Công nghiệp công nghệ của Ấn Độ

Tuần trước tôi đã ở Ấn Độ để tiến hành nghiên cứu về xu hướng phần mềm toàn cầu. Tôi bị ấn tượng bởi tiến bộ ở đó, cho nên tôi muốn chia sẻ với các bạn đôi điều thú vị, phần lớn là về cạnh tranh giữa nhiều bang ở Ấn Độ:

Theo chính phủ Ấn Độ, công nghiệp Công nghệ thông tin (CNTT) Ấn Độ đã xuất khẩu $150 triệu đô la trong năm 1990. Đến năm 2000 con số đó đã nhảy lên quá $4 tỉ đô la rồi đến năm 2009, con số đó đã bùng nổ tới $ 87 tỉ đô la. Ngành công nghiệp này đã tăng trưởng từ vài nghìn người phát triển năm 1990 tới hơn 2.5 triệu người phát triển năm 2009. Bởi vì những người phát triển kiếm được lương cao hơn nhiều so với công nhân trung bình, ngành công nghiệp CNTT đã tạo ra trực tiếp hay gián tiếp thêm 40 triệu việc làm không phải phần mềm và đẩy nền kinh tế Ấn Độ tới tăng trưởng nhanh nhất trong lịch sử chưa đầy hai mươi năm. Ngày nay, Ấn Độ cùng với Trung Quốc, Brazil và Nga là những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới và có thể vượt qua Mĩ và châu Âu trước năm 2015.

Họ đã làm điều đó thế nào? Câu chuyện bắt đầu vào năm 1990 khi chính phủ Ấn Độ trao cho Bộ Công nghệ thông tin (MIT) một sứ mệnh: “Làm Ấn Độ trở thành siêu cường CNTT.” Cốt lõi của chiến lược này là phát triển và tăng trưởng công viên công nghệ cho cả phần mềm và phần cứng. Tuy nhiên, công viên phần cứng KHÔNG thành công lắm như mong đợi bởi vì cạnh tranh cao từ các nước khác như Trung Quốc, Đài Loan và Malaysia. Bạn tôi Chandra nói với tôi: “Nếu như chúng tôi không thành công trong phần cứng thì chúng tôi có thể hội tụ vào phần mềm. Vào lúc đó, chúng tôi đã không biết rằng phần mềm là điều đúng.”

Công viên công nghệ phần mềm là tổ chức tự trị của Bộ công nghệ thông tin với 100% hướng xuất khẩu cho phát triển và xuất khẩu phần mềm máy tính, kể cả xuất khẩu dịch vụ chuyên nghiệp (khoán ngoài). Bên trong công viên, các công ty có thể thiết lập các tiện nghi với kết cấu nền phức tạp để cung cấp hỗ trợ cho khách hàng toàn thế giới. Bất kì dự án nào có chứa hàng hoá vốn nhập khẩu cho tới USD $10 triệu đô la đều được nhà cầm quyền địa phương thanh toán. Các công ty nước ngoài được phép thiết lập quyền sở hữu 100% của mình. Mọi sản phẩm nhập khẩu vào công viên đều hoàn toàn miễn thuế; việc tái xuất sản phẩm là được phép; các công tin hoạt động trong công viên được miễn trừ thuế công ty trong 10 năm đầu vận hành.

Bên cạnh các khuyến khích đặc biệt, chính phủ Ấn Độ cũng ban hành luật sở hữu trí tuệ với bản quyền phần mềm máy tính được bảo vệ theo điều khoản của Luật bản quyền Ấn Độ. Điều này làm cho luật bản quyền Ấn Độ, một trong những luật khắt khe nhất trên thế giới và đảm bảo cho các công ty nước ngoài rằng đầu tư của họ được bảo vệ 100%. Chính phủ cũng ban hành luật Khuyến khích sản xuất với Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) được khuyến khích bằng việc chấp thuận nhanh cho các thoả thuận cộng tác nước ngoài. Bởi vì những khuyến khích này, trong một thời gian ngắn, Ấn Độ đã hấp dẫn nhiều công ty Mĩ như Motorola, IBM, Apple, Oracle và Texas Instruments. Ngày nay, các công ty Mĩ là những nhà đầu tư chính của Ấn Độ trong những công viên công nghệ này.

Công viên công nghệ nổi tiếng nhất có lẽ là Bangalore hay “Thung lũng Silicon của phương Đông”. Công nhân có kĩ năng nói tiếng Anh nhất trong vùng với lương thấp, sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền địa phương là những yếu tố then chốt hấp dẫn các công ty nước ngoài tới vùng này. Các công ty như Intel, Novell, Philips, Siemens, Sony, Samsung, Microsoft, và Texas Instruments tất cả đều có chi nhánh tại Bangalore. Chính phủ Ấn Độ sớm nhận ra công nghiệp phần mềm là khu vực tăng trưởng chính cho nên họ đã thực hiện miễn giảm thuế thu nhập trên lợi nhuận cho mọi xuất khẩu phần mềm. Điều này động viên nhiều công ty địa phương Ấn Độ bắt đầu kinh doanh riêng của họ, đặc biệt trong khoán ngoài. Bên cạnh các kĩ năng kĩ thuật, người phát triển phần mềm Ấn Độ gần như thành thạo tiếng Anh khi so sánh với những người khác và đó là yếu tố then chốt tại sao nhiều nước đang khoán ngoài cho Ấn Độ thay vì cho nước khác. Xu hướng khoán ngoài bắt đầu vào cuối những năm 90 lúc thế giới đang dưới ấn tượng rằng "vấn đề máy tính năm 2000″ (Y2K) có thể làm tắt nhiều hệ thông tin. Bởi vì thiếu hụt người phát triển, những người có thể làm việc trên máy tính lớn với kĩ năng trong ngôn ngữ máy tính lớn (như, Fortran, Cobol v.v.), nhiều nước đã khoán ngoài công việc Y2K cho Ấn Độ nơi công nhân sẵng lòng làm việc trên các vấn đề máy tính lớn. Tuy nhiên, sau Y2K, nhiều nước nhận ra rằng người phát triển Ấn Độ cũng có thể làm việc trong nhiều khu vực với chi phí thấp đáng kể hơn so với người của họ và khoán ngoài sang Ấn Độ đã bùng nổ.

