Dạy trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ

Ngày nay, nếu bạn hỏi các phụ huynh về lớp học của con em họ, họ chắc sẽ mô tả phòng học đầy học sinh với thầy cô giáo đứng trước lớp giảng bài. Nếu bạn hỏi các thầy cô giáo về lớp học của họ, họ chắc sẽ mô tả lớp học đầy học sinh đang lắng nghe và ghi chép theo bài giảng của họ. Nếu bạn hỏi người quản trị nhà trường về việc học của học sinh, họ chắc sẽ mô tả một số kì thi hàng năm nơi câu hỏi được dựa trên bao nhiêu “tri thức” còn được học sinh giữ lại. Nếu bạn hỏi học sinh về việc học của họ, họ chắc sẽ mô tả nhiều giờ học thuộc tài liệu để qua được kì thi.

Ngay cả trong thế giới được công nghệ dẫn lái, nhiều thầy cô giáo vẫn đang dùng phương pháp giảng bài truyền thống và phần lớn hệ thống giáo dục vẫn còn dựa trên thi truyền thống để kiểm tra học sinh có thể nhớ được bao nhiêu “tri thức.” Tất nhiên, giảng bài và cho thi để xác định “đỗ” hay “trượt” là dễ dàng hơn là học sinh ‘học và phát triển kĩ năng của họ’. Nhiều thầy cô và người quản trị nhà trường vẫn tin rằng phương pháp truyền thống này có tác dụng tốt vì nó đã kéo dài hàng trăm năm và không có lí do để thay đổi nó.

Vài năm trước đây, khi dạy ở châu Á, tôi đã gặp một thầy giáo nói với tôi rằng ông ấy nhớ toàn thể sách sử với mọi ngày tháng, triều đại, và mọi tên các hoàng đế. Tôi bảo ông ấy rằng cho dù tôi ngưỡng mộ trí nhớ tốt của ông ấy nhưng ngày nay, những chi tiết đó không còn quan trọng nữa và KHÔNG nên là một phần của việc dạy. Tôi giải thích: “Tại sao phải ghi nhớ bất kì cái gì khi phần lớn những tài liệu đó có sẵn trên Internet? Với vài lần gõ phím trên “Google”, thầy có thể có được mọi thông tin mà thầy cần trong vài giây.” Ông ấy hỏi: “Thế thì thầy dạy cái gì?” Tôi trả lời: “Tôi dạy học sinh KHÔNG học thuộc khi họ có điện thoại thông minh hay laptop mà có thể cho họ vào Wikipedia hay các websites giáo dục khác. Điều họ cần là phát triển năng lực đánh giá những tài liệu đó, tổ chức và phân tích chúng để hình thành tri thức riêng của họ mà họ có thể áp dụng làm cái gì đó hữu dụng. Điều tôi dạy là CÁCH giải quyết vấn đề, CÁCH đi tới câu trả lời một cách logic, hay CÁCH tư duy phê phán dựa trên thông tin họ có. Nói cách khác, TÔI KHÔNG hội tụ mấy vào CÁI GÌ mà hội tụ nhiều vào TẠI SAO, THẾ NÀO và LÀM THẾ NÀO.”

Ngày nay nhiều thầy cô giáo đang đối diện với tình huống thách thức vì phương pháp truyền thống cũ không còn hiệu quả trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng này. Tuy nhiên, tôi hiểu các lí do tại sao nhiều thầy cô giáo vẫn đang dùng phương pháp giảng bài. Sự kiện là họ KHÔNG có THỜI GIAN để học phương pháp mới vì phần lớn đều rất bận rộn với cuộc sống hàng ngày của họ. Nhiều thầy cô giáo có LỚP HỌC ĐÔNG với đủ mọi loại học sinh ở các mức khác nhau cho nên việc giảng bài vẫn là chọn lựa tốt hơn. Các thầy cô giáo cũng không có lí do để thay đổi vì phụ huynh và người quản trị nhà trường chỉ chấp nhận ĐIỂM NHỊ PHÂN (Đỗ hay Trượt.) Vì phần lớn các bài thi vẫn dựa trên ghi nhớ sự kiện và công thức, hội tụ vào GHI NHỚ THUỘC LÒNG là cách tiếp cận duy nhất. Nhiều phụ huynh sẽ phàn nàn nếu con họ không qua được kì thi cho nên “DẠY ĐỂ THI ĐỖ” là cách dạy được ưa chuộng.

Mặc dầu có tranh cãi về cách thay đổi hệ thống giáo dục, không cái gì đã xảy ra vì những lí do này. Điều chúng ta cần là dịch chuyển thái độ chính trong các quan chức chính phủ, những nhà giáo dục, phụ huynh và thầy cô giáo rằng họ phải thay đổi để đáp ứng lại nhu cầu của thế giới được kết nối toàn cầu này. Hệ thống giáo dục phải chuẩn bị cho các thế hệ mới đối diện với thách thức của thời đại của họ. Thầy cô giáo phải được đào tạo theo phương pháp mới được thiết kế để phát triển tri thức và kĩ năng tốt hơn, KHÔNG ghi nhớ sự kiện. Chương trình đào tạo cần được cải tiến để tương tác, năng động và liên quan tốt hơn, KHÔNG thụ động theo các công thức. Bài thi cần được cập nhật để đo năng lực, kĩ năng và tri thức, KHÔNG để đỗ hay trượt hay chỉ để có được bằng cấp. Vì các thế hệ tương lai cần sẵn sàng cho việc làm tương lai của họ và xã hội chúng ta cần sẵn sàng cho mọi thay đổi tới từ cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com