất nước chúng ta hùng mạnh. Tri thức và kĩ năng mới thêm nhiều giá trị cho bạn cho nên bạn có thể có tính cạnh tranh. Bạn phải nghĩ về loại người bạn muốn trở thành. Tôi được thuyết phục rằng “các Bill Gates tương lai” sẽ KHÔNG ở Mĩ mà ở đâu đó khác. Nó có thể là ở Trung Quốc, nó có thể là ở Ấn Độ, và nó có thể là ở Việt Nam. Bạn có phải là loại người đó không? Bạn có sẵn lòng trở thành người đó không?

Chúng ta có nhiều việc học tập phía trước mình. Không ai trong chúng ta có thể làm nó một mình được, nhưng nó có thể được làm. Và tôi muốn biện minh rằng nó phải được làm.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com