Tính cách của công nhân CNTT
Một sinh viên năm thứ nhất viết cho tôi: “Lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) có tương lai sáng lạn và trả nhiều tiền. Em muốn học CNTT nhưng em không biết liệu em có thể học tốt trong lĩnh vực này không? Làm sao em biết rằng em sẽ thành công?"
Đáp: Bạn nên chọn lĩnh vực học tập dựa trên đam mê của bạn, khả năng của bạn, và bản kế hoạch nghề nghiệp của bạn. Bạn ĐỪNG chọn lĩnh vực bởi vì nó trả nhiều tiền. Nếu bạn chỉ nghĩ về tiền thì bạn sẽ bị thất vọng. Có hàng nghìn sinh viên học tài chính kinh doanh, và buôn bán chứng khoán năm năm trước với hi vọng làm được nhiều tiền nhưng sau cuộc khủng hoảng tài chính, họ thậm chí không thể tìm được bất kì việc nào ngày nay. Bạn cần chọn lĩnh vực học tập mà bạn thích thú rồi quyết tâm hoàn thành nó trong thời gian ngắn nhất có thể được. Với tri thức và kĩ năng của bạn, bạn có thể xây dựng nghề nghiệp sẽ kéo dài cả đời. Ngày nay các công ty không quan tâm tới điều bạn biết hay cần bằng cấp bạn có nhưng họ quan tâm về điều bạn có thể làm cho họ bằng kĩ năng của bạn.
Về cơ bản, nếu bạn chọn một lĩnh vực mà bạn thực sự thích thì bạn sẽ học tốt dù nó khó thế nào. Ngược lại, nếu bạn không thích cái gì đó thì bạn sẽ vật lộn chẳng thành vấn đề dù nó có vẻ dễ thế nào. Chẳng hạn, toán là khó với một số sinh viên nhưng có những sinh viên thích thú toán. Một số sinh viên nghĩ lập trình là gian nan nhưng có những sinh viên yêu thích lập trình nhiều tới mức họ viết mã mọi ngày. Công nghệ thông tin là lĩnh vực hứa hẹn nhưng nó cũng là khu vực thách thức cho một số người. Và nếu bạn không vươn lên với thách thức này, bạn sẽ không học tốt. Câu hỏi là làm sao bạn biết liệu bạn có thực sự khớp cho nghề CNTT hay không? Làm sao bạn có thể thành công trong CNTT? Đây là danh sách các điều mà có thể giúp bạn xác định liệu CNTT có là tốt nhất cho bạn không.
1) Bạn thích công nghệ: Bạn thích chơi với những điện thoại di động mới và máy tính bảng để xác định tính năng của chúng. Bạn thích đọc về công nghệ mới nhất và nói với bạn bè về nó. Bạn ngưỡng mộ những người như Steve Jobs hay Bill Gates. Bạn có vài máy tính cũ ở nhà mà bạn thường tháo nó ra xem cách nó làm việc.
2) Bạn thích làm việc trong tổ: Bạn thích bao quanh bản thân bạn bằng những người có chung đam mê của bạn. Bạn muốn có ích và hỗ trợ cho mọi người. Việc làm CNTT chính là hỗ trợ người dùng. Lí do những người phát triển phần mềm có việc làm là vì họ muốn xây dựng cái gì đó cho người dùng. Phần lớn công nhân CNTT đều là người sáng tạo với tưởng tượng mạnh vì họ thích phát kiến những điều mới.
3) Bạn có kiên nhẫn: Đây là tính cách chung của phần lớn các công nhân CNTT thành công. Họ làm việc một cách kiên nhẫn để tạo ra cái gì đó từ từng dòng mã họ viết. Khi phần mềm có vấn đề, họ không quản dành nhiều thời gian để sửa chúng. Công nhân CNTT thành công làm việc tốt dưới sức ép và không mất kiên nhẫn của họ.
4) Bạn quyết tâm: Phần lớn các dự án CNTT đều thách thức và một số gây thất vọng nhưng công nhân CNTT thành công không bao giờ từ bỏ. Họ quyết tâm để hết sức của họ vào phát triển sản phẩm chất lượng cao trong thời gian được phép.
5) Bạn không bận tâm làm nhiều thứ một lúc: Các dự án phần mềm và công việc CNTT không tuân theo một cấu trúc xác định như trong chế tạo hay văn phòng. Vào bất kì lúc nào, bạn đều có thể bị yêu cầu làm hai hay bốn thứ một lúc để làm cho mọi sự được làm xong. Chẳng hạn, bạn đang viết mã và nói chuyện với khách hàng của bạn trên điện thoại đồng thời; bạn đi họp nhưng trả lời emails qua điện thoại thông minh. Hôm nay bạn làm lập trình, hôm sau bạn làm kiểm thử rồi chuyển sang vài cuộc họp kiểm điểm nhưng bạn bao giờ cũng làm tốt vì bạn có thể kiểm soát được công việc của bạn.
6) Bạn thích học những điều mới: Bởi vì công nghệ là lĩnh vực thay đổi nhanh và những người CNTT thành công nhất bao giờ cũng có động cơ mạnh để học cái gì đó mới để giữ cho kĩ năng của họ được hiện hành với thay đổi. Phần lớn những người CNTT thành công đều chấp nhận thái độ học cả đời vì họ bao giờ cũng liên tục học.
7) Bạn không bận tâm làm việc nhiều giờ liền: Công nghiệp công nghệ không có giờ làm việc chính qui đều đặn. Khi máy tính hay máy phục vụ hỏng, bạn phải làm cho chúng chạy lại. Khi lỗi xảy ra, bạn có thể phải ở lại lâu hơn để sửa chúng để đáp ứng cho lịch biểu. Bạn cam kết làm cho mọi sự được thực hiện bất kể thời gian.
8) Bạn muốn đi lên nhanh: Có nhiều cơ hội trong công nghiệp CNTT. Con đường nghề nghiệp đang mở rộng để bắt đầu từ mức thấp tới cao như bạn đặt ra nhịp của bạn. Bạn càng có thể làm được việc tốt, bạn càng có thể lên các mức cao hơn nhanh hơn. Nhiều người quản lí cấp cao hay giám đốc điều hành (CEO) trong công nghiệp CNTT vẫn ở độ tuổi cuối 20 hay 30. Đây là ngành công nghiệp năng động nhất và trẻ nhất mà bạn có thể tìm ra. (Steve Jobs và Bill Gates trở thành tỉ phú khi họ mới hơn 30). Ngày nay 75% người quản lí CNTT ở trong lứa tuổi 20.
Nếu bạn có những tính cách này, bạn sẽ thành công trong công nghiệp CNTT. Và nếu bạn thành công, phần thưởng sẽ theo sau (tuỳ chọn cổ phần là thông dụng nhất trong ngành công nghiệp này cũng như điểm thưởng hàng năm.) Tưởng tượng rằng bạn có 1000 cổ phần của cổ phiếu Google khi công ty bắt đầu năm 1996 thì ngày nay nó trị giá nhiều triệu đô la. Tưởng tượng rằng bạn làm việc cho một công ty khởi nghiệp có tên Instagram mà chỉ có 12 nhân viên thế rồi Google mua nó với giá một tỉ đô la, bạn sẽ được loại phần trăm nào từ vụ mua bán đó? Cho nên chọn lĩnh vực CNTT làm lĩnh vực học tập (Máy tính, Kĩ nghệ phần mềm hay Quản lí hệ thông tin) và xây dựng nghề nghiệp thành công đi.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com