Công nghệ thông tin và thế giới của chúng ta
Công nghệ thay đổi nhanh chóng và tạo ra những thách thức mới cho mọi công ty và cấp quản lí của nó nhưng một số công ty có thể không biết phải làm gì. Công nghệ có thể cho những ích lợi lớn cho công ty nếu cấp quản lí hiểu rõ nó nhưng có thể là khó và tốn kém nếu cấp quản lí không hiểu nó. Vì nỗi sợ đó, nhiều người quản lí công ty thường lấy thái độ “đợi cho mọi sự thành rõ ràng” trước khi làm bất kì cái gì thế rồi họ bỏ lỡ cơ hội. Một số người quản lí có triệu chứng "tôi biết" bằng việc bất chấp điều họ không biết và tiếp tục làm cùng điều cũ như không cái gì xảy ra.
Khi máy tính cá nhân (PC) được tạo ra, hầu hết người quản lí đều coi nó là "đồ chơi" chứ không phải là "phát kiến" thực. Một người quản lí nói với báo chí: “Làm sao một chiếc máy tính nhỏ do hai người tạo ra, người thậm chí còn không hoàn thành đại học mà có thể thay thế được máy tính năm triệu đô la do IBM xây dựng? Điều đó là nực cười.” Nhưng PC đã làm thay đổi mọi thứ và đẩy mọi công ty máy tính lớn như Digital Equipment, Data General, và Wang Computer v.v. ra khỏi kinh doanh và cũng gần như buộc IBM rơi vào phá sản. Vào lúc đó không ai tin rằng một máy tính nhỏ có thể làm tăng hiệu quả văn phòng, giảm chi phí và bắt đầu cuộc cách mạng điện tử kéo dài mãi tới ngày nay.
Cùng điều đó cũng đã xảy ra khi Internet được lập ra. Phần lớn những người quản lí đã không thấy nó như một "phát kiến" thực khác. Một quan chức điều hành cấp cao tuyên bố: “Không có nhu cầu để kết nối máy tính với nhau, máy tính được tạo ra để làm việc, không để nói chuyện với nhau. Chúng tôi không muốn "tán gẫu" giữa các máy tính.” Phần lớn các công ty đều bỏ qua Internet như thứ “vô dụng” chỉ ít công ty thấy nó như một cách mới để làm kinh doanh và họ đã tạo ra Amazon và Google.
Khi các kĩ sư ở một công ty điện thoại lớn chứng tỏ rằng có thể tích hợp máy tính vào trong điện thoại di động, một người quản lí kêu lên: “Máy tính là máy tính và điện thoại là điện thoại và hai thứ này không trộn lẫn nhau. Không ai sẽ mua máy tính bên trong điện thoại.” Nhưng Steve Jobs nghe nói về điều đó và ngay lập tức ra lệnh cho các kĩ sư Apple tạo ra “iPhone” và cách mạng hoá hoàn toàn ngành công nghiệp viễn thông lần nữa. Ông ấy thường nói: “Phát kiến là về kết nối mọi chấm để tạo ra sản phẩm mà không ai đã từng mơ tới trước đây. Nó yêu cầu 50% tưởng tượng và 50% tri thức kĩ thuật.” Tuy nhiên, phần lớn những người quản lí nghĩ họ đã "biết mọi thứ" do việc thiếu tưởng tượng của họ và đó là lí do tại sao nhiều người bỏ lỡ cơ hội này.”
Công nghệ thông tin làm thay đổi cách các công ty làm kinh doanh và cách mọi người làm việc. Với công nghệ, nhiều công việc được tự động hoá và một số việc làm bị gạt bỏ nhưng đồng thời nó tạo ra những việc làm mới nữa. Ngày nay mọi người kiểm email thay vì thư từ; họ đọc tin tức từ máy tính hay điện thoại thông minh thay vì báo chí; họ nhận câu trả lời cho câu hỏi của họ bằng việc dùng động cơ tìm như Google và Bing; họ mua và bán các thứ trực tuyến thay vì mở cửa hàng vật lí; họ có thể mua và bán chứng khoán trực tuyến hay đặt vé du lịch trực tuyến bằng việc dùng máy laptop riêng của họ. Từ khía cạnh kinh doanh, công nghệ thông tin có thể tự động hoá nhiều công việc, làm tăng hiệu lực và hiệu quả cũng như giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho bất kì công ty nào. Công nghệ cho công ty nhiều ưu thế mà chưa bao giờ có trước đây và với những người lãnh đạo, có nhiều thông tin sẵn có hơn từ đó họ có thể làm quyết định nhanh chóng. Thay vì chờ đợi hàng tuần hay hàng tháng để có báo cáo, ngày nay người lãnh đạo có thể có được bất kì thông tin nào họ cần chỉ trong vài phút.
