Chấp nhận công nghệ

Ngày nay, chúng ta đang thấy tác động của toàn cầu hoá ở nhiều nơi. Khủng hoảng kinh tế ở Hi Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang bắt đầu lan rộng sang các nước châu Âu khác và sớm lan ra thế giới. Vài năm trước, khủng hoảng tài chính ở Mĩ đã lan sang châu Âu và tác động lên nền kinh tế của họ; nó bây giờ đang lan sang châu Á nơi Trung Quốc và Ấn Độ đang bị tác động. Khi thương mại chậm lại, khi mọi người thôi mua sắm, dẫn lái then chốt cho tăng trưởng kinh tế mất đà của nó, các công ty đóng cửa và nhiều người mất việc làm. Phần lớn mọi người chỉ thấy toàn cầu hoá như lực kinh tế nhưng ít người hiểu rằng gốc rễ của toàn cầu hoá là công nghệ. Với ứng dụng của công nghệ thông tin (CNTT) như Internet, điện thoại thông minh và doanh nghiệp trực tuyến, nhiều điều sẽ thay đổi khi nhiều công nghệ sẽ được đưa vào trong vài năm tới và nhịp độ của thay đổi sẽ tiếp tục tăng tốc.

Toàn cầu hoá có thể cung cấp những cơ hội cho tăng trưởng kinh tế hay gây phá huỷ còn tuỳ theo việc chấp nhận công nghệ hay không đáp ứng được với nó. Trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, không hành động hay thất bại hành động là yếu tố then chốt ngăn cản tăng trưởng kinh tế. Không tăng trưởng, có ít cơ hội và ít việc làm hơn. Khi thế giới toàn cầu mở ra cho cạnh tranh nhiều hơn, mọi nước đều phải giải quyết vấn đề về chấp nhận công nghệ. Chẳng hạn, máy tự động và robot đang thay thế cho công nhân lao động thủ công cho nên nhu cầu về công nhân lao động thủ công đang giảm đi nhưng nhu cầu về công nhân công nghệ lại tăng lên. Phát kiến như cây trồng thay đổi gen đang làm tăng năng suất nông nghiệp và dịch chuyển cân bằng sức mạnh cung cấp lương thực thiên về vài nước trong thị trường toàn cầu. Thuốc mới chế ra có thể xoá sổ một số bệnh, giữ cho mọi người sống lâu hơn nhưng làm tăng chi phí chăm sóc sức khoẻ và nhu cầu về công nhân chăm sóc sức khoẻ.

Chấp nhận công nghệ yêu cầu tư duy mới, và kĩ năng mới. Bởi vì các kĩ năng để thành công ngày nay là khác với các kĩ năng trong quá khứ, việc chấp nhận công nghệ yêu cầu tri thức từ khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM). Điều đó nghĩa là hệ thống giáo dục phải thay đổi nhanh chóng để phát triển thế hệ công nhân tri thức mới. Những công nhân có giáo dục cao này sẽ là nhiên liệu cho tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm. Không có họ, sẽ không có hi vọng nào để vượt qua lực kinh tế toàn cầu. Câu hỏi lớn là làm sao việc lựa chọn công nghệ này có tác dụng?

Chấp nhận công nghệ điển hình trải qua bốn pha: Nhận biết, hiểu biết, chấp nhận và hỗ trợ. Nếu bạn không biết về công nghệ, bạn sẽ không chấp nhận nó; trong pha này, trao đổi là yếu tố quan trọng nhất để cho mọi người biết về công nghệ. Nếu bạn không hiểu công nghệ, bạn sẽ không chấp nhận nó; trong pha này, giáo dục là yếu tố quan trọng nhất để đào tạo mọi người về kĩ năng công nghệ. Nếu bạn không thấy ích lợi của công nghệ, bạn sẽ không chấp nhận nó; trong pha này quyền lãnh đạo là yếu tố quan trọng nhất để đặt phương hướng cho chấp nhận công nghệ. Nếu bạn không hỗ trợ việc chấp nhận công nghệ, nó sẽ không xảy ra; trong pha này việc tài trợ, đầu tư và giám sát qui trình chấp nhận là quan trọng. Pha cuối cùng là pha mấu chốt vì nó xác định thành công hay thất bại của việc chấp nhận công nghệ. Nhiều công ty thường thất bại ở pha này vì dễ dàng để cho mọi người biết về công nghệ, đào tạo họ về công nghệ, hay nói về ích lợi nhưng không có cấp quản lí lãnh đạo và giám sát, nó sẽ KHÔNG xảy ra. Lịch sử đầy những câu chuyện về thất bại trong thay đổi khi công nghệ thay đổi.

