Vai trò mới của thầy cô giáo

Một số học sinh tới lớp nhưng không học tốt vì họ tin rằng họ không “đủ thông minh.” Khi họ đối diện với cái gì đó khó khăn, họ thường bỏ cuộc. Không có hành động thích hợp, những học sinh này sẽ phát triển thái đó “KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC” và để mọi thứ xảy ra cho họ thay vì biết cách giải quyết nó. Nếu bạn nhìn kĩ vào hành vi này, bạn có thể thấy rằng phần lớn họ là NẠN NHÂN của nhiều thất bại ở trường cho nên họ cảm thấy bất lực trong việc học của họ.

Lí do là họ đã mất nền tảng của việc học trước đây. Chẳng hạn, một số người không thích tính toán hay lượng giác vì họ không có nền tảng tốt trong số học cơ bản. Có thể trong những năm đầu vào trường, họ đã không học các khái niệm toán học cơ bản. Nếu họ không hiểu giá trị của hệ thống số và các phép toán (cộng, trừ, nhân và chia v.v.) làm sao thầy cô giáo có thể mong đợi họ đi xa hơn được? Khi học sinh “yếu” trong một môn, họ mất tự tin học và điều đó ảnh hưởng tới việc học của họ về các môn khác. Chung cuộc, họ tụt lại sau lớp.

Điều học sinh cần đầu tiên là phát triển tự tin trong bản thân họ. Do đó, các thầy cô giáo cần để họ biết rằng thầy cô luôn sẵn sàng giúp. Bằng việc biết rằng có các giải pháp cho vấn đề của họ sẽ cho họ khuyến khích để tìm giúp đỡ. Vài năm trước, một học sinh nói với tôi: “Thầy giáo trường trung học bảo em là em ngu và không giỏi cái gì cả.” Tôi bảo em ấy: “Em có hai chọn lựa: Hoặc em chứng minh rằng thầy giáo của em sai hoặc em chấp nhận điều thầy giáo đã nói là đúng. Nếu em chọn tuỳ chọn thứ nhất thì thầy sẽ giúp em.” Sau khi đánh giá kĩ năng của em đó, tôi cho em đó học các môn phụ đạo để xây dựng lại nền tảng của em đó trong toán học. Để giúp em đó thu được tự tin, tôi cho em đó một số phân công nhiệm vụ mà em có thể tự làm được và liên tục khuyến khích em đó. Đến cuối năm học, em đó đã thu được tự tin và về sau còn khá hơn là mong đợi. Ngày nay, em đó đang làm việc tại Amazon và làm rất tốt.

Một số thầy cô giáo tin rằng việc làm của họ là truyền thụ tri thức, không tham gia vào ‘việc học’ của học sinh. Nếu học sinh lười và không học, đó là vấn đề của họ. Tuy nhiên, tôi nhìn và việc dạy theo cách khác. Tôi bảo học sinh rằng ngày nay, họ có thể tìm ra gần như mọi thứ họ cần từ nhiều nguồn – sách giáo khoa, môn học trực tuyến, websites, và các bài học nhập môn. Việc của tôi là giúp hướng dẫn và hỗ trợ cho họ trong việc học của họ. Sự kiện là ngay cả với các môn học trực tuyến, sách giáo khoa và các tài liệu tốt nhất khác, học sinh sẽ không học nếu họ không được hướng dẫn và động viên đúng. Động cơ hay ham muốn học là yếu tố then chốt trong thành công của học sinh và là thầy cô giáo, tôi có thể đóng phần quan trọng trong việc động viên học sinh học.

Chúng ta đang sống trong thế giới số thức đầy thông tin. Gần như mọi thứ chúng ta cần đều sẵn có trực tuyến. Bất kì người nào muốn học đều có thể tìm thấy thông tin họ cần nếu họ có truy nhập vào Internet. Do đó, vai trò của thầy cô giáo cần đổi từ truyền thụ tri thức sang cung cấp hướng dẫn và giúp đỡ học sinh học. Bằng việc xác định rõ ràng các mục tiêu học tập cho từng nhiệm vụ mà họ dạy (tức là, TẠI SAO họ cần học môn này?) điều đó sẽ giúp động viên họ học nhiều hơn.

Cách khác để động viên học sinh là chia sẻ nhiệt tình của bạn. Khi thầy cô giáo hăng hái về việc dạy, học sinh cũng sẽ hăng hái về việc học. Khi lớp năng động và đầy hăng hái, nó trở thành môi trường học tập nơi mọi người học cùng nhau. Học sinh học từ các thầy cô nhưng các thầy cô cũng học từ học sinh nữa. Việc học là chia sẻ và trao đổi thông tin và khi cả lớp đều tham gia vào trong thảo luận, mọi người đều học. Khi học sinh biết rằng thầy cô giáo của họ chăm nom cho họ và thành công của họ, họ sẽ học chăm chỉ hơn vì họ không muốn làm thất vọng ai đó mà họ kính trọng.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com