Cuộc chơi toàn cầu hoá

Trong hai thế kỉ qua, đã có dịch chuyển "tài nguyên" từ các nước phương đông sang các nước phương tây. Điều đó đã xảy ra khi các nước phương tây chi phối đi xâm lược và khai thác các nước phương đông yếu hơn, điều đó được gọi là “thực dân hoá”. Bây giờ có một dịch chuyển khác về "tài nguyên", nhưng theo chiều đối lập, từ các nước phương tây sang các nước phương đông. Nó xảy ra khi các nước phương tây đang dịch chuyển chế tạo, doanh nghiệp, công việc, việc làm cho các nước châu Á, điều đó được gọi là "Khoán ngoài". Công nhân lao động chi phí thấp đã khuyến khích việc dịch chuyển công việc chế tạo từ các nước phương tây sang Trung Quốc. Công nhân lao động CNTT kĩ năng cao đã khuyến khích công việc công nghệ thông tin từ các nước phương tây chuyển sang Ấn Độ.

Một số nhà kinh tế gọi dịch chuyển này là “Cuộc chơi toàn cầu hoá" và nó có một qui tắc: “Tạo ra nhiều lợi nhuận hơn bằng việc phát triển sản phẩm, theo số lượng lớn nhưng với giá thấp nhất, trong thị trường thay đổi nhanh và có tính cạnh tranh cao, bằng việc áp dụng tri thức công nghệ và nguồn vốn con người.” Qui tắc này đã buộc mọi ngành công nghiệp phải thay đổi cách thức họ vận hành để làm cực đại lợi nhuận của họ trong nền kinh tế toàn cầu này. Vài năm trước, nhiều người nghi ngờ qui tắc này, vì họ đã không tin toàn cầu hoá có thể xảy ra. Ngày nay, nhiều người có thể thấy sự hợp thức của qui tắc này khi họ nhìn vào hiệu nang của các công ty toàn cầu này. Trong vài năm qua, lợi nhuận của họ đã tăng từ vài trăm triệu đô la thành vài tỉ đô la. Các công ty này đã tăng trưởng tới kích cỡ không hề có trước đây và không còn là "công ty quốc gia" nữa mà trở thành công ty “xuyên quốc gia". Danh sách các nhà đa tỉ phú trên thế giới đã thay đổi từ năm mươi trong năm 2000 thành vài trăm trong năm năm 2010.

“Cuộc chơi toàn cầu hoá” cũng đã làm thay đổi bình đẳng kinh tế của một số nước. Trong chưa đầy hai mươi năm, cả Trung Quốc và Ấn Độ đang phục hồi vị trí mà họ đã giữ từ hai trăm năm trước. Lần đầu tiên từ thế kỉ 18, cả hai nước đều trở thành người đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhiều người tin rằng tăng trưởng kinh tế của nhóm BRIC (Brazil, Russia, India, và China) sẽ sớm vượt qua các cường quốc kinh tế của nhóm G-7 (Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh, Mĩ và Canada).

Như sức mạnh kinh tế của họ tăng trưởng, các công ty mới nổi lên và làm mạnh thêm thế của nó trong thị trường toàn cầu. Vài năm trước không ai biết tên tuổi của họ nhưng ngày nay, họ là những người khổng lồ trong công nghiệp. Chẳng hạn Brazil có công ty nông nghiệp lớn nhất thế giới và thứ hai trong khai thác năng lượng ngoài khơi; Nga có nhiều công ty năng lượng hơn và có công ty khai khoáng lớn nhất; Ấn Độ có nhiều công ty CNTT lớn, công ty dược và công ty phụ tùng ô tô; và Trung Quốc có nhiều công ty trong công nghiệp nặng như thép, thiết bị, máy móc, và thiết bị viễn thông hơn bất kì nước nào. Trong số 100 công ty lớn nhất thế giới, 84 công ty ở Brazil, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ.

