Ấn Độ và xu hướng toàn cầu hoá

Ấn Độ và xu hướng toàn cầu hoá

Tuần trước, Krishnan Patel một giáo sư kinh tế từ Ấn Độ đã tới thăm CMU và tôi đã mời ông ấy cho bài giảng cho sinh viên của tôi. Sau đây là điều ông ấy đã chia sẻ với sinh viên trong lớp học toàn cầu hoá của tôi.

Krishnan: “Các công ty Ấn Độ đang quan ngại với cạnh tranh toàn cầu cho dù họ đã rất thành công trong việc tận dụng ưu thế của toàn cầu hoá. Trong nhiều năm Ấn Độ đã từng thành công trong cung cấp kinh doanh làm khoán ngoài CNTT, đã đạt tới trên $100 tỉ đô la về thu nhập và đã tạo ra hàng triệu việc làm mới ở Ấn Độ. Tuy nhiên công nghệ đang thay đổi nhanh chóng nhưng hệ thống giáo dục không có khả năng bắt kịp cho nên hiện thời kinh doanh này đang bắt đầu chậm lại. Đồng thời, trong khi Ấn Độ nhìn ra ngoài, nhiều công ty nước ngoài đang đi vào và cạnh tranh với các công ty địa phương. Trước khi các công ty đồ ăn nhanh như KFC, McDonald, Pizza Hut, và Starbuck tới, Ấn Độ có hàng triệu nhà hàng nhỏ, tiệm trà và tiệm cà phê nhưng bây giờ con số này là quãng một phần ba của điều đã có. Trước khi các công ty xây dựng nước ngoài lớn tới, đã có hàng trăm nghìn công ty xây dựng cỡ vừa nhưng ngày nay chỉ còn lại vài nghìn công ty. Về căn bản toàn cầu hoá là con phố hai chiều và bạn phải cẩn thận giữ cân bằng luồng chảy, bằng không bạn có thể bị yếu thế.”

Sinh viên: “Nhưng toàn cầu hoá là về cạnh tranh. Các công ty được quản lí tốt hơn sẽ bành trướng sang thị trường mới và thắng, các công ty không được quản lí tốt thế sẽ bị thanh toán. Tuy nhiên cạnh tranh sẽ làm lợi cho người tiêu thụ về chất lượng, dịch vụ và giá cả tốt hơn.”

Krishnan: “Đích xác, cạnh tranh sẽ làm hạ thấp giá thành, làm tăng chất lượng cho nên để vẫn còn cạnh tranh được Ấn Độ phải cải tiến hệ thống giáo dục của nó để phát triển nhiều người quản lí có kĩ năng, đặc biệt người quản lí cấp trung để quản lí công ty để cho họ có thể cạnh tranh được với các công ty nước ngoài và sống còn. Chúng tôi phải học cách các công ty toàn cầu vận hành. Chúng tôi phải học cách các công ty này đang thúc bẩy công nghệ để đẩy mạnh phát kiến, làm mạnh thêm quan hệ khách hàng, và mở rộng kinh doanh của họ. Điều đó nghĩa là Ấn Độ cần có cả hệ thống quản lí hiệu quả và hiệu lực tại chỗ để cạnh tranh và tăng trưởng. Trong trường hợp này, điều quan trọng nhất là có hệ thống giáo dục tốt hơn để phát triển thế hệ tiếp những người quản lí và người lãnh đạo doanh nghiệp.”

Sinh viên: “Nhưng làm sao các công ty địa phương nhỏ có thể mở rộng và trở thành công ty toàn cầu khi các công ty lớn khác đã chi phối thị trường?”

Krishnan: “Toàn cầu hoá và về cơ hội mới và mọi công ti, bất kể lớn nhỏ, sẽ có cùng cơ hội nếu họ biết cách nắm lấy nó. Có thể mất thời gian cho công ty nhỏ mở rộng kinh doanh ra toàn cầu nhưng nhiều công ty Ấn Độ đang làm điều đó với sự giúp đỡ của công nghệ. Nếu bạn nhìn lại hai mươi năm trước, Infosys, TCS, Wipro hay HCL đều là những công ty nhỏ với vài trăm công nhân nhưng tất cả họ đã tăng trưởng thành công ty lớn với hàng trăm nghìn công nhân và cạnh tranh với IBM, Accenture, EDS và các công ty khác. Đó thực sự là có viễn kiến tốt, lãnh đạo tốt và người quản lí tốt. Họ biết cách nắm lấy cơ hội khi nhu cầu tới và thành công. Đây là những công ty trẻ đại diện cho Ấn Độ mới, thế hệ mới những người lãnh đạo và cách mới làm kinh doanh.

