Câu chuyện giáo dục của Ấn Độ
Đêm trước tôi đi ăn tối với Ravi, một người bạn từ Ấn Độ. Cuộc đối thoại biến thành chủ đề về giáo dục cho nên tôi hỏi anh ấy về báo cáo của NASSCOM rằng 75% sinh viên công nghệ thông tin Ấn Độ không đủ phẩm chất để làm việc trong công nghiệp. Tôi muốn biết về tại sao hệ thống giáo dục Ấn Độ trở nên tệ thế trong những năm gần đây.
Ravi bảo tôi: “Người ta nói điều gì đó giống thế này xảy ra. Không lâu mấy trước đây chúng tôi đã thành công vì sinh viên của chúng tôi được lựa chọn cẩn thận và có chất lượng tốt. Kinh doanh toàn cầu đang đổ vào hàng tỉ đô la mỗi tháng, nhiều việc làm CNTT được tạo ra, kinh tế cải thiện lớn, và nhiều việc làm CNTT được cần tới. Trong vài năm, các thành phố Ấn Độ như Bangalore, Hyderabad trở thành các trung tâm của làm khoán ngoài CNTT. Thành công của chúng tôi đem tới nhu cầu cao về công nhân CNTT cho nên chính phủ chỉ đạo các trường phát triển nhiều công nhân CNTT hơn. Tuy nhiên, không có kế hoạch về cách thực hiện nó. Tuỳ các trường làm bất kì cái gì họ có thể làm.”
“Bạn không thể mong đợi có hàng trăm nghìn sinh viên mà không thuê thêm giáo sư. Bạn có thể tìm đâu ra hàng nghìn giáo sư CNTT? Bạn tìm đâu ra các lớp học cho các sinh viên tăng thêm? Vì không có chiến lược, không kế hoạch, không ngân quĩ, không chỉ đạo, mọi sự trở nên rất hỗn độn và số lượng tăng lên, chất lượng giảm đi rất nhanh. Bởi vì nhu cầu cao trong công nghiệp CNTT, nhiều sinh viên muốn học về CNTT. Về truyền thống, sinh viên cần qua được các kì thi với điểm số cao để vào khoa CNTT nhưng với nhu cầu cao, hối lộ trở thành cách thông thường để được điểm cao. Chuẩn đầu vào là thấp hơn để làm cho nhiều sinh viên dễ dàng được vào. Khi trường không lựa chọn được sinh viên giỏi nhất và lỗi lạc nhất vào học bạn không thể mong đợi người giỏi nhất và lỗi lạc nhất tốt nghiệp ra. Khi trường cho phép nhiều sinh viên thế được đăng tuyển với chất lượng tối thiếu thì họ sẽ cho tốt nghiệp nhiều người không đủ tư cách.”
Tôi hỏi: “Nhưng có đào tạo, bài tập về nhà, bài kiểm tra, bài thi để đảm bảo rằng sinh viên học cái gì đó... ”
Ravi lắc đầu: “Khi bạn có nhiều sinh viên không đủ tư cách vào học, mọi sự bắt đầu thay đổi. Có qui mô lớn những chuyện chép bài, gian lận và các cách thức khác để qua được kiểm tra và có được bằng cấp. Toàn thể hệ thống giáo dục đã trở thành cái vòng luẩn quẩn những người thực hành lối tắt, dạy lối tắt và thủ đoạn, và những người đó phải dùng lối tắt để có được bằng cấp. Cao đẳng và đại học đã trở thành chỗ của thực hành hối lộ dẫn tới bằng cấp không phục vụ cho mục đích gì. Một số giáo viên tốt muốn tuân theo các qui tắc đạo đức cũ nhưng thua những người bán tài liệu để cho sinh viên qua được kì thi quốc gia. Với tiền sinh viên có thể mua việc nhập học vào đại học. Họ có thể mua tài liệu đáp án kiểm tra, họ có thể hối lộ những giám thị kiểm tra, họ có thể làm cho các quan chức nhà trường đổi điểm cho họ, họ có thể để ai đó làm bài kiểm tra hộ họ.”