“Cuộc chơi toàn cầu hoá: cũng tạo ra kẻ thắng người thua. Kẻ thắng là một số nước châu Á và kẻ thua là nhiều nước ở Nam Mĩ (trừ Brazil) và hầu hết các nước ở châu Phi vì họ đã không nhận được gì trong việc chuyển tài nguyên này hay bất kì đầu tư nào từ các nước đã phát triển. Nói cách khác, họ đã không được mời tham gia vào “Cuộc chơi”. Dịch chuyển của tài nguyên cũng tác động tới cuộc sống của nhiều người thế. Chưa bao giờ có trước đây trong lịch sử cuộc sống của nhiều người đã được thay đổi lớn thế bởi cái gì đó mà không phải là chiến tranh hay nạn đói.

Theo báo cáo của World Bank, trong không đầy hai mươi năm, trên 135 triệu người đã thoát khỏi nghèo nàn và chuyển thành "lớp trung lưu" khi thu nhập của họ được tăng lên mạnh mẽ. Trong 10 năm tới, con số này có thể tăng lên 440 triệu, với phần lớn từ Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, thay đổi này cũng tạo ra cực đoan khác. Khi có phong trào người nghèo chuyển thành người trung lưu, thì cũng có phong trào người nghèo trở thành "cực nghèo". Họ là những người tới từ các nước "đã không và đã không thể" tham gia vào "cuộc chơi toàn cầu hoá". Nhiều nước bị bỏ lại sau và về cơ bản bị thế giới bỏ qua. Các nước này đang trở nên ngày một mong manh hơn với các thảm hoạ kinh tế, bất ổn chính trị, với nhiều bệnh tật không chữa được và không đạt tới cái gì từ toàn cầu hoá. Báo cáo này thấy việc cực nghèo ở châu Phi, Nam Mĩ, và vài nước ở Nam Á và tình huống đang ngày một tồi tệ hơn.

Điều gì làm cho một số nước làm tốt và thịnh vượng khi các nước khác làm kém và chìm tới điểm không hi vọng phục hồi? Nếu chi phí thấp là yếu tố chính thì châu Phi hay Nam Mĩ đáng phải có khả năng đóng vai trò vì họ có công nhân lao động người sẽ làm việc với lương ít hơn nhiều so với Trung Quốc và Ấn Độ. Kết luận của báo cáo của World Bank có thể được mô tả trong hai từ: “Giáo dục và Quyền lãnh đạo” vì điều đó tạo ra khác biệt chính giữa "người chơi tham dự" và "không được mời".

Khi kinh doanh toàn cầu tăng trưởng nhiều hơn trên toàn thế giới, giáo dục đã trở thành yếu tố xác định then chốt cho hiệu năng và tiềm năng kinh tế của quốc gia. Giáo dục đại học thích hợp là bản chất nhưng chất lượng của giáo dục đại học sẽ là quan trọng để xác định liệu các nước có phát triển thành công công nhân có kĩ năng đáp ứng cho nhu cầu của công nghiệp toàn cầu không. Ngày nay khi thế giới đang thay đổi từ pha chế tạo sang pha tri thức, nhiều nước ở châu Phi và Nam Mĩ vẫn đang sống trong pha nông nghiệp. Tư duy và cách nghĩ của họ đã không thay đổi, hệ thống giáo dục của họ đã không thay đổi, và xã hội của họ đã không thay đổi. Theo báo cáo từ Liên hợp quốc, phần lớn viện trợ ngân quĩ cho châu Phi đã được dùng để mua vũ khí trong các cuộc nội chiến của họ. Hỗ trợ kinh tế cho các nước Nam Mĩ đã rót phễu vào túi của các quan chức tham nhũng. Không có giáo dục thích hợp và không có hi vọng về tương lai, nhiều người châu Phi quay sang đánh nhau trong nhóm nổi loạn trong các cuộc nội chiến của họ. Nhiều nước Nam Mĩ biến thành những kẻ buôn lậu bất hợp pháp chất ma tuý.