Chấp nhận công nghệ là quá trình được xác định bởi các thành viên của công ty hay xã hội. Tỉ lệ chấp nhận tuỳ thuộc vào nhận biết, hiểu biết, thừa nhận và hỗ trợ của những thành viên đó. Theo Ts. Everett Rogers, có năm kiểu người có ảnh hưởng tới chấp nhận công nghệ: Những người phát kiến là các nhà khoa học người phát minh hay theo đuổi công nghệ. Những Người chấp nhận Sớm là những người có viễn kiến về công nghệ nào có thể thực hiện và muốn chấp nhận nó để làm lợi cho xã hội. Đa số Sớm là những người bảo thủ, người có thể hiểu các ích lợi nhưng thay vì thế vẫn chờ đợi cho tới khi công nghệ được thiết lập vững chắc trước khi chấp nhận nó. Những người này quan tâm nhiều hơn tới tiền và không muốn làm gì chừng nào họ còn chưa chắc về lợi ích riêng của họ. Đa số Muộn là những người theo sau, người không hiểu hay không quan tâm về công nghệ nhưng đi theo chiều hướng và chấp nhận bất kì cái gì tới trên đường của họ. Những người Lạc hậu là người không muốn thay đổi hay chấp nhận cái gì vì những lí do đa dạng. Họ chỉ muốn duy trì trạng thái riêng của họ và từ chối làm bất kì cái gì có thể tác động lên vị trí của họ. Họ bao giờ cũng giữ niềm tin và ý tưởng của họ và bất kể mọi thứ.

Ts. Geoffrey Moore đã tiến hành nghiên cứu về chấp nhận công nghệ trong các công ty lớn và thấy rằng có lỗ hổng lớn giữa những người nhìn xa thấy rộng (người chấp nhận sớm) và người bảo thủ (đa số sớm). Người nhìn xa trông rộng nhiệt tình về các ích lợi nhưng không có phương tiện để làm cho nó xảy ra. Người bảo thủ quan tâm tới tài chính và thường để trễ mọi thay đổi cho tới khi họ chắc về thành công tài chính riêng của họ. Họ muốn đợi cho tới khi công nghệ mới được thiết lập để cho họ có thể chắc về thành công của họ. Ts. Moore kết luận: “Nếu lỗ hổng giữa người nhìn xa trông rộng và người bảo thủ là quá lớn, việc chấp nhận sẽ không xảy ra. Nếu nó mất thời gian lâu hơn, cơ hội sẽ bị mất.” Ông ấy chủ trương rằng cách tốt nhất cho chấp nhận công nghệ là hội tụ vào việc bắc cầu qua lỗ hổng giữa người nhìn xa trông rộng và người bảo thủ bởi vì những người theo sau bao giờ cũng đi theo và người lạc hậu sẽ không bao giờ thay đổi.

Ngày nay có thế hệ mới những thanh niên, người đã lớn lên cùng công nghệ. Họ biết về công nghệ cũng như hiểu ích lợi cho nên việc chấp nhận công nghệ có thể xảy ra nhanh hơn nếu có cơ hội. Thanh niên thường nhanh chóng chấp nhận những điều mới và họ phải được khuyến khích để phát triển các cơ hội cho bản thân họ bởi vì tương lai thuộc về họ. Chướng ngại chính là giáo dục và đào tạo đúng vì không có kĩ năng được cần, cơ hội sẽ bị mất.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com