Vài tháng trước, tôi đã tới thăm một công ty ô tô ở Hàn Quốc nơi người điều hành chỉ cho tôi "bảng điều khiển" trong văn phòng anh ta. Nó chỉ ra thu nhập, chi phí vận hành, lợi nhuận, và các thông tin khác mà người điều hành cần, bảng điều khiển này được cập nhật cứ mỗi mười lăm phút. Anh ta nói: “Với hệ thống trinh sát doanh nghiệp này, tôi cũng có thể thấy được điều các đối thủ cạnh tranh của tôi đang làm, số bán của họ, chi phí của họ và lợi nhuận của họ nữa. Đó là lí do tại sao tôi có thể làm quyết định nhanh chóng vì phần mềm của tôi thu thập hàng triệu thông tin thị trường trên khắp thế giới cứ mỗi năm phút, phân tích và tổ chức chúng rồi hiển thị cho tôi để làm quyết định. Tôi không cần cuộc họp quản lí; tôi không phải đọc báo cáo. Mọi thứ đều ở đây, đơn giản và nhanh chóng vì công nghệ thông tin.” Đêm đó trong bữa tối, anh ấy bảo tôi rằng khi anh ấy thấy một trong những đối thủ cạnh tranh của anh ấy giảm giá xe đi $500 để thúc đẩy bán hàng, anh ấy lập tức gọi điện thoại cho cấp quản lí và ra lệnh giảm $700 cho xe của anh ấy nữa. Anh ấy nói: “Ông có lẽ tự hỏi tại sao tôi làm quyết định nhanh thế. Hệ Trinh sát doanh nghiệp đã dự báo rằng nếu tôi giảm giá đi $200 đô la nhiều hơn đối thủ cạnh tranh của tôi thì tôi có thể tăng được số bán xe lên 5% mặc dầu lợi nhuận của tôi sẽ ít hơn nhưng tôi sẽ thâu tóm thêm được 0.5% phụ thêm của thị trường và đến cuối năm, giá trị công ty của tôi có thể tăng lên trên một tỉ đô la. Tất cả những điều này là có thể do phần mềm phân tích dữ liệu Big data phức tạp dự đoán thị trường tương lai và giúp tôi làm quyết định đúng.”
Ngày nay nhiều công ty lớn đang dùng hệ Trinh sát doanh nghiệp và phân tích Big data để giúp cho người quản lí cấp cao làm quyết định dựa trên sự kiện và dữ liệu. Mọi thứ họ làm đều thuần tuý logic và thống kê, không có tình cảm hay thiên kiến cá nhân trong các kiểu làm quyết định này, điều hoàn toàn khác với "cách quản lí cũ", những người tin rằng họ "đã biết mọi thứ" và từ chối học điều mới. Những người này thường làm quyết định dựa trên thiên kiến và ý kiến cá nhân thay vì sự kiện và logic. Tôi biết ai sẽ thắng và công ty nào sẽ thành công trong thế giới cạnh tranh cao này. Lãnh đạo ngày nay cần viễn kiến, tri thức và rồi dựa vào sự kiện và dữ liệu để làm các quyết định cần thiết.
Công nghệ có thể đưa chúng ta tới mức độ mới nhưng là con người, chúng ta cũng phải nghĩ cẩn thận về cái gì là đúng và sai, và cái gì là đạo đức. Internet mở ra cách mới để làm kinh doanh toàn cầu thay vì địa phương nhưng nó cũng mở ra cánh cửa cho các hackers nữa. Điện thoại di động cho phép công nhân làm việc từ bất kì chỗ nào, nhưng nó có thể can nhiễu vào cuộc sống cá nhân vì người quản lí có thể liên lạc với công nhân bất kì lúc nào. Công nghệ số thức tạo ra sản phẩm mà không có chi phí chế tạo, nhưng nó cũng tạo ra việc sao chép lậu phần mềm, âm nhạc và các sản phẩm khác nữa. Phần lớn mọi người thường nghĩ về công nghệ nào sẽ "làm cho chúng ta", nhưng ít người chú ý tới "làm cho chúng ta" có thể là gì.
Là người kĩ thuật, tôi yêu thích công nghệ và điều chúng có thể làm cho cuộc sống của chúng ta tốt hơn nhưng tôi cũng báo trước cho sinh viên của tôi rằng họ phải học cả mặt tích cực cũng như mặt tiêu cực của điều công nghệ có thể làm. Bên cạnh các kĩ năng kĩ thuật, họ phải hiểu đạo đức, luân lí và nhận biết rằng bản thân công nghệ là trung lập nhưng chính con người dùng nó, người tạo ra nó và người kiểm soát nó theo mục đích nào đó. Sinh viên phải học về tác động của công nghệ lên cuộc sống của chúng ta, xã hội chúng ta, cũng như lên thế giới vì chúng ta đang sống trong một thế giới được kết nối nơi mọi thứ đều có quan hệ tương hỗ và được tích hợp.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com