Cải tiến giáo dục/7
Sau khi kiểm điểm lại mọi nền văn minh trên thế giới, Will Durant, nhà sử học nổi tiếng của thế kỉ 20, đã kết luận rằng “Giáo dục là việc truyền văn minh và năng lực của một nước để tự bảo vệ nó và làm thịnh vượng phụ thuộc trực tiếp vào giáo dục của mọi người của nước đó. Không có giáo dục đúng để giữ cùng nhịp với các nước khác, một nước sẽ tụt lại sau và không thể tự bảo vệ bản thân nó. Không có tâm trí cởi mở với tri thức mới, mọi người trở thành dốt nát vì tư duy của họ bị đóng băng theo thời gian và chung cuộc, xã hội của họ sẽ rơi vào tình trạng không pháp luật và hỗn độn.”
Will Durant dẫn các ví dụ về Hi Lạp và Trung Quốc. Những nền văn minh hùng mạnh này sụp đổ một phần do sút giảm trong hệ thống giáo dục của họ và những đe doạ của các cuộc xâm lăng nước ngoài. Vào thế kỉ thứ 5 trước công nguyên, Hi Lạp đã là nền kinh tế tiên tiến nhất trên thế giới với hệ thống giáo dục mạnh tạo ra nhiều người lãnh đạo, nhà khoa học, nhà toán học, và học giả như Alexandre, Socrates, Aristotle, Archimedes, Pythagoras, v.v. Tuy nhiên, sau Thời đại Vàng của nó, hệ thống giáo dục của nó sút giảm do lãnh đạo kém và không hành động trong chính phủ của nó, điều mở ra cơ hội cho Đế quốc La Mã xâm lăng Hi Lạp và để nước này dưới sự kiểm soát của nó.
Bài học tương tự cũng xảy ra ở Trung Quốc trong đầu thế kỉ 19. Đối diện với sức ép của các nước ngoài về thương mại, Hoàng đế Trung Quốc từ chối thay đổi và để duy trì quyền lực của mình, ông ta bế quan toả cảng để giữ cho người của ông ấy không biết cái gì đang xảy ra bên ngoài đất nước. Liên minh các nước phương tây với sức mạnh quân sự lớn hơn đã xâm lăng Trung Quốc buộc Hoàng đế kí các thoả ước đặc biệt để cho họ lợi thế kinh tế. Chung cuộc, vị trí của Trung Quốc ở châu Á sụp đổ thành một nước bị xâu xé bởi chiến tranh, hỗn độn trong hơn 100 năm (thời gian 1840-1940 đó các sử gia gọi nó là thế kỉ bẽ mặt.)
Trong cùng thời gian đó, Hoàng đế Nhật Bản đã thấy điều xảy ra ở Trung Quốc và biết đe doạ của các nước ngoài. Ông ấy đã ban hành một đạo luật khẩn cấp để thay đổi toàn bộ hệ thống giáo dục của đất nước để bắt kịp các nước khác. Các Hoàng đế phái nhiều học sinh sang học ở các nước phương Tây và trở về để đại tu hệ thống giáo dục của nó. Trong vòng ba mươi năm, Nhật Bản trở thành quốc gia hùng mạnh nhất ở châu Á. Will Durant kết luận: “Để bảo vệ và thúc đẩy thịnh vượng kinh tế một nước phải đặt ưu tiên cao nhất cho giáo dục.”
Về mặt truyền thống các nước châu Á bao giờ cũng đặt giá trị cao vào giáo dục nhưng ngày nay hệ thống giáo dục của họ đang bị thách thức bởi tiến bộ của công nghệ. Nhiều hệ thống giáo dục không thể bắt kịp với xu hướng thay đổi nhanh chóng và cuối cùng tụt lại sau. Mặc dầu một số người lãnh đạo nhận ra rằng nền kinh tế của họ không thể cạnh tranh được mà không có lực lượng lao động kĩ thuật có kĩ năng nhưng họ ngần ngại làm bất kì cái gì vì sợ phạm sai lầm. Tuy nhiên, bằng việc không thay đổi hệ thống giáo dục, họ đang phá huỷ các thế hệ tương lai của họ, và từ chối cho đất nước họ một cơ hội thịnh vượng.
Ngày nay học sinh đang đối diện với thị trường việc làm thay đổi nhanh chóng, điều đòi hỏi tri thức và kĩ năng khác hơn trong quá khứ. Bất kể họ sống ở đâu, thành công của họ tuỳ thuộc vào hệ thống giáo dục của họ và họ được đào tạo tốt thế nào. Do đó, họ cần một loại dạy khác, trong loại môi trường học khác, điều yêu cầu những kĩ năng khác cho cả thầy giáo và nhà trường và người quản trị. Việc của thầy giáo không chỉ là truyền thụ tri thức mà còn hướng dẫn, huấn luyện và kèm cặp học sinh. Việc của người quản trị nhà trường không chỉ là quản lí trường dựa trên các chính sách mà còn hỗ trợ cho các thầy cô giáo và học sinh để đáp ứng cho mục tiêu giáo dục của họ.
Tuy nhiên, nhiều thầy cô giáo và người quản trị nhà trường quá bận rộn với cuộc sống hàng ngày của họ. Một số người vẫn tin vào quan niệm dạy bằng đọc bài giảng hay “dạy cho thi kiểm tra” điều hướng vào thi đỗ kì thi và có được bằng cấp thay vì phát triển tri thức và kĩ năng được cần trong thị trường việc làm ngày nay. Có những thảo luận về cải tiến hệ thống giáo dục nhưng phần lớn hội tụ vào các chi tiết mà không có bức tranh lớn hơn về điều hệ thống giáo dục mới có thể có vẻ giống cái gì.
Viễn kiến về hệ thống giáo dục mới nên tập trung vào CHẤT LƯỢNG của việc dạy cho mọi học sinh, mọi ngày. Việc dạy có chất lượng bao gồm các năng lực đặc biệt của thầy cô giáo; việc đào tạo thầy cô giáo; đầu tư vào nghề dạy học, và thừa nhận đóng góp của họ. Các nỗ lực khác như xây nhiều trường hơn, mua nhiều trang thiết bị hơn, bổ sung thêm thiết bị công nghệ, nhập khẩu các chương trình đào tạo khác từ các nước khác sẽ KHÔNG có tác dụng, nếu việc hội tụ KHÔNG vào các thầy cô giáo.
Để các thầy cô giáo được tham gia vào việc cải tiến giáo dục, họ phải có THỜI GIAN, ĐÀO TẠO và KHUYẾN KHÍCH để làm cho thay đổi xảy ra. Do đó, mọi thay đổi đều phải được lập kế hoạch theo nghề dạy học. Điều bản chất là mọi thầy cô phải được tham gia và cam kết làm cho sự việc xảy ra một cách tập thể. Cải tiến bắt đầu bằng việc xem xét lại dữ liệu trên hệ thống hiện thời để xác định các điểm mạnh và điểm yếu. Từ đó, tổ các thầy cô giáo có thể nhận diện các nhu cầu học mới, cũng như nhu cầu đào tạo thầy cô giáo mới. Một khi tổ đã nhận diện mọi nhu cầu, họ có thể đặt mục đích mới cho việc học và thiết kế chương trình đào tạo thúc đẩy việc học mới. Thay đổi giáo dục nên được thực hiện theo mẫu nhỏ hơn ở vài trường trong vị trí nào đó. Bằng việc quan sát những thay đổi này và thu thập dữ liệu phụ, tổ có thể làm việc sửa chữa, nếu cần trước khi thực hiện nó trên qui mô lớn hơn.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com