Bài học từ Estonia
Khi Estonia giành lại độc lập vào năm 1991, chỉ một phần ba dân số của nó có điện thoại; chỉ các văn phòng chính phủ hay công ty lớn mới có máy tính cá nhân. Ít người thậm chí biết tới Internet hay nghe nói về Apple hay Microsoft. Hai mươi năm sau, Estonia là người lãnh đạo thế giới trong công nghệ thông tin (CNTT) ở châu Âu với hàng trăm nghìn việc làm mới được tạo ra trong một mình ngành công nghiệp CNTT. Ngày nay Estonia nhận nhiều đầu tư nước ngoài về vốn hơn bất kì nước nào khác ở châu Âu và nhanh chóng đuổi kịp về GDP với các nước tây Âu như Pháp, Đức với GDP tăng từ 34% năm 1996 tới 75% năm 2010 và hiện thời được xếp hạng là một trong ít nước có thu nhập cao nơi chuẩn sống là tương tự với các nước tiên tiến như Mĩ, Anh hay Đức.
Tại sao Estonia đang làm tốt thế khi các nước Đông Âu vẫn còn đang vật lộn? Nó tất cả đều bắt đầu với viễn kiến và quyền lãnh đạo của một cựu thủ tướng trẻ 32 tuổi Mart Laar. Trong cuộc phỏng vấn với báo chí châu Âu năm 2000, ông ấy nói: “Đất nước chúng tôi rất nhỏ với dân số trên một triệu người. Trước thế chiến 2, chúng tôi là nước nông nghiệp nhỏ với tài nguyên giới hạn. Chúng tôi không thể cạnh tranh được với các nước lớn như Ba Lan, Hungary và Cộng hoà Czech về chế tạo hay công nghiệp nặng cho nên chúng tôi phải dựa vào năng lực của người chúng tôi. Vì chúng tôi không còn là một phần của Liên bang xô viết, chúng tôi phải tìm cái gì đó ít tốn kém, với đầu tư vốn tối thiểu, để xây dựng lại nền kinh tế của chúng tôi và tạo ra việc làm cho công dân chúng tôi. Chúng tôi chọn công nghệ thông tin (CNTT) vì nó không yêu cầu nhiều tiền, đầu tư duy nhất chúng tôi cần là giáo dục tốt, điều rất ăn khớp với văn hoá của chúng tôi. Bắt đầu từ năm 1993, chúng tôi bắt đầu với chương trình cải tiến giáo dục nhỏ hội tụ chỉ vào công nghệ thông tin cho mọi sinh viên đại học.”
Vì Estonia chỉ cách Phần Lam 80 kilomet, dễ dàng chấp nhận đào tạo từ nước láng giềng tiến bộ về công nghệ. Chính phủ bắt đầu gửi các thầy giáo sang Phần Lan để nhận đào tạo về công nghệ thông tin để cập nhật giáo trình cũ của mình. Ông Laar nói: “Cải tiến giáo dục phải bắt đầu từ thầy giáo. Mọi thứ trong giáo dục phụ thuộc vào năng lực, động cơ, và kĩ năng của thầy giáo. Không có thầy giáo, không cái gì có tác dụng cho nên chúng tôi đầu tư vào mọi thứ trong phát triển thầy giáo. Chúng tôi muốn mọi đứa trẻ ở nước chúng tôi có giáo dục tốt nhất có thể được vì chúng là tương lai và chúng có thể xây dựng lại nền kinh tế của chúng tôi. Vì chúng tôi không thể làm mọi thứ ngay một lúc, chúng tôi hội tụ chỉ vào một điều: giáo dục công nghệ.”
Trong không đầy sáu năm, Estonia đã có khả năng thay thế kết cấu nền hệ thống điện thoại cũ của nó được mua từ Xô viết sang hệ thống số thức không dây mới mà có thể bao phủ toàn thể đất nước. Chính phủ Estonia bắt đầu một dự án quốc gia để trang bị cho mọi lớp học các máy tính cá nhân và đến 1998 mọi trường đều trực tuyến. Có kĩ năng mạnh trong CNTT, người Estonia có khả năng thực hiện hệ thống "chính phủ điện tử" hiệu quả nơi mọi thứ đều được đặt lên trực tuyến để loại bỏ hàng dài truyền thống trước các văn phòng chính phủ. Công nhân CNTT có kĩ năng cũng phát triển các doanh nghiệp điện tử tư mạnh với các cửa hàng trực tuyến để thay thế cho các cửa hàng vật lí truyền thống. Thành công kích động nhất tới vào năm 2003 khi hai sinh viên ở đại học Estonia, Niklas Zennstrom và Janus Friis đã phát triển công nghệ mới để làm việc gọi điện thoại qua Internet và đã tạo ra một công ty khởi nghiệp nhỏ có tên là Skype. Vài tháng sau, sáu sinh viên đã phát triển mạng chia sẻ tệp đầu tiên có tên là Kazaa, điều khuyến khích những người khác, trên khắp thế giới, phát triển các website chia sẻ âm nhạc và phim. Trong số họ việc chia sẻ video thành công nhất là YouTube.
