Bản kế hoạch nghề nghiệp
Khi các kì thi cuối cùng qua rồi; khi lễ tốt nghiệp qua rồi, những người mới tốt nghiệp đại học sẽ tìm công việc. Với tỉ lệ thất nghiệp cho người tốt nghiệp trung bình 9% ở Mĩ và 16% ở Tây Âu và 28% ở châu Á, nhiều người tốt nghiệp sẽ gặp khó khăn trong tìm công việc. Nhiều người đổ tại suy thoái toàn cầu nhưng sự kiện này chẳng liên quan gì tới suy thoái mà bởi vì những người tốt nghiệp này đang học trong các lĩnh vực không còn có nhu cầu cao. Một khảo cứu toàn cầu xác nhận rằng trong mọi nước, khi số người tốt nghiệp bị thất nghiệp tiếp tục tăng lên nhưng cũng có nhiều việc làm vẫn không được lấp kín bởi vì KHÔNG có đủ người xin việc đủ phẩm chất.
Một người phân tích thị trường giải thích “Nhiều sinh viên không hiểu thị trường việc làm bị chỉ đạo bởi luật cung và cầu. Một số người vẫn nghĩ bằng cấp đại học là đảm bảo cho việc làm và đó là sai lầm lớn. Trong thị trường cạnh tranh này, nếu họ không lập kế hoạch trước cho nghề nghiệp của họ, họ sẽ bị thất vọng. Để thành công, sinh viên phải lập kế hoạch nghề nghiệp của họ sớm ngay khi họ vào đại học bằng việc chọn lựa lĩnh vực học tập đúng dựa trên nhu cầu thị trường và thường xuyên giám sát thay đổi thị trường để chắc họ sẽ có việc làm khi tốt nghiệp.”
Một giáo sư đại học than: “Trong nhiều năm chúng ta bao giờ cũng thúc giục sinh viên tuân theo mối quan tâm riêng của họ; học điều họ thích và có bằng cấp trong lĩnh vực họ yêu thích rồi mọi thứ sẽ tốt. Như các nhà hàn lâm, chúng ta vừa ấu trĩ vừa quá lí tưởng hoá. Chúng ta không biết rằng thế giới ngày nay không là như nó hai mươi năm trước. Ngày nay bằng cấp đại học không còn là bảo đảm cho việc làm và các công ty không đào tạo công nhân nữa. Với toàn cầu hoá, sinh viên phải cạnh tranh về công việc với hàng nghìn người, những người cũng muốn có cùng vị trí.”
Một người mẹ hỏi: “Làm sao với Internet, động cơ tìm kiếm, và phương tiện xã hội mà người tốt nghiệp không thể tìm được việc làm? Tôi nghĩ điều đó đáng phải dễ dàng hơn vì một khi họ viết đơn xin việc, họ có thể đệ trình cho hàng trăm công ty trực tuyến. Trong số cả trăm công ty đó, tôi chắc một số sẽ cần nhân viên.” Điều bà ấy đã không biết là ngày nay nơi phần lớn đơn xin việc có thể được đệ trình trực tuyến, các công ty đã cài đặt thiết bị lọc để loại bớt những đơn không mong muốn. Những phần mềm lọc này cho phép công ty tìm các từ khoá trong đơn. Và nếu đơn không có từ khoá đúng, nó sẽ bị loại bỏ. Một công ty có thể lập trình cho bộ lọc chỉ chấp nhận các đơn có các kĩ năng họ cần cho nên phần lớn các đơn sẽ bị loại ra.
Một người tốt nghiệp bị thất nghiệp thừa nhận: “Là sinh viên đại học, tất cả chúng tôi đều như nhau. Không thành vấn đề chúng tôi chọn lĩnh vực học tập nào, tất cả chúng tôi đều lên lớp, lấy bài thi, và tận hưởng thời gian của chúng tôi ở đại học cùng nhau nơi tất cả đều là bạn bè. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp có khác biệt lớn giữa những người có việc làm và một số người không có. Bây giờ chúng tôi nhận ra rằng chọn lĩnh vực học tập đúng mà thị trường cần là mấu chốt. Vài năm nữa kể từ giờ sẽ có nhiều khác biệt hơn trong chúng tôi vì một số người có việc làm tốt, lấy vợ lấy chồng, xây dựng gia đình, mua xe và nhà và một số sẽ phải làm việc với việc làm lương thấp mà lại chẳng liên quan gì tới giáo dục của họ. Họ sẽ không có khả năng lập gia đình riêng vì một số sẽ phụ thuộc vào hỗ trợ của bố mẹ họ. Bây giờ chúng tôi hiểu rằng lập kế hoạch nghề nghiệp là quan trọng thế nhưng quá trễ rồi, tôi ước là ai đó có thể giải thích cho chúng tôi sớm hơn.”