Báo cáo này kết luận rằng chính giáo dục hay thiếu nó có thể là lời giải thích tạo nhiều nước thất bại trong kinh tế toàn cầu. Nó đã đi xa hơn bằng việc chỉ ra rằng hình thức giáo dục bắt rễ từ thế kỉ 19 hay thời thuộc địa (ở châu Phi và Nam Mĩ) thường làm phát sinh ra tri thức phù hợp cho xã hội nông nghiệp nơi cuộc sống hàng ngày hội tụ vào sản xuất và tiêu thụ lương thực. Giáo dục của họ hội tụ vào "công việc quan liêu" để phát triển "công nhân thư kí" như đa số việc làm sẵn có với chính phủ. Kiểu giáo dục đó là không đủ cho xã hội công nghiệp nơi kĩ năng hướng nghề nào đó được cần cho công nhân trong chế tạo. Giáo dục cũng phải thay đổi để hội tụ vào tuân thủ, chuẩn hoá và kĩ năng quản lí xã hội để hỗ trợ có hiệu quả cho xã hội công nghiệp. Tuy nhiên, với "Cuộc chơi toàn cầu hoá", những kĩ năng này phù hợp cho xã hội công nghiệp đang trở nên lạc hậu. Nó phải chuyển sang pha tiếp nơi việc học liên tục, sản xuất nhanh, tiêu thụ nặng, dựa trên việc tạo ra và dùng tri thức kĩ thuật. Trong nền kinh tế toàn cầu mới này, mối quan hệ giữa chính phủ, giáo dục và công nghiệp là "mối quan hệ cộng sinh" nơi từng thành tố phụ thuộc vào các thành tố khác, nơi cả cá nhân và xã hội đều được lợi từ đầu tư của họ vào giáo dục.

Hiện thời, Mĩ và một số nước châu Âu có hệ thống giáo dục tốt nhất. Trung Quốc đang bắt đầu đi lên nhanh chóng do đầu tư lớn gần đây của họ vào giáo dục. Ấn Độ đang đối diện với thách thức lớn bởi vì số lớn người nghèo và thất học của họ, nạn nhân của hệ thống đẳng cấp truyền thống. Phần lớn các trường hàng đầu của Ấn Độ chỉ cung cấp riêng cho vài người tương đối có đặc quyền. Trên một nửa dân số Ấn Độ chỉ có giáo dục cơ bản nhất. Vấn đề vẫn còn là để xem chính phủ Ấn Độ sẽ giải quyết vấn đề này thế nào. Câu hỏi hiện thời là các nước khác thì sao? Các nước đã không định vị thành công trong thời đại công nghiệp, ít nhất thì cũng là chưa. Họ có thể tồn tại trong thập kỉ tiếp của toàn cầu hoá không? Cái gì sẽ xảy ra cho họ?

Về căn bản, có hai chọn lựa: Họ có thể dần dần chuyển vào trong pha công nghiệp bằng liên tục cải tiến hệ thống giáo dục của họ. Nếu họ thành công, họ có thể tiếp quản một số công việc chế tạo được bỏ lại từ các nước đã chuyển vào pha tri thức. Họ sẽ phải sống với các hậu quả của phế thải công nghiệp, ô nhiễm, bệnh tật và bất ổn lao động. Họ bao giờ cũng sẽ đi theo sau trong hậu cảnh và không bao giờ đạt tới trạng thái được kính trọng. Hay họ có thể làm chọn lựa gay go về thu nhận nhanh chóng nền giáo dục tốt nhất có thể được. Tất nhiên, họ sẽ phải đầu tư nhiều vào giáo dục, đào tạo giáo sư, thu nhận công nghệ, động viên thanh niên của họ để cho họ có thể "bỏ qua" pha công nghiệp và nhảy vào pha tri thức. Điều đó là khó, nó cần dũng cảm và bạo dạn vì nó yêu cầu viễn kiến và quyền lãnh đạo. Điều đó là có thể như Ấn Độ đã làm từ hai mươi năm trước đây. Trong trường hợp đó, họ sẽ thu được kính trọng, nhiều kính trọng vì họ trở thành đối tác bình đẳng để chơi "Cuộc chơi toàn cầu hoá". Như báo cáo của World Bank kết luận trong hai từ “Giáo dục và Quyền lãnh đạo” và điều đó tạo nên thay đổi lớn.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com