Tôi hỏi: “Nhưng nếu mọi người biết chuyện hối lộ như vậy thì chính phủ làm gì về điều đó?"
Anh ấy cười: “Chuyện đó có gì bí mật đâu. Mọi người đều biết. Trong nhiều năm, báo chí Ấn Độ đã in những bài báo về hối lộ ở trường mà chẳng cái gì xảy ra cả. Có những điều quan trọng hơn là giải quyết vấn đề này. Ấn Độ có nhiều bang, một số bang đã phát triển tốt nhưng một số bang rất nghèo. Chính quyền địa phuowng nhấn mạnh vào việc có nhiều sinh viên CNTT bởi vì họ hi vọng rằng điều đó sẽ đem tới đầu tư nước ngoài và thịnh vượng. Mọi quan chức chính phủ đều nhìn vào Bangalore hay Hyderabad với mức ghen tị nào đó. Họ biết rằng có lực lượng lao động CNTT sẽ đem tới việc làm. Họ biết rằng có thiếu hụt trầm trọng công nhân công nghệ cao cho nên họ thúc đẩy các trường địa phương tạo ra nhiều công nhân CNTT hơn. Không may, không có chọn lọc tốt khi vào trường, không có giáo sư giỏi, và không có chương trình đào tạo đúng, họ chỉ phát triển nhiều sinh viên tốt nghiệp CNTT mà không có kĩ năng, không tri thức, và không việc làm.”
“Ngay cả trong tình huống xấu, nếu sinh viên sẵn lòng học, nếu họ thu nhận tri thức nào đó, họ vẫn có cơ hội tốt để kiếm được việc làm. Tuy nhiên, nhiều sinh viên chấp nhận thói quen xấu về sao chép bài tập về nhà và hối lộ giám thị kiểm tra. Những hành vi này chỉ ra rằng sinh viên chỉ muốn bằng cấp chứ không phải tri thức. Phần lớn sinh viên không nhận ra điều này cho tới khi họ phải đi tìm việc làm. Đến lúc đó quá trễ rồi. Sau khi đầu tư bốn năm trong trường, có vài triệu sinh viên CNTT không có kĩ năng và không có việc làm. Đó là lí do tại sao NASSCOM có một báo cáo báo động cho công nghiệp và chính phủ.”
Ravi lắc đầu: “Tôi cảm thấy rất buồn mọi lúc tôi quay trở về trường cũ của tôi. Nó không còn là trường mà tôi đã học ra nữa. Nó đã thay đổi nhiều thế. Ngày nay, kinh tế Ấn Độ đang làm rất tốt và chúng tôi có nhiều người giầu. Trong mọi đại học, có một số nhỏ các sinh viên xuất thân từ các gia đình giầu có. Họ không phải tìm việc làm vì việc làm được dành sẵn cho họ. Họ sẽ làm việc trong doanh nghiệp gia đình của họ cho nên với họ bằng cấp chỉ là là để trưng bày. Nó là thứ để in vào danh thiếp của họ hay để trưng trong văn phòng của họ. Nó cho họ địa vị trong xã hội. Phần lớn không tới trường để được giáo dục. Họ tới trường chỉ để vui đùa và gặp bạn gái. Họ có tiền cho nên họ thường có nhiều người theo sau. Đây là những sinh viên vây quanh "bạn trai giầu" để đi tiệc tùng và học những thói quen xấu. Trường học trở thành chỗ tối thượng của họ để đàn đúm tiệc tùng. Tôi nghĩ mọi trường đều có khoảng mười tới mười lăm phần trăm sinh viên vào đại học không để học mà chỉ để cho vui. Họ cư xử không đứng đắn, có thái độ xấu và đôi khi thậm chí còn thách thức thầy giáo. Thầy giáo ngần ngại cho họ điểm xấu vì các sinh viên giầu được gắn với những gia đình quyền thế. Một số giáo viên nhận được quà đặc biệt bởi việc hỗ trợ cho những sinh viên giầu này.”