Tuy nhiên, ngày nay Bangalore đang lâm vào các vấn đề. Chi phí đang tăng vọt trên mọi vùng. Người phát triển phần mềm đang tìm kiếm lương cao hơn và đổi việc thường xuyên. Kết cấu nền của khu vực này, như vấn đề đường xá và vận tải, đang tạo ra nhiều vấn đề. Giao thông ở Bangalore là rất tệ, cắt điện xảy ra hàng ngày thậm chí hầu hết các công ty đều có máy phát điện riêng của họ. Chi phí sống cũng lên cao hơn hàng năm. Thành công của Bangalore làm lẩy cò nhiều cạnh tranh từ các thành phố khác, những nơi cũng mở công viên công nghệ của riêng họ với kết cấu nền tốt hơn và chi phí thấp hơn. Mặc cho những thách thức này, Bangalore được mong đợi tiếp tục tăng trưởng của nó và là đối thủ chi phối tương lai công nghệ cao của Ấn Độ.

Công viên công nghệ Ấn Độ thành công khác là thành phố tư vấn kĩ nghệ công nghệ thông tin Hyderabad (HITEC). Với viễn kiến trở thành thành phố xi be trước năm 2020 để cung cấp những tiện nghi kết cấu nền cấp thế giới cho công nghiệp CNTT toàn cầu tại một chỗ. Đây có lẽ là thành phố tăng trưởng hiện đại nhất và nhanh nhất ở Ấn Độ ngày nay. Học từ các vấn đề của Bangalore, chính quyền địa phương đã thiết kế tốt kế hoạch phát triển. Điều ấn tượng nhất với tôi là vị trí của các đại học "được trộn lẫn" với công nghiệp, nơi đã tạo ra bầu không khí thuận lợi để thúc đẩy canh tân và cộng tác. Sinh viên có thể đi tới lớp ngay bên cạnh công ti, nơi có thể thuê họ sau khi tốt nghiệp. Ở một khu vực nào đó, tôi thấy các sinh viên và công nhân tham gia vào các thảo luận kĩ thuật khi họ ăn trưa ở cùng chỗ. Ngày nay, Microsoft và Oracle đã đi vào và chiếm một phần lớn các tiện nghi ở đây. Bạn tôi nói với tôi rằng nhiều công ty công nghệ toàn cầu đã chờ đợi một cách lo lắng về một số tiện nghi đang được xây dựng. Từ điều tôi đã thấy, thành phố này có kết cấu nền hiện đại nhất ở Ấn Độ, chính quyền địa phương hứa điện không bị ngắt và miễn trừ việc cắt điệu theo luật. Chính quyền địa phương cũng đã xây dựng đường xá, công trình công cộng, và dịch vụ giao thông công cộng với dịch vụ xe bus trong toàn thành phố để tránh tắc nghẽn giao thông. Nó cũng có nhiều khách sạn đẳng cấp thế giới, các phức hợp mua bán, và trung tâm y tế lớn. Thành phố này cũng đầu tư vào kết nối tốc độ cao với Internet qua cáp sợi quang với các móc nối truyền thông ra thế giới. Nó có điện thoại, hội thảo videom, và dịch vụ vệ tinh. Tất cả những dịch vụ này đều được các cơ quan chính quyền cung cấp với chi phí thấp cho doanh nghiệp.

Mặc cho tất cả những kế hoạch và tiến bộ, Ấn Độ vẫn có nhiều vấn đề. Hệ thống giáo dục rất chậm thích ứng với thay đổi, thậm chí phần lớn các công ty lớn đã tạo ra đại học riêng của họ hay các trung tâm đào tạo nhưng thiếu hụt công nhân kĩ năng cao hơn là thực và sẽ phải mất nhiều năm nữa để làm hẹp lỗ hổng này. Bất bình đẳng xã hôi vẫn tồn tại, đặc biệt ở một số bang miền Đông. Lỗ hổng giữa giầu và nghèo đang ngày càng lớn hơn, một số do “cấu trúc đẳng cấp xã hội”. Tuy nhiên, Ấn Độ đã thiết lập bản thân mình như quốc gia hội tụ vào công nghệ để đem tới nhiều thay đổi được ham muốn và như bạn tôi Chandra đã nói với tôi: “Không nước nào là nghèo nếu nó đầu tư vào giáo dục. Giáo dục, đặc biệt giáo dục công nghệ sẽ giúp làm Ấn Độ tiến bộ từ hội tụ vào nông nghiệp sang hội tụ vào công nghệ khi chúng ta đang bước vào thời đại thông tin.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com