Theo một khảo cứu đại học, nhiều sinh viên đại học không có kế hoạch nghề nghiệp. Bản kế hoạch nghề nghiệp là bản lộ trình để đạt tới mục đích nghề nghiệp của bạn, mục đích của nó là lập kế hoạch nghề nghiệp của bạn bằng việc nhận diện bạn cần học kĩ năng nào; bạn cần có kĩ năng nào; và bạn phải phát triển các năng lực nào để đạt tới mục đích nghề nghiệp của bạn. Nhiều sinh viên lẫn lộn mục đích nghề nghiệp với việc làm vì họ tất cả đều muốn có việc làm tốt, lương tốt và mối quan hệ tốt. Họ không phân biệt được việc làm và nghề nghiệp; lương và mục đích tài chính; tình bạn và mối quan hệ. Đó là lí do tại sao khi họ là sinh viên; mục đích của họ là bằng cấp vì họ tin bằng cấp sẽ cho họ việc làm. Họ cũng tin bằng việc có việc làm tốt, họ có thể sống thoải mái và lập gia đình của riêng họ. Vài người hiểu rằng ngày nay, bằng đại học không còn là điều bảo đảm cho việc làm và chừng nào họ chưa có việc làm được trả lương cao, họ không thể sống thoải mái và lập gia đình riêng của họ được. Ngay cả khi họ có việc làm tốt, nhiều người không nghĩ về nghề nghiệp hay đặt mục đích tài chính. Sau khi có việc làm, nhiều người dừng học điều mới, điều đưa họ tới đứng im trong nghề nghiệp của họ mà không tiến lên hay được lương tốt hơn. Khi mọi thứ thay đổi họ không thể duy trì được việc làm của họ vì các kĩ năng của họ lạc hậu và có thể bị thay thế bởi các công nhân trẻ hơn, người có kĩ năng hiện thời mà công ty cần.
Để phát triển kế hoạch nghề nghiệp, sinh viên phải hiểu rằng nghề nghiệp là cuộc hành trình dài với nhiều điểm dừng ngắn. Để đạt tới đích, họ phải đi và dừng ở nhiều chỗ và trong từng chỗ, họ nắm giữ các vị trí và trách nhiệm nào đó. Chẳng hạn, người tốt nghiệp kĩ nghệ phần mềm có thể bắt đầu như người kiểm thử phần mềm rồi chuyển lên người phát triển phần mềm, với kinh nghiệm một số người sẽ đi lên thành người thiết kế phần mềm, kiến trúc sư phần mềm, người phân tích yêu cầu, người quản lí dự án và người quản lí phần mềm, giám đốc phần mềm rồi Giám đốc thông tin. Với từng vị trí mà họ giữ, họ phải biết những điểm mạnh điểm yếu của họ rồi nhận diện cách đi lên. Họ cần biết họ cần kĩ năng nào để phát triển điều sẽ làm cho họ sang được vị trí tiếp. Từng vị trí được lương khác nhau cho nên khi họ tiến bộ, lương của họ cũng tăng lên cùng kĩ năng của họ. Họ phải biết họ cần cải tiến những nhược điểm nào và họ cần tri thức nào để có được vị trí tiếp và lương tốt hơn. Chỉ bằng việc thiết lập bản kế hoạch nghề nghiệp rõ ràng và đạt tới mục đích tài chính, họ có thể sống thoải mái, lập gia đình riêng và có khả năng chắc chắn rằng họ sẽ có thể hỗ trợ cho con cái họ trong tương lai.
