Câu chuyện từ Ấn Độ
Biến đổi lớn của Ấn Độ từ một nền nông nghiệp nghèo nàn thành một nước công nghệ giầu có dựa trên một viễn kiến đã được lập kế hoạch từ thời Ấn Độ mới giành được độc lập từ Anh năm 1947. Với dân số gần một tỉ người và nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào nông nghiệp, đất nước mới độc lập này nghèo tới mức nó thậm chí không thể nuôi nổi người riêng của nó. Những người lãnh đạo Ấn Độ tin rằng cách duy nhất để thoát ra khỏi nghèo nàn là đầu tư vào "sức mạnh trí não” của người của họ bằng việc có hệ thống giáo dục tốt, tốt như hệ thống ở các nước đã phát triển. Thủ tướng đầu tiên của họ, Jawaharlal Nehru tin nền tảng của hệ thống giáo dục phải là đại học công nghệ tương tự như Massachusetts Institute of Technology (MIT) nơi sẽ tạo ra nhiều kĩ sư và nhà khoa học để giúp Ấn Độ tiến lên trước.
Năm 1950, chính phủ Ấn Độ thiết lập Viện công nghệ Ấn Độ (IIT) và trường đầu tiên được xây dựng trên một nhà tù trước đây nơi người Anh đã giam cầm các tù nhân chính trị. Cuối cùng viện đã mở rộng ra nhiều trường công nghệ ở khắp nước. Vào những ngày đầu, chính phủ Ấn Độ gửi sinh viên hàng đầu của họ sang Mĩ và Anh để có được giáo dục tốt nhất ở đó, nơi họ chấp nhận các chương trình tiên tiến nhất và đem trở lại Ấn Độ. IIT dựng nên danh tiếng trên một chương trình đào tạo rất nghiêm ngặt. Mỗi năm nó nhận vào chỉ 2 phần trăm trong số 300,000 người xin vào học hàng năm và vì việc xét vào có tính chọn lọc cao này, IIT đã phát triển những kĩ sư và nhà khoa học giỏi nhất cho Ấn Độ. Được nhận vào IIT là đảm bảo về việc làm tốt hay cơ hội để tiếp tục vào các trường đại học hải ngoại. Ngay cả ngày nay, giấc mơ của mọi sinh viên Ấn Độ là được nhận vào IIT.
Để đặt nền tảng vững chắc, ông Jawaharlal Nehru đã chọn Bangalore, một thành phố nhỏ ở giữa Ấn Độ làm "thành phố của tương lai,” nơi ông ấy đặt phần lớn việc nghiên cứu của chính phủ và các phòng thí nghiệm không gian ở đó như cơ sở để thực hiện viễn kiến công nghệ. Qua thời gian, mọi người lãnh đạo Ấn Độ vẫn tiếp tục theo viễn kiến này mà người tiền nhiệm của họ đã bắt đầu. Khi ngành công nghiệp công nghệ bùng nổ vào cuối những năm 1980, Ấn Độ sẵn sàng nắm lấy cơ hội này. Citibank là công ty Mĩ đầu tiên thiết lập trung tâm dữ liệu ở Bangalore năm 1985 để xử lí các giao tác ngân hàng và tài liệu giấy tờ. Về sau, Texas Instruments mở một trung tâm dữ liệu nhỏ ở đó rồi Hewlett-Packard xây dựng một cơ xưởng điện tử ở đó năm 1989. Lí do một số công ty Mĩ thiết lập cơ xưởng ở Bangalore là công nhân Ấn Độ có thể nói được tiếng Anh và sự sai biệt 12 giờ giữa Mĩ và Ấn Độ cho phép các công ty vận hành 24 giờ liên tục. Khi công nhân Mĩ về nhà ban đêm, công nhân Ấn Độ có thể tiếp tục việc làm vì đó là buổi sáng ở đó. Chính phủ Ấn Độ tiếp tục cải tiến kết cấu nền của nó để làm cho thành phố phù hợp tốt hơn cho các công ty nước ngoài tới. Có những khuyến khích thuế và tài chính, giảm giá điện, lập vùng miễn giảm, và rút bớt phí đăng kí để thu hút nhiều công ty nước ngoài tới đặt trụ sở ở đó. Tuy nhiên, đầu tư vào giáo dục công nghệ là yếu tố then chốt cho tăng trưởng ngành công nghiệp công nghệ Ấn Độ. Khi các công ty Mĩ cần đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về công nhân có kĩ năng CNTT, các công ty Ấn Độ sẵn sàng cung cấp lực lượng lao động có kĩ năng và xu hướng làm khoán ngoài bắt đầu vào cuối những năm 1990.
