Cách tiếp cận dạy của tôi/3

Có ba yếu tố xác định ra sự thành công của học sinh: Tri thức, Thái độ, và Động cơ. Trong các bài trước, tôi đã đề cập tới Thái độ và Động cơ, trong bài này, tôi sẽ thảo luận về yếu tố tri thức điều có thể giúp cho học sinh học và phát triển các kĩ năng thích hợp để thành công trong nghề nghiệp của họ.

Mọi học sinh tới lớp đều với tri thức sẵn có trước nào đó. Tri thức này sẽ ảnh hưởng tới việc họ học tốt thế nào trong môn học. Nếu học sinh có nền tảng tốt, họ sẽ học nhiều hơn vì tri thức được tích luỹ. Nếu họ không có tri thức cơ sở tốt, họ có thể có khó khăn trong việc học tài liệu mới. Trong mọi lớp, học sinh tạo ra kết nối giữa tri thức từ điều họ biết từ trước và điều họ đang học bây giờ. Khi hai mảnh tri thức này được kết nối một cách có nghĩa và được tổ chức tốt, học sinh có thể áp dụng chúng một cách hiệu quả. Nhưng khi có kẽ hở, chúng không thể tạo ra kết nối được, học sinh trở nên bị hoang mang và cuối cùng bị thất bại.

Image: Internet

Là thầy cô giáo, chúng ta cần nhận diện vấn đề này và có hành động thích hợp để chắc rằng mọi học sinh đều có mức tương tự để học trong lớp của chúng ta. Tôi thường có một đánh giá vào lúc bắt đầu từng lớp tôi dạy để chắc rằng mọi học sinh đều có cùng cơ sở để học tốt. Nếu học sinh nào đó không có nền tảng thích hợp, tôi khuyên rằng họ nên học môn phụ đạo ngắn để cải tiến việc học của họ.

Việc học và hiệu năng được được thúc đẩy tốt nhất khi học sinh thực hành kĩ năng của họ mà họ đã đặt trong bản kế hoạch nghề nghiệp của mình. Nếu họ biết họ cần kĩ năng nào cho nghề nghiệp, họ sẽ đưa nỗ lực vào và hội tụ vào mức độ làm chủ thích hợp. Tất nhiên, để phát triển kĩ năng thích hợp, học sinh phải có tri thức và biết cách áp dụng chúng. Trong lớp của tôi, tôi thường có các bài kiểm tra ngắn hàng tuần và bài tập về nhà yêu cầu học sinh áp dụng điều họ đã học trong tuần đó để đảm bảo rằng họ có thể phát triển kĩ năng của họ một cách tương ứng. Tôi tin rằng điều quan trọng là hội tụ vào việc áp dụng để giải quyết vấn đề thay vì chỉ ghi nhớ các lí thuyết để viết bài báo hay qua được bài kiểm tra. Tôi bao giờ cũng yêu cầu học sinh học những lí thuyết này theo cách riêng của họ bằng việc đọc tài liệu TRƯỚC KHI tới lớp và tới lớp để thảo luận về việc hiểu của họ. Dựa trên thảo luận trên lớp, tôi có thể đánh giá được họ biết rõ các lí thuyết thế nào bằng việc hỏi các câu hỏi hay giải thích điều họ không hiểu.

Tôi tin sinh viên đại học phải có kĩ năng đọc tốt vì đó là điều bản chất với họ để học tốt. Trong hầu hết các trường Mĩ, phương pháp học chủ động được dùng, học sinh được yêu cầu đọc tài liệu TRƯỚC KHI lên lớp để cho họ có thể tham gia vào các hoạt động của lớp, điều thúc đẩy việc học sâu hơn. Vấn đề là một số học sinh không hoàn thành việc đọc này hay thậm chí không đọc mà bao giờ cũng có ‘cớ’ về TẠI SAO họ đã không đọc tài liệu. Thay vì giận họ, tôi thường dùng khôi hài để làm cho họ đọc. Đây là một số kịch bản thường xảy ra trong lớp của tôi, đặc biệt với sinh viên năm thứ nhất.

Sinh viên: “Thưa giáo sư, bài nhiều quá. Những hơn 10 trang giấy, thầy có thể tóm tắt nó thành 1 hay 2 trang được không?”

Câu trả lời của tôi: “Khi em đi làm, em có nói với sếp của em: ‘Ông trả lương cho tôi quá nhiều, liệu ông có thể giảm lương tôi đi 60% hay 50% không?’”

Sinh viên: “Thưa giáo sư, việc đọc quá nhiều lấy đi thời gian mà em cần dành cho bạn gái.”

Câu trả lời của tôi: “Em định nhờ thầy tìm bạn gái khác cho em người không yêu cầu dành nhiều thời gian hơn sao?”

Sinh viên: “Em lấy làm tiếc, lí do em chỉ đọc được một nửa là vì em nghĩ em vẫn có thể qua được bài thi.”

Câu trả lời của tôi: “Vì em chỉ đọc một nửa tài liệu, thầy chỉ cho em một nửa điểm trong bài thi của em.”

Phần lớn sinh viên đại học vẫn còn đang trưởng thành và họ cần sự hỗ trợ xã hội và xúc cảm nào đó. Trong khi thầy cô giáo không thể kiểm soát được quá trình trưởng thành của họ, chúng ta có thể tạo hình các khía cạnh xã hội và xúc cảm của lớp học theo cách nào đó. Thực ra, nếu học sinh cảm thấy thoải mái trong lớp học, họ sẽ học nhiều hơn. Nếu học sinh tin tưởng vào thầy cô giáo chăm sóc họ, thì họ sẽ cư xử một cách thích đáng. Môi trường tiêu cực hay bầu khí hậu doạ nạt có thể ngăn cản việc học và hiệu năng của học sinh. Thầy cô giáo không nên hành động như người có quyền trừng phạt hay đe doạ họ mà là ai đó chăm nom và hỗ trợ cho họ học.

Để là người học tự định hướng, học sinh phải học giám sát và điều chỉnh việc học của họ bằng việc đánh giá công việc của riêng họ, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của họ, lập kế hoạch thói quen học tập của họ và suy nghĩ về mức độ theo đó cách tiếp cận của họ là có tác dụng hay không. Phần lớn sinh viên năm thứ nhất hay năm thứ hai thường không biết cách suy nghĩ về tiến bộ riêng của họ mà để cho các thầy cô nói cho họ về tiến bộ của họ hay dựa trên điểm của họ trong bài tập về nhà hay bài kiểm tra ngắn. Tuy nhiên, với sự khuyến khích và hỗ trợ, qua thời gian họ sẽ lên năm thứ ba, phần lớn sinh viên học việc phát triển cách thức riêng của họ về quản lí việc học của họ, họ thu được thói quen nào đó mà không chỉ cải tiến hiệu năng của họ mà còn trở thành người tự học hiệu quả.

Mọi điều học sinh cần là thầy cô có thể đề cập tới tri thức, thái độ và động cơ của họ và giúp cho họ thành công trong cuộc hành trình giáo dục của họ.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com