Câu chuyện khác từ Ấn Độ
Bangalore là một thành phố đầy sức sống của các công ty công nghệ nước ngoài, bao gồm cả các công ty Mĩ như Microsoft, Google, IBM, Cisco, General Electric, Motorola, Hewlett Packard và Intel. Cũng có bầu không khí tương tự của thung lũng Silicon, California với các nhà hàng mới đắt tiền, giao thông tắc nghẽn, giá mua nhà cao. Phần lớn các khách sạn, nhà hàng và hộp đêm đều chật đầy với công nhân công nghệ và khách hàng từ khắp thế giới. Mặc dầu Ấn Độ đã thay đổi thành một quốc gia giàu có nhưng kẽ hở giữa giầu và nghèo vẫn còn thấy được: Ngay bên cạnh các nhà hàng và hộp đêm đắt tiền nơi công nhân công nghệ chi tiêu phung phí về thức ăn và rượu là những thùng rác câm lặng nơi người nghèo sống từ những đồ bỏ đi. Có những biệt thự đắt tiền với những xe hơi đời mới nhất nằm không xa với khu nhà ổ chuột, nơi hàng nghìn người sống trong các lán làm bằng các thùng các tông.
Toà nhà tổng hành dinh tại Banglore của Infosys trông tương tự như bất kì công ty công nghệ cao nào của Mĩ với cảnh quan đẹp, tiệm cà phê hiện đại, tiện nghi thể thao và những tiện nghi khác. Bạn có thể thấy nhiều công nhân công nghệ trẻ trong quần áo thời thượng đang kiểm tin nhắn trên những điện thoại thông minh mới nhất. Bạn tôi Ajit giải thích: “Infosys là công ty Ấn Độ đầu tiên cấp cho công nhân của nó tuỳ chọn cổ phần điều làm cho nhiều người trở thành triệu phú. Nó đặt ra xu hướng ở Ấn Độ rằng công nghệ có thể làm cho bạn thành giầu. Khi thanh niên nhìn mọi người theo tuổi của họ mà có thể mua được xe đắt tiền, sống trong những biệt thự lớn, họ xô vào học công nghệ. Bạn không cần thuyết phục họ rằng khoa học và công nghệ là những lĩnh vực tốt nhất để học trong đại học vì tất cả họ đều thấy điều đã xảy ra cho người tốt nghiệp từ những lĩnh vực này. Có nhiều việc làm công nghệ sẵn có ở đây tại Bangalore và nhiều công nhân tương đối giầu có. Bạn có thể thấy nhiều xe hơi đời mới nhất quanh thành phố, điều không thể tưởng tượng được vài năm trước. Nhiều công nhân công nghệ trẻ đang mua nhà đắt tiền, điều mà bố mẹ họ làm việc cả đời thậm chí cũng không thể mơ tới việc mua chúng.”
Có nhiều khách quan trọng tới thăm Infosys, biểu tượng về cách Ấn Độ đã thành công trở thành một nước công nghệ. Như một phần của văn hoá địa phương, nhiều người đã trồng cây trên đất. Bạn tôi Ajit trỏ vào một cây: “Cây đó được Bill Gates trồng năm 2002 khi ông ấy tới thăm Infosys. Quá bên đó là cây được thủ tướng Anh Tony Blair trồng và cạnh đó là cây được Michael Dell, CEO của công ty máy tính Dell trồng.” Quán cà phê của Infosys là rất hiện đại với đủ kiểu thức ăn, Ajit giải thích: “Công ty của chúng tôi đang bành trướng ra toàn cầu; chúng tôi mở các trung tâm phần mềm ở Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Âu và Mĩ và đem nhiều công nhân về đây để đào tạo. Anh có thể thấy người từ Đức, Anh, Nhật Bản và Hàn Quốc ở đây và đó là lí do tại sao chúng tôi phải cung cấp các kiểu thức ăn đặc biệt.”
