Sự trỗi dậy của robot

Trong vài năm qua, các nhà kinh tế đã giám sát sự trỗi dậy của robot về cách nó sẽ ảnh hưởng tới việc làm của con người. Tháng trước, Đại học Oxford đã báo cáo rằng quãng 47 phần trăm việc làm có thể bị thay thế bởi robot trong vài năm tới. Các tác giả cảnh báo rằng chúng ta bây giờ đang bước vào thời đại mà máy móc sẽ thay thế cho con người và phát kiến sẽ làm lợi chỉ cho vài người thay vì phần còn lại của xã hội. Sự bất bình đẳng này sẽ đem tới nhiều vấn đề cho nền kinh tế toàn cầu hiện thời và kết quả sẽ gây tàn phá cho nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển về việc làm lao động.

Một nhà kinh tế viết: “Người nghèo sẽ nghèo hơn, giai cấp trung lưu sẽ nghèo, người giầu sẽ trở thành giai cấp trung lưu, và chỉ vài người sẽ trở nên rất giầu và kiểm soát mọi thứ. Với toàn cầu hoá và phát kiến, nhiều thứ sẽ thay đổi nhưng thay đổi sâu sắc nhất sẽ là trong tự động hoá, nơi công nghệ sẽ loại bỏ nhiều việc làm, đặc biệt trong chế tạo và nông nghiệp. Với công nghệ nền kinh tế sẽ yêu cầu ít việc làm hơn, phần lớn việc làm sẽ yêu cầu kĩ năng cao hơn cho nên những người có ít giáo dục hơn sẽ bị bỏ lại sau mà không có việc làm và không có tương lai.” Ông ấy cảnh báo: “Robot là nguy hiểm, trí tuệ nhân tạo là nguy hiểm, và tự động hoá sẽ phá huỷ hầu hết việc làm lao động. Trong tương lai gần, các cơ xưởng sẽ chỉ bao gồm hàng nghìn robot với ít người kiểm soát công việc của chúng. Ngày nay các robot công nghiệp đã thay thế cho đa số các công nhân chế tạo ở Mĩ mặc dầu người và robot vẫn làm việc bên nhau nhưng chẳng bao lâu nữa sẽ có ít người hơn và nhiều robot hơn vì chi phí cho robot đang giảm đi. Những người chủ công ti sẽ hỏi: “Tại sao thuê người và trả tiền cho họ nhiều trong khi phần lớn việc làm có thể được thực hiện bởi robot mà rẻ hơn nhiều? Chẳng bao lâu nữa, việc làm lái taxi và xe tải sẽ bị thay thế bởi xe ô tô tự lái và xe tải được máy tính kiểm soát và phần lớn công việc chế tạo sẽ được thực hiện bởi robot, kẻ làm việc 24 giờ mà không phàn nàn gì.”

Theo nhiều khảo cứu, công nghệ thông tin, tự động hoá và trí tuệ nhân tạo sẽ tiếp tục thay thế việc làm con người và tạo ra nền kinh tế mới nơi người có giáo dục cao sẽ được giầu hơn và phần còn lại sẽ nghèo hơn vì họ không thể cạnh tranh được với robot. Chỉ có một giải pháp: Cải tiến giáo dục để phát triển người có giáo dục công nghệ cao. Thậm chí mọi chính phủ cũng muốn cải tiến hệ thống giáo dục của họ; sự kiện là có ít điều chính phủ thực tế có thể làm. Một nhà kinh tế viết: “Thế kỉ 21 là khác với quá khứ nơi chính phủ có thể kiểm soát được mọi thứ. Trong thời đại thông tin này, mọi việc tuỳ thuộc vào mọi người giải phóng tính sáng tạo của họ từ đáy, chứ không từ đỉnh. Mọi người sẽ học bất kì cái gì họ muốn và tạo ra bất kì cái gì họ thích. Tương lai không còn dựa trên các kế hoạch kinh tế năm năm hay mười năm mà là việc trỗi dậy của khởi nghiệp toàn cầu.”