Mọi sinh viên đều có điểm mạnh và điểm yếu nhưng vài người sẽ để thời gian để biết họ giỏi cái gì và kém cái gì. Để lập kế hoạch nghề nghiệp, sinh viên phải bắt đầu bằng việc hỏi: “Tôi nói chung thành công trong khu vực học tập nào? Và tôi thường thất bại ở cái gì?” Điều này sẽ giúp cho họ lựa chọn lĩnh vực học tập khi vào đại học. Họ cũng cần hỏi: “Lĩnh vực học tập nào sẽ cho phép tôi có được việc làm tốt khi tôi tốt nghiệp? Lĩnh vực học tập này khác thế nào với lĩnh vực mà tôi chọn? Có khác biệt lớn hay chỉ khác biệt nhỏ? Đây là chỗ họ sẽ phải ra quyết định về liệu họ nên chọn điều họ muốn hay điều họ cần cho tương lai của họ. Nếu họ quyết định chuyển từ “muốn” sang “cần” họ phải hỏi: “Tôi có cần nền tảng mạnh để thành công trong lĩnh vực học tập này không? Hay vì chỉ một khác biệt nhỏ, tôi tin tôi có thể giải quyết được nó mà không có sự giúp đỡ nào? Nếu được cần, họ nên học các lớp phụ đạo để xây dựng nền tảng mạnh để đảm bảo rằng họ sẽ học tốt trong lĩnh vực học tập mà họ đã quyết định. Họ cũng cần hỏi: “Tôi có thoải mái khi làm điều này không? Và điều gì tôi cảm thấy không thoải mái?” để kiểm nghiệm quyết định của họ về chọn lĩnh vực học tập.
Một khi họ ổn định về lĩnh vực họ sẽ học ở đại học, họ cần làm ra một danh sách các thứ mà họ muốn hội tụ vào để đảm bảo rằng họ sẽ học tốt. Họ cần lập kế hoạch thời gian học tập bằng việc tuân theo qui tắc học tập của đại học rằng với mỗi giờ trên lớp, họ sẽ dành ra hai giờ học riêng của mình và một giờ học cùng nhóm bạn bè. Bước tiếp là quyết định họ sẽ dự lớp nào. Họ nên tự hỏi bản thân mình: “Tôi cần biết cái gì? Tôi sẽ phát triển kĩ năng nào? Làm sao nó giúp cho tôi? Nó có thể cho tôi cái gì? Nó tác động tới đời tôi và những người quanh tôi thế nào?” Bằng việc có câu trả lời cho những câu hỏi này, họ sẵn sàng cho việc học đại học.
Bước tiếp là nhận diện họ cần thực hành cái gì để đạt tới mục đích của họ và cái gì và ở đâu họ có thể có được tài nguyên cho nó. Bên cạnh sách giáo khoa, bài báo mà giáo sư phân công cho họ, họ cũng cần nhận diện những sách nào đó, bài báo, websites, blogs mà có thể giúp cho họ phát triển nhu cầu cần thiết để đạt tới thành công. Tôi thường khuyên các sinh viên làm một danh sách các sách mà họ muốn đọc từ đầu năm học và hỏi họ vào cuối năm học, liệu họ đã đọc xong danh sách của họ chưa. (Lưu ý: tôi khuyên đọc 2 tới 4 sách mỗi năm; đây KHÔNG phải là sách kĩ thuật cho trường học nhưng là sách có thể giúp cho họ mở rộng tri thức của họ. Chẳng hạn: “Thế giới phẳng” của Thomas Friedman; “Tiểu sử Steve Job” của Walter Isaacson; “Đắc nhân tâm” của Dale Carnegie)
Bước cuối cùng trong lập kế hoạch nghề nghiệp của bạn là kiểm điểm đều kì về tiến bộ của bạn (nên theo tuần hay cứ 10 ngày) nơi bạn có thể đánh giá tình huống và cách tiếp cận của bạn hiệu quả thế nào và làm các điều chỉnh kế tiếp cho bản kế hoạch phát triển nghề nghiệp của bạn. Cố gắng đừng kiểm điểm kế hoạch của bạn như một lịch biểu cố định đã xong. Thay vì thế nó là cái gì đó mà bao giờ cũng là làm việc tiếp diễn và tiến hoá cho tốt hơn.
Bằng việc tuân theo bản kế hoạch nghề nghiệp đơn giản này, bạn sẽ có khả năng đạt tới mục đích nghề nghiệp của bạn.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com
Liên kết đến đây
- Nghề kiểm thử
- Tính cách của công nhân CNTT
- Lập kế hoạch nghề nghiệp: Đam mê và tính thực tế
- Quản lí nghề của bạn
- Lời khuyên cho sinh viên
- Kĩ nghệ phần mềm cho các lĩnh vực kĩ nghệ khác
- Khi nào lập kế hoạch nghề nghiệp
- Cách động viên học sinh học
- Cách tiếp cận dạy của tôi/1
- Cách tiếp cận dạy của tôi/3