Infosys phát triển đủ loại phần mềm cho khách hàng trên khắp thế giới nhưng khách hàng then chốt của họ là các công ty Mĩ. Có một danh sách hàng nghìn công ty Mĩ trong số khách hàng của họ. Infosys trả cho các kĩ sư phần mềm của nó trung bình $800 đô la một thán ở Bangalore, ít hơn điều việc làm tương đương ở Mĩ trả nhưng là ấn tượng ở Ấn Độ vì mức sống trung bình của người Ấn Độ là $570 một năm. Infosys là một ví dụ về làm sao chỉ trong 20 năm, đất nước nông nghiệp nghèo nàn này có thể tăng trưởng thành người khổng lồ công nghệ điều đã trở thành sự ghen tị của phần lớn các nước trong thế giới đang phát triển. Ngày nay nó cũng tạo ra mối quan ngại trong các nước đã phát triển rằng Ấn Độ có thể cạnh tranh trong thị trường công nghệ và lấy mất kinh doanh của họ. Bạn tôi Ajit giải thích: “Có một phong trào chống lại làm khoán ngoài trong nhiều nước. Một số công ty lớn không muốn tranh cãi thêm, cho nên họ dừng khoán ngoài. Nhưng chúng tôi mở các trung tâm phát triển của mình ở các nước của họ và thuê người của họ cho nên chúng tôi trở thành một phần của nước họ và kinh doanh vẫn tiếp tục. Chúng tôi bây giờ là công ty toàn cầu với nhiều trung tâm phần mềm trên khắp thế giới và chúng tôi đang bành trướng nhanh chóng.”
Tôi hỏi: “Nhưng trong trường hợp đó, chi phí không còn là ưu thế vì các anh phải trả giá cao hơn.” Ajit giải thích: “Điều đó đúng nhưng ngày nay với sự thiếu hụt kĩ năng CNTT, chi phí không còn là yếu tố then chốt mà kĩ năng mới then chốt. Chúng tôi có đào tạo được cập nhật nhất cho công nhân của chúng tôi. Nhiều công ty sẵn lòng trả lương hàng đầu cho những kĩ năng mà họ cần. Với toàn cầu hoá, nhiều thứ thay đổi, mọi người đều tìm sản phẩm và dịch vụ tốt nhất bất kể tới chi phí. Mọi người sẵn lòng trả tiền cho iPhone đắt tiền hơn là điện thoại thông minh rẻ hơn. Khách hàng đang đòi hỏi những kĩ năng mới nhất cho nên chúng tôi phải điều chỉnh nhanh chóng. Vì giáo dục là chậm thay đổi ở mọi nước, chúng tôi tận dụng ưu thế này bằng việc đào tạo công nhân của chúng tôi với kĩ năng mới nhất. Qui tắc mới không còn là chi phí mà là kĩ năng có nhu cầu cao. Nếu anh nhìn vào thành công của chúng tôi, anh có thể thấy rằng nếu chúng tôi duy trì chi phí thấp, chúng tôi không thể cạnh tranh được với các nước Đông Nam Á và châu Phi dù họ có chi phí thấp hơn nhưng họ không có kĩ năng có nhu cầu cao. Công nhân ở các nước đó có thể viết mã và kiểm thử nhưng họ không thể làm điều công nhân chúng tôi có thể làm. Đó là lí do tại sao đầu tư của chúng tôi vào giáo dục là ưu thế then chốt.”
Ajit kết luận: “Ấn Độ đang tiến nhanh hướng tới tương lai rất tươi sáng. Tầng lớp trung lưu của chúng tôi đã tăng gấp ba từ 100 triệu lên quãng 300 triệu trong 15 năm qua. Những người này sống ở đây, mua các thứ ở đây, và đóng góp cho nền kinh tế của chúng tôi. Thị trường thế giới về công nghệ đang bùng nổ và Ấn Độ sẵn sàng tận dụng ưu thế của điều đó. Tất cả đều do viễn kiến được đặt ra từ năm 1947 bởi Mahatma Gandhi: “Đầu tư vào con người riêng của chúng tôi bằng việc cho họ giáo dục tốt nhất và họ sẽ làm cho đất nước này thành quốc gia mạnh nhất trên trái đất.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com