Ngày nay một phần tư lực lượng lao động ở Mĩ là người công nghệ, người làm việc trong các công ti khởi nghiệp và điều đó đang tăng trưởng nhanh. Thanh niên không muốn làm việc cho các công ti lớn nữa vì họ muốn kiểm soát số phận của riêng họ bằng việc dùng phát kiến của riêng họ. Xu hướng này sẽ làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế Mĩ và chẳng bao lâu sẽ lan rộng sang các nước khác. Chẳng bao lâu những người có giáo dục sẽ tạo ra nhiều phát kiến hơn, nhiều công nghệ mới hơn, và đóng góp để tạo ra nền kinh tế công nghệ toàn cầu mới. Nền kinh tế sẽ là kinh tế toàn cầu nơi mọi người cộng tác và tạo ra phát kiến ảnh hưởng tới mọi thứ. Hiện thời có lẫn lộn vì các chính phủ không biết phải làm gì, liệu nên khuyến khích họ hay kiểm soát họ. Lí do là phần lớn các lí thuyết kinh tế không còn hợp thức khi các phát kiến phá huỷ việc làm nhưng tạo ra việc làm mới và trong thời gian chuyển tiếp, điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra ở các nước không thể bắt kịp trong chuyển biến công nghệ này.

Với những công nghệ tiên tiến, chẳng mấy chốc các robot và trí tuệ nhân tạo sẽ càng ngày càng thay thế con người trong nhiều việc làm qui ước. Theo một báo cáo, phần lớn các việc làm lao động sẽ được robot thực hiện và có thể là trên 500 triệu người sẽ mất việc làm hiện thời của họ trong hai mươi năm tới. Điều này sẽ là tin tức phá hoại cho các nước đang phát triển có nền kinh tế phụ thuộc phần lớn vào nông nghiệp và công nghiệp lao động. Một nhà kinh tế nổi tiếng giải thích: “Nếu chúng tôi muốn con cái mình ở trong xã hội công nghệ này, chúng tôi cần chúng hiểu công nghệ sâu sắc để cho chúng có thể ảnh hưởng tới tương lai của công nghệ thay vì là nạn nhân của công nghệ. Các bậc cha mẹ phải hiểu các xu hướng công nghệ và khuyến khích con cái họ học STEM (khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học) thay vì chỉ đi theo các con đường truyền thống. Ngày nay chúng ta đã trong Thời đại thông tin nơi mọi thứ đều bị chi phối bởi công nghệ và có kĩ năng công nghệ là điều bản chất như đọc và viết.” Ông ấy nhấn mạnh tới vai trò quan trọng mà các bậc cha mẹ có thể làm để ảnh hưởng tới con cái họ. Cho dù cha mẹ không thành thạo về công nghệ, họ vẫn có thể khuyến khích con cái họ đạt tới sự thành thạo bằng đủ thời gian và nỗ lực.”

Với một số nhà kinh tế, khởi nghiệp là con đường của tương lai. Các công ti khởi nghiệp sẽ là cấu phần then chốt của nền kinh tế toàn cầu mới. Khi các công ti khởi nghiệp ngày càng trở nên lớn hơn và cuối cùng thành các công ti, họ sẽ phải đề cập tới các vấn đề xã hội vì họ đang tạo ra xã hội có năng lực tri thức theo cách riêng của họ vì các chính sách và qui chế của chính phủ không thể kìm họ lại được. Về căn bản khi mọi thứ tiến hoá và thay đổi những người có giáo dục cao sẽ ở vào vị trí làm cho mọi sự xảy ra khi họ giải phóng sức mạnh riêng của họ. Vì toàn thế giới sẽ thay đổi nhưng không ai biết liệu nó sẽ là tốt hơn hay tồi hơn?

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng công nghệ
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
  • Wiki hóa: https://kipkis.com