Năm 2005, công ty Mĩ eBay mua Skype với giá $2.6 tỉ đô là và đột nhiên hai sinh viên Estonia trở thành 'tỉ phú tức thời”. Biến cố này khuyến khích một thế hệ mới các nhà doanh nghiệp CNTT và toàn thể ngành công nghiệp CNTT bùng nổ với hàng trăm công ty khởi nghiệp. Bởi vì Estonia là nước nhỏ với thị trường nội địa giới hạn, phần lớn các công ty khởi nghiệp đều hội tụ vào kinh doanh toàn cầu. Công ty tăng trưởng nhanh nhất là TransferWise, dịch vụ chuyển tiền với vài triệu khách hàng khắp châu Âu và Mĩ. Theo World Bank, các ngành công nghiệp công nghệ cao của Estonia bây giờ chiến quãng 28% GDP của Estonia. Ngày nay Tehnopol, một trung tâm kinh doanh ở thủ đô Tallinn có trên 150 công ty công nghệ chính. Estonia được coi là nước có bầu không khí doanh nghiệp thân thiện, chính sách thương mại tự do mạnh; đồng tiền mạnh nơi các doanh nghiệp mới có thể được đăng kí trong vài ngày mà không chậm trễ và mọi thứ có thể được làm trực tuyến. Là một nước với kĩ năng CNTT cao nhất, Estonia có khả năng hấp dẫn nhiều đầu tư nước ngoài; nhiều công ty công nghệ mở trung tâm phát triển ở đó để tận dụng ưu thế về có nhiều công nhân kĩ năng, điều gia tăng thêm cho kinh tế địa phương.
Năm 2007 Estonia là nước đầu tiên trên thế giới cho phép bầu cử trực tuyến trong tổng tuyển cử. Nó có tốc độ băng thông nhanh nhất và phần lớn các công dân của nó làm kinh doanh dùng điện thoại thông minh của họ. Mọi sổ sức khoẻ công dân đều được số thức hoá và được lưu trong mây và mọi người khai báo thuế hàng năm trực tuyến. Một nhà phân tích Phố Wall nói: “Ngày nay Estonia là một trong những nước tiên tiến nhất về công nghệ trên thế giới, còn tiên tiến hơn nhiều cả Mĩ, Anh và nhiều nước tây Âu. Nó là nước điện tử (e-country) nơi mọi thứ đều số thức hoá, từ e-banking, e-paying, e-vote, e-tax và hệ thống chính phủ điện tử e-government của nó là tốt nhất thế giới.”
Làm sao một nước rất nhỏ đã phát triển văn hoá công nghệ mạnh thế trong một thời gian rất ngắn? Mặc dầu nó đã bắt đầu với một hệ thống giáo dục hoàn toàn mới dựa trên chương trình đào tạo tốt nhất từ Phần Lan và Đức nhưng lí do chính cho thành công của nó là việc phát triển đào tạo thầy giáo của nó hội tụ vào công nghệ. Mọi thầy giáo, từ sơ cấp tới đại học đều được đào tạo trong công nghệ để phát triển thế hệ tiếp các công nhân có kĩ năng cao. Trong một thời gian ngắn quãng mười năm, Estonia cũng đã thay đổi từ nước hội tụ vào nông nghiệp sang nước công nghệ cao. Trong cuộc phỏng vấn với báo chí châu Âu, vị thủ tướng nói: “Chúng tôi may mắn vì chúng tôi đã bắt đầu từ không có gì cả. Là một nước nhỏ, chúng tôi không có nhiều cho nên dễ dàng bắt đầu với tờ giấy trắng.” Nhưng ông ấy nói thêm rằng thành công của Estonia không phải là về công nghệ MÀ về việc bỏ "tư duy cũ". Ông ấy nói: “Estonia là nước rất nhỏ. Nó như cái làng nhỏ hơn là một nước nơi mọi người biết lẫn nhau; chúng tôi làm việc cùng nhau và thay đổi cách tư duy của chúng tôi cùng nhau. Sau độc lập, chúng tôi nhận ra rằng tương lai thuộc về thế hệ trẻ cho nên người chúng tôi chọn phần lớn là thanh niên để vào văn phòng chính phủ và để cho họ quyết định đức tin của họ về đất nước chúng tôi. Tôi đã được bầu khi tôi mới chỉ 32 tuổi làm thủ tướng điều chưa từng được nghe thấy ở bất kì nước nào. Chúng tôi hội tụ vào "cách nghĩ" mới, tư duy mới mà bắt đầu với giáo dục. Chúng tôi có một chương trình có tên “ProgeTiiger” (Chương trình Hổ) để dạy cho mọi sinh viên cơ sở về máy tính và lập trình vì chúng tôi muốn bắt kịp nhanh chóng với các nước láng giềng.
Vì hội tụ công nghệ này, vì tư duy mới này chúng tôi thành công. Ở các nước khác, phần lớn sinh viên trung học đều muốn là "ngôi sao nhạc rock", hay "ngôi sao điện ảnh". Nhưng ở Estonia, học sinh trung học muốn là nhà doanh nghiệp CNTT. VÀ đó là điều chúng tôi coi là "dịch chuyển tư duy" hướng tới xây dựng xã hội tri thức của chúng tôi.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com