Trong suốt những năm 1990, các công ty Mĩ đã khoán ngoài bất kì cái gì họ có thể để giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Theo một khảo cứu, quãng 65% công ty Mĩ đã khoán ngoài một số công việc cho Ấn Độ. Bangalore trở thành điểm đến chính của nhiều công việc công nghệ. Khi nhiều việc làm được trả lương cao hơn thành sẵn có, nó đã khuyến khích nhiều sinh viên học công nghệ và ngành công nghiệp công nghệ đã bùng nổ. Ngày nay hơn một phần ba sinh viên đại học ở Ấn Độ đang ghi danh vào Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) và đang tạo ra lực lượng lao động công nghệ mạnh nhất trên thế giới.
Khi chúng tôi bước qua khuôn viên IIT Mumbai, bạn tôi, giáo sư Krishnan giải thích: “Trong quá khứ làm khoán ngoài đã là về chi phí thấp nhưng ngày nay nó là về kĩ năng cao hơn. Nếu chúng tôi tiếp tục theo chi phí thấp thì chúng tôi không thể cạnh tranh được với các nước có chi phí thấp hơn ở Đông Nam Á và châu Phi. Để duy trì đi trước, chúng tôi phải liên tục cải tiến đào tạo của chúng tôi để bắt kịp với nhu cầu thị trường. Trong những năm 2000, ngôn ngữ lập trình là quan trọng vì khách hàng của chúng tôi cần những người phát triển phần mềm nhưng ngày nay di động và tính toán mây là những kĩ năng có nhu cầu cao cho nên chương trình đào tạo của chúng tôi được cập nhật với những kĩ năng mới này. Anh có lẽ biết rằng rằng nhiều kĩ năng có nhu cầu cao ngày nay thậm chí không tồn tại năm năm trước nhưng chúng tôi giám sát nhu cầu một cách cẩn thận và điều chỉnh việc đào tạo của chúng tôi tương ứng theo.” Tôi đồng ý: “Các anh là đúng, năm năm trước việc làm như người thiết kế giao diện người dùng, chuyên viên tính toán mây hay người phân tích dữ liệu lớn thậm chí chưa tồn tại.”
Khi chúng tôi bước vào các toà nhà có điều hoà nhiệt độ, Krishnan giải thích: “Toà nhà này được một cựu học sinh của chúng tôi tặng cho trường chúng tôi, Giám đốc điều hành của Infosys Nandan Nikelani. Anh ấy tốt nghiệp ở đây và đi làm việc cho Patni Information Systems nơi anh ấy đã gặp Narayana Murthy và cùng nhau họ đã sáng lập ra Infosys, một trong những công ty CNTT lớn nhất ở Ấn Độ. Cho dù anh ấy đã trở thành tỉ phú nhưng anh ấy chưa bao giờ quên trường đã giáo dục anh ấy. Thay vì chi tiền vào những thứ vật chất như các triệu phú và tỉ phú khác, anh ấy đã xây dựng một trung tâm máy tính mới có thương hiện cho trường cũ của anh ấy.” Tôi đồng ý: “Đại học của các anh đã thành công trong phát triển nhiều người lãnh đạo trong kĩ nghệ và công nghệ cho Ấn Độ. Người tốt nghiệp của các anh đã phát triển đất nước các anh thành một nước công nghệ cao.” Krishna lắc đầu: “Còn chưa đâu, đầu tư vào giáo dục có rủi ro. Phần lớn người tốt nghiệp giỏi nhất của chúng tôi bây giờ đang rời khỏi đất nước để tìm việc làm tốt hơn ở hải ngoại. Mặc dầu có nhiều cơ hội việc làm ở đây nhưng quãng một nửa người tốt nghiệp CNTT của chúng tôi ưa thích đi sang Mĩ để làm việc. Cho tới khi họ quay về và đóng góp cho nền kinh tế của chúng tôi thì viễn kiến của chúng tôi mới hoàn thành đầy đủ.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com