Công nghệ và việc làm/2

Công nghệ và việc làm phần 2

Tuần trước, trong lớp học về Quản lí hệ thông tin, một sinh viên hỏi: “Nếu công nghệ đang ngày càng tiến bộ hơn, phần lớn các công ti, cơ quan chính phủ, và cơ xưởng sẽ tự động hoá các qui trình doanh nghiệp của họ hay dùng các robot để thay thế công nhân thì mọi người có thể còn làm loại việc làm nào nữa?"

Tôi nói với em ấy: “Có nhiều cơ hội việc làm cho mọi người. Con người bao giờ cũng đi trước công nghệ bởi vì con người tạo ra công nghệ. Khi công nghệ thay đổi, việc làm của mọi người cũng sẽ thay đổi tương ứng. Chúng ta nhìn lại năm mươi năm trước khi mọi người dùng máy chữ. Yêu cầu về việc đánh máy chữ là khả năng gõ quãng 40 từ một phút. Ngày nay, bao nhiêu người trong các bạn thấy máy chữ được dùng trong công ti? Bao nhiêu máy chữ được quảng cáo? Có lẽ không còn cái nào vì máy tính đã thay thế máy chữ và phần mềm xử lí văn bản đã thay thế người gõ máy. Câu hỏi là điều gì đã xảy ra cho người gõ máy chữ khi không còn việc gõ máy chữ nữa? Tất nhiên, nhiều người trong số họ đã trở thành thư kí hay người lập trình phần mềm.”

“Cùng điều đó cũng xảy ra khi máy tính được phát minh. Yêu cầu về việc làm của người lập trình máy tính là khả năng lập trình trong mã nhị phân. Cuối cùng, các ngôn ngữ lập trình đã được phát minh ra cho nên chúng ta có hợp ngữ, rồi Basic, Pascal, C, C++, Java và nhiều ngôn ngữ lập trình chuyên sâu ngày nay. Khi công nghệ tiến bộ, kĩ năng con người cũng sẽ tiến lên tương ứng. Ngày nay có nhiều công nghệ mới và nhiều việc làm mới. Với mọi công nghệ mới, có hàng trăm việc làm mới được tạo ra cho mọi người. Chừng nào bạn còn sẵn lòng học kĩ năng mới, bạn không phải lo lắng.”

Một sinh viên khác hỏi: “Ngày nay, công nghệ nóng là “Tính toán mây” mà có thể tự động nhiều công việc đã từng được công nhân CNTT thực hiện. Nếu một công ty chuyển vào tính toán mây, những công nhân này sẽ không còn được cần tới nữa. Nhiều nhà tư vấn tính toán mây đã nói rằng tính toán mây có thể giúp cắt giảm chi phí, thay thế tự động hoá cho các công nhân kém hiệu năng, làm tăng thu nhập bằng việc sa thải người.”

Tôi trả lời: “Đây là hiểu lầm về tính toán mây. Tính toán mây là về tính hiệu quả chứ KHÔNG về thay thế người. Đầu tiên, nó có thể giúp giảm chi phí tính toán vì công ty không phải mua nhiều phần cứng. Thứ hai, nó có thể giúp công ty hội tụ vào kinh doanh chính của mình, và không lo lắng về công nghệ thông tin. Theo ý kiến của tôi, tính toán mây là về thay thế kĩ năng, KHÔNG thay thế người. Tất nhiên, một số việc làm CNTT kĩ năng thấp có thể bị xoá bỏ. Những người không thể cập nhật được kĩ năng của họ để làm việc trong môi trường tự động hoá cao sẽ gặp thời buổi khó khăn. Những người cung cấp hỗ trợ như sao lưu dữ liệu, thiết đặt, phục hồi dữ liệu, cập nhật ứng dụng, quản lí máy chủ có thể thấy rằng việc làm của họ đang chuyển sang nhà cung cấp dịch vụ tính toán mây. Tuy nhiên, công nhân CNTT sẵn lòng học kĩ năng mới sẽ có tương lai sáng sủa hơn. Hiện thời nhu cầu về người quản lí dịch vụ CNTT là lớn tới mức cầu đã vượt quá cung. Tôi cũng tin rằng những người có thể lập kế hoạch, quản lí, thiết kế và xây dựng hệ thống tính toán mây và ứng dụng sẽ có nhu cầu cao. Ngày nay và trong vài năm tới, Phần mềm như dịch vụ (SaaS) và tính toán mây sẽ chi phối công nghiệp CNTT. Nhiều kĩ năng thủ công sẽ bị thay thế bằng tự động hoá. Với tự động hoá, các kĩ năng sẽ thay đổi sang hướng theo dịch vụ nhiều hơn và những việc làm này sẽ yêu cầu ít nhất bằng đại học hay hơn.”

“Vì tính toán mây đang được thực hiện ở nhiều chỗ, nhu cầu về những người hiểu phần mềm tính toán mây sẽ tăng lên. Một số kĩ năng như thiết kế mạng, phân hoạch máy chủ, phục hồi thảm hoạ, lưu giữ dữ liệu phân bố, quản lí giao tác, kiểm thử hiệu năng, quản trị hệ thống, quản lí năng lực, phân tích tài chính, quản lí sự cố, quản lí dịch vụ, quản lí thay đổi v.v sẽ được cần tới.”

Khi công nghệ tiếp tục thay đổi, việc làm sẽ tiến hoá và mọi người cần cập nhật kĩ năng của họ tương ứng. Đó là lí do tại sao phải biết cái gì sẽ thay đổi? Biết kĩ năng nào được cần ngày nay và ngày mai là rất quan trọng. Chừng nào bạn sẵn lòng học những điều mới, cập nhật kĩ năng của bạn thì bạn chẳng phải lo lắng gì.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com