Động viên học sinh

Một thầy giáo viết cho tôi: “Ngày nay nhiều học sinh đến lớp chỉ với mục đích duy nhất là thi đỗ kì thi hay có được bằng cấp. Họ bị sao lãng bởi các hoạt động ngoại khoá thay vì học cái gì. Tôi không biết làm sao động viên họ học. Xin thầy lời khuyên.”

Đáp: Có các kiểu học sinh khác nhau và bạn cần động viên họ khác nhau. Một số học sinh tới trường vì họ phải tới (như, sức ép từ gia đình hay xã hội v.v.). Họ không biết họ muốn gì và thường bị sao lãng bởi những thứ tầm thường. Nhiều người không đủ trưởng thành để nhận trách nhiệm cho bản thân họ và học tập chỉ đủ để thi đỗ kì thi. Vì họ không chú ý tới bài giảng, một số thầy cô coi họ là “lười”. Sự kiện là họ không đi ra ngoài yêu cầu tối thiểu vì sợ trượt.

Là thầy cô giáo, bạn có thể giúp họ thu lấy tự tin vào khả năng học của họ bằng việc bắt đầu cái gì đó tương đối dễ để cho họ có thể làm tốt để xây dựng niềm tin của họ rồi dần dần tăng độ khó qua các hoạt động xây dựng dựa trên từng hoạt động khác qua thời gian. Những học sinh này cần nhiều khuyến khích để họ học nhưng một khi họ tin vào bạn, họ có thể là học sinh giỏi hơn.

Các học sinh khác tới trường có mục đích để được bằng cấp. Họ sẵn lòng đưa thời gian và nỗ lực vào ghi nhớ tài liệu để được điểm tốt nhưng không đi ra ngoài điều họ được dạy. Những học sinh này có thể học tốt cho bài kiểm tra rồi quên tài liệu một khi sức ép qua rồi. Một số trường coi họ là “học sinh giỏi” khi họ tốt nghiệp, có việc làm nhưng việc học của họ thường chấm dứt khi họ đạt tới mục đích của họ. Họ có thể thành công trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn, họ có thể không làm tốt.

Là thầy cô giáo, bạn có thể giúp họ phát triển thói quen tốt hơn về “học cả đời” bằng việc thách thức họ học sâu hơn. Bạn có thể cho các phân công phụ thêm mà yêu cầu họ đi ra ngoài việc học hàn lâm bình thường để mở rộng tri thức của họ để cho họ có thể áp dụng tài liệu thay vì chỉ ghi nhớ chúng.

Học sinh bao giờ cũng nhìn vào thầy cô về việc chấp thuận và sẵn lòng học nhiều hơn nếu họ cảm thấy nỗ lực của họ được thừa nhận. Là thầy cô giáo, bạn nên có nhiều thảo luận lớp để làm cho họ cảm thấy thoải mái với việc học. Nếu học sinh biết rằng bạn chăm nom và lớp học của bạn là chỗ thân thiện, họ sẽ năng nổ học hơn. Điều quan trọng là giải thích cho mọi học sinh rằng ngày nay bằng cấp không đảm bảo được cái gì và để cho họ thăm dò khả năng của họ và các tuỳ chọn nghề nghiệp cho bản thân họ. Một hoạt động thông thường mà tôi thường làm trong lớp của tôi là hỏi TẠI SAO? và CÁI GÌ TIẾP? Chẳng hạn: “Tại sao em tới trường?” hay “Được, sau khi có được bằng cấp thì cái gì tiếp?” hay “Được, có được việc làm rồi thì cái gì tiếp?” và để cho học sinh thăm dò các khả năng mà có thể xảy ra trong tương lai của họ. Một khi học sinh hiểu bức tranh lớn hơn của thị trường việc làm cũng như các thách thức mà họ sẽ đối diện sau khi rời trường, họ có thể được khuyến khích học nhiều hơn.

Học sinh phải biết rằng họ cần tri thức và kĩ năng, không chỉ đơn thuần ghi nhớ mọi thứ (như, Tại sao em cần ghi nhớ khi em có thể Google gần như mọi thứ?). Bằng việc có tri thức, họ biết cách mọi sự vận hành thay vì chỉ nhớ lại từ trí nhớ. Là thầy cô giáo, bạn có thể động viên học sinh bằng việc yêu cầu họ nêu ra vấn đề và thảo luận về chúng trong lớp. Điều đó sẽ cho họ cảm giác về tham gia thay vì chỉ lắng nghe thụ động bài giảng. Bạn có thể giúp họ phát triển những kĩ năng nào đó bằng việc KHÔNG cho bài kiểm tra dựa trên ghi nhớ mà hội tụ vào giải quyết vấn đề hay yêu cầu họ đọc tài liệu từ báo chí hay nguồn đa phương tiện mà họ quan tâm rồi có nhiều thảo luận hơn trên lớp, v.v.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com