Trong nhiều năm phần lớn các công ty Ấn Độ đã không chú ý tới công nghệ. Họ đã làm mọi thứ theo “cách cũ” với “tư duy cũ” vì lao động là rẻ cho nên hầu hết các công ty địa phương đều không hiệu quả và đầy quan liêu. Khi mà họ còn sinh lời được, họ không chăm nom; chừng nào không có gì đe doạ việc làm của họ, họ không nghĩ mấy về cải tiến cái gì. Tư duy cũ là “Chúng ta đang làm tốt, tại sao thay đổi?” Tuy nhiên khi các công ty nước ngoài đi vào, họ thanh toán hầu hết các công ty không hiệu quả và đột nhiên mọi người phải quan tâm. Lúc đó là quá trễ cho hầu hết nhữn người quản lí vì họ đã mất việc làm và giá trị của họ. Để tôi cho các bạn một ví dụ, mọi lần Wal Mart mở một cửa hàng ở một thành phố, quãng một trăm doanh nghiệp nhỏ đóng cửa và hàng nghìn người quản lí mất việc làm. Công nhân không có vấn đề vì họ có thể làm việc cho Wal Mart cho nên với họ đó chỉ là vấn đề chuyển việc làm. Người quản lí không thể làm điều đó được vì họ dành nhiều thời gian cho họp hành hơn là quản lí cái gì. Họ không có những kĩ năng mà các công ty nước ngoài cần. Các công ty nước ngoài ưa thích thuê người mới tốt nghiệp đại học và đào tạo họ hơn là thuê người quản lí có kinh nghiệm với "tư duy cũ". Ngày nay Ấn Độ có hàng trăm nghìn "người quản lí cấp trung thất nghiệp" nhiều người có hai mươi ba mươi năm kinh nghiệm và họ lớn tiếng phàn nàn về toàn cầu hoá và thay đổi.”

Sinh viên: “Điều gì xảy ra tiếp? Ông nghĩ gì về toàn cầu hoá và tác động của nó tới nước ông?”

Krishnan: “Tuy nhiên khi nhiều công ty cũ mất đi, những công ty mới bắt đầu xuất hiện. Đây là thế hệ tiếp của công ty được quản lí bởi những người quản lí trẻ, nhiều người là người tốt nghiệp đại học với "tư duy mới". Có thay đổi căn bản trong cách nghĩ và vận hành của những công ty này và họ đang thách thức các công ty đã được thiết lập vững cũ với việc mở ra cạnh tranh trong các công ty địa phương. Các công ty trẻ này đang dùng các công cụ công nghệ như phần mềm quản lí doanh nghiệp, công nghệ di động, phân tích và phương tiện xã hội để làm cho hiệu quả chi phí, tối ưu dây chuyền cung cấp, cải tiến phát triển dịch vụ và sản phẩm, và cải tiến phát kiến. Khi các công ty mới đang làm tốt với lợi nhuận tốt hơn, họ mở rộng kinh doanh. Hiện thời nhiều công ty trong số họ là các công ty công nghệ nhưng nó đang thay đổi nhanh và và chuyển nhanh sang khu vực khác. Toàn cầu hoá làm thay đổi nhiều thứ và tạo ra nhiều cơ hội hơn bởi vì có các kiểu nhà hàng mới, các quán cà phê và trà cạnh tranh với KFC, McDonald, Starbuck v.v. Có những ngân hàng mới, các công ty tài chính mới cạnh tranh với City Bank, Bank of America v.v. Thay đổi này đang xảy ra nhanh chóng với thế hệ mới những người trẻ hơn. Họ là thế hệ được giáo dục tốt; họ hiểu nhu cầu thích nghi với thị trường toàn cầu cho nên hiện thời Ấn Độ ở giữa biến đổi doanh nghiệp lớn. Dẫn lái then chốt cho biến đổi này là nắm được cơ hội trong thị trường đang mở rộng bằng việc đi vào thị trường địa lí mới. Các công ty Ấn Độ bây giờ đang làm kinh doanh khắp thế giới, kể cả châu Âu và Mĩ. Họ cũng đang nhìn vào các thị trường đang nổi lên như Đông Nam Á, Trung Đông và Nam Mĩ v.v... ”

Sinh viên: “Ông nghĩ gì về thành công then chốt của những công ty này?”

Krishnan: “Nó là giáo dục. Nhiều người chủ và người quản lí của các công ty này tốt nghiệp từ các đại học nước ngoài hay có kinh nghiệm ở các công ty nước ngoài và họ hiểu nhu cầu thay đổi cũng như cơ hội. Họ tổ hợp tri thức chuyên gia của họ với sự sẵn có của lực lượng lao động của Ấn Độ để nắm lấy cơ hội và mở rộng công ty của họ. Trong số họ, 38% là trong chế tạo, 23% là trong dịch vụ chuyên nghiệp và tư vấn CNTT, 19% trong xuất nhập khẩu lương thực, 12% trong bán lẻ và bán sỉ. Quãng 32% có thu nhập cỡ $20 – $100 triệu đô la và 36% có thu nhập giữa $100 - $350 triệu đô la. Nhược điểm của những công ty này là họ không có đủ công nhân có kĩ năng để tiếp tục sự tăng trưởng của họ và đó là lí do tại sao họ gây sức ép để có nhiều cải tiến trong giáo dục. Nếu chúng tôi có thêm một triệu công nhân có kĩ năng khác, tôi nghĩ các công ty này có thể có tỉ lệ tăng trưởng 25% mọi năm và tạo ra ít nhất 10 triệu việc làm mới cho Ấn Độ.”

Sinh viên: “Vậy ông nghĩ Ấn Độ sẽ là một trong những nước mạnh nhất trong thế kỉ 21?”

Krishnan: “Ấn Độ có nhiều vấn đề mà nó phải giải quyết để là một cường quốc. Tuy nhiên nó đang thay đổi theo hướng đúng và mọi thứ được gây ra bởi thế hệ trẻ hơn lớn lên cùng công nghệ thông tin. Những người này hiểu điều cần làm để thành công trong thế giới toàn cầu hoá này và họ đi theo nó. Tôi nghĩ có hệ thống giáo dục tốt là bước đầu tiên để thay đổi người của chúng tôi. Khi tâm trí họ thay đổi, nhiều điều có thể được hoàn thành.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com