“Với mục tiêu có được bằng cấp, một số sinh viên trở thành thành viên của các băng nhóm có tổ chức. Họ cai quản trường học. Không ai dám đối lập họ. Với số tiền đáng kể họ xoay xở mọi thứ với người có thể trả được. Họ bán tài liệu kiểm tra, hối lộ giám thị kì kiểm tra, đổi điểm xấu thành điểm tốt. Kết quả là ở chỗ với tiền người ta có thể làm gần như mọi thứ để được bất kì cái gì. Điều này đã xảy ra ở trường phổ thông, cao đẳng và đại học ở Bihar. Bây giờ Uttar Pradesh cũng có vấn đề tương tự. Cả hai bang này đều có số sinh viên tốt nghiệp đại học cao nhưng không có việc làm. Bệnh này bây giờ lan rộng sang các bang khác nữa. Không lâu trước đây, một số lớn các giám thị kiểm tra ở Bangalore đã từ chối giám định kì thi. Họ không muốn đối diện với sinh viên người sẽ yêu cầu điểm cao dưới đầu mũi dao hay súng.”
“Toàn thể nền giáo dục bị chao đảo và biến chất nhưng bây giờ kết quả là rõ ràng: Một mình bằng cấp không đảm bảo việc làm. Không có tri thức, không ai có thể đi xa. Tình huống đang càng tồi tệ, số lượng công nhân có kĩ năng bị giới hạn nhưng lương đang tăng lên nhanh chóng cho nên các công ty nước ngoài tới đây vì chi phí thấp bây giờ rút lui. Năm ngoái, nhiều công ty trong số họ đã dời sang Malaysia, Trung Quốc hay Indonesia. Ngay cả các công ty CNTT lớn của Ấn Độ như TCS, Infosys, Mahindra, Wipro cũng đang mở các văn phòng ở châu Âu, Mĩ và các chỗ khác. Họ không còn đầu tư vào Ấn Độ bởi vì tài sản chính của họ là công nhân có kĩ năng nhưng Ấn Độ không còn công nhân có kĩ năng nữa. Chúng tôi đã xài hết họ rồi. Chúng tôi đang kinh qua việc thiếu hụt trầm trọng công nhân CNTT, mặc dầu vài triệu sinh viên CNTT tốt nghiệp từng năm.”
Tôi hỏi: “Anh nghĩ điều gì sẽ xảy ra ở đây? Có hi vọng nào không?”
Ravi yên tĩnh một chốc và nói: “Sửa chữa lại toàn thể hệ thống giáo dục là cần nhưng tôi không chắc rằng chúng tôi có thể làm điều đó. Chúng tôi đang làm mất thị trường CNTT và mất cơ hội tốt nhất để xây dựng lại Ấn Độ. Khi thế hệ trẻ không chăm nom về việc được giáo dục mà chỉ theo đuổi bằng cấp, không có mấy hi vọng. Trong thế giới toàn cầu hoá này, mọi sự có thể thay đổi rất nhanh. Luật cạnh tranh chỉ đạo mọi thứ. Có cánh cửa sổ cơ hội, nếu bạn không nắm lấy điều đó ai đó khác sẽ nắm. Cái mất của bạn là cái được của ai đó.”
Tôi hỏi: “Vậy ra chính phủ là đáng trách? Đây có phải do việc thiếu chiến lược hay kế hoạch giáo dục không? ...
Ravi lắc đầu: “Nếu bạn tìm ai đó để trách mắng thì có nhiều người. Tuy nhiên tôi nghĩ chung cuộc đó là sinh viên. Đấy là tương lai của họ, đấy là cuộc đời của họ, đấy là nghề nghiệp của họ, và nếu họ không chăm nom tới tương lai riêng của họ thì đấy là vấn đề của họ. Nếu họ không học rằng tri thức và kĩ năng là những điều duy nhất họ có trong thế giới thay đổi nhanh chóng này thì đó là vấn đề của họ. Họ phải biết rằng đó là mối quan tâm riêng của họ để thu nhận tri thức trước khi có bằng cấp.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com