Giáo dục STEM/1
Mặc dầu đại học KHÔNG dành cho mọi người, một số có thể vào trường hướng nghề thì tốt hơn, nhưng trong thời đại thông tin này, giáo dục đại học không còn là điều xa hoa mà là sự cần thiết, đặc biệt trong lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM). Ngày nay giáo dục đại học là bản chất cho sự mạnh khoẻ của xã hội. Nền Kinh tế toàn cầu đòi hỏi rằng công nhân phải có tri thức và kĩ năng nào đó nếu họ muốn có chuẩn sống khá. Thị trường việc làm cũng yêu cầu công nhân phải có cả tri thức kĩ thuật và khả năng thích ứng với công nghệ thay đổi nhanh chóng. Điều đó nghĩa là Kĩ năng kĩ thuật chỉ là bước đầu tiên nhưng công nhân cũng phải có Thái độ học tập cả đời để bắt kịp với nhu cầu thị trường.
Tuy nhiên ở các nước đang phát triển, nhấn mạnh vào giáo dục tốt, đặc biệt trong lĩnh vực STEM, vẫn bị giới hạn. Nhiều hệ thống giáo dục qua chậm thay đổi. Mặc dầu mọi người đều đồng ý rằng giáo dục thực hành là quan trọng nhưng sinh viên vẫn được dạy "phương pháp cũ" nhấn mạnh vào ghi nhớ thay vì phát triển kĩ năng để giải quyết vấn đề. Sinh viên phải biết nhiều lí thuyết để qua các kì thi, nhưng ít người biết cách áp dụng tri thức của họ vào công việc thực. Trong nhiều năm, những người hàn lâm đã tranh luận về mục đích của giáo dục mà không có kết luận. Giáo dục có thể là "sự nghiệp cao quí" hay "lí tưởng cao" nhưng nó phải thực tế. Cách nhìn của tôi về mục đích của giáo dục là phát triển tri thức và kĩ năng cho mọi người để cho họ có thể là thành viên năng suất của xã hội và sinh ra phát kiến để kích thích tăng trưởng kinh tế để hỗ trợ cho tiến bộ của xã hội.
Một khảo cứu toàn cầu gần đây báo cáo rằng chỉ 10% tới 20% người tốt nghiệp đại học ở các nước đang phát triển là có tri thức và kĩ năng "làm việc được" theo chuẩn quốc tế. Điều đó nghĩa là cách các nước này phát triển vốn con người của họ là rất không hiệu quả. Không có hành động đúng, người của họ sẽ vẫn còn trong mức độ "thu nhập thấp" và không thể đi lên trạng thái "thu nhập cao" hay chuẩn sống của các nước đã phát triển. Khảo cứu này nói rằng giữa các năm 2010 tới 2020 thế giới sẽ đối diện với thiếu hụt 40 triệu công nhân có kĩ năng cao nhưng đồng thời đã dư thừa 125 triệu công nhân lao động kĩ năng thấp người sẽ phần lớn là bị thất nghiệp và sống trong nghèo nàn. Không may, nhiều nước đang phát triển không có kế hoạch để cải tiến giáo dục STEM. Kết quả là, sinh viên của họ không được chuẩn bị để cạnh tranh việc làm trong các khu vực đang dẫn lái kinh tế toàn cầu.
Mặc dầu có ít trường trong các nước đó đã chấp nhận đào tạo STEM và phương pháp dạy mới nhưng họ vẫn thực hiện trên qui mô nhỏ thay vì đại tu hoàn toàn hệ thống giáo dục. Khó theo dõi đào tạo và đóng góp hiệu quả của họ cho xã hội. Tuy nhiên nếu các trường này có thể chia sẻ các chương trình đào tạo STEM của họ cũng như các phương pháp dạy với các trường khác qua một loại cộng tác nào đó, mọi sự sẽ cải tiến. Nhưng chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy chỉ là bước đầu, để tạo điều kiện cho đào tại STEM nhiều hơn, các nước phải bắt đầu với thầy giáo và đảm bảo rằng họ có các thầy giỏi nhất. Chính thầy giáo tạo ra thay đổi. Do đó đào tạo thầy giáo nên được coi là ưu tiên cao và được khuyến khích bằng việc trả lương cho các thầy STEM nhiều hơn các thầy khác. Thầy STEM giỏi yêu cầu đào tạo đặc biệt và kĩ năng của họ có nhu cầu cao. Trong thế giới toàn cầu hoá này, không nước nào có thể phát triển kinh tế ổn định và thịnh vượng, nếu họ bỏ qua sự kiện là công nghệ là dẫn lái then chốt và không cái gì có thể được đạt tới nếu không có ngân sách để phát triển thầy giáo STEM.
Để phát triển thế hệ tiếp các công nhân có kĩ năng cho đất nước, đào tạo STEM phải bắt đầu sớm, từ trường tiểu học tới trung học và đại học. Đặc biệt ở mức đại học, sinh viên ghi danh vào các lớp STEM phải được khuyến khích và con số lớp STEM phải được gấp đôi hay gấp ba để đáp ứng nhu cầu toàn cầu. Mọi phụ huynh nên đòi hỏi rằng con cái họ được giáo dục trong kĩ năng STEM. Mọi sinh viên nên biết rằng có thiếu hụt toàn cầu 40 triệu vị trí trong khu vực STEM và nếu họ học STEM, họ có thể xây dựng nghề nghiệp tuyệt vời và đóng góp cho xã hội của họ và hỗ trợ cho tăng trường kinh tế của nước họ.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com