Đối thoại về giáo dục ở Vũ Hán

Đối thoại về giáo dục ở Vũ Hán

Khi dạy ở Vũ Hán, tôi ăn cơm tối với nhiều giáo sư đại học ở đó. Cuộc nói chuyện quay sang thảo luận về hệ thống giáo dục hiện thời. Một giáo sư nói: “Có lỗ hổng lớn giữa điều thị trường cần và điều các trường nhà nước có thể cung cấp. Phần lớn các trường nhà nước không thể theo kịp bước với nhu cầu cho nên trường tư được phép lấp vào lỗ hổng này. Tuy nhiên, điều này đã biến thành vấn đề khác bởi vì ngày nay chúng tôi có nhiều trường tư thế, từ tiểu học, trung học tới trường hướng nghề và đại học. Dường như là mọi thứ đều được tư nhân hoá hết bây giờ."

Tôi bảo ông ấy: “Nhiều trường ở Mĩ và châu Âu cũng là tư thục. Tôi không thấy cái gì sai với trường tư.”

Ông ấy lắc đầu: “Thầy không hiểu tình huống của chúng tôi. Mới vài năm trước các trường hướng nghề, trường ngôn ngữ, trường dự bị, trường kèm về toán và khoa học, và trường giáo dục tư đã trở thành kinh doanh sinh lời ở Trung Quốc. Bởi vì giáo dục tư là mới, chính phủ chưa đặt ra hướng dẫn hay chuẩn nào để làm hợp thức chất lượng của họ cho nên bất kì ai có tiền đều có thể được phép mở trường. Có các trường tư với kỉ lục đào tạo kém nhưng làm tốt về tài chính. Mặt khác, nhu cầu cho giáo dục đang tăng lên nhanh hơn mong đợi. Thành công kinh tế của chúng tôi cho phép mọi người có nhiều chọn lựa hơn, nhiều tiền hơn, và họ muốn giáo dục tốt nhất cho con cái họ. Vì các trường nhà nước quá chậm thay đổi và quá đông, chọn lựa tốt hơn là các trường tư. Ngày nay phần lớn các trường sinh lời đều là trường tư dạy toàn bằng tiếng Anh. Chúng tôi biết rằng với toàn cầu hoá, việc làm tương lai sẽ yêu cầu tiếng Anh để cho người tốt nghiệp có thể làm việc cho các công ty nước ngoài hay đi học ở nước ngoài. Với nhu cầu tăng lên, các trường tư bây giờ cạnh tranh với các trường nhà nước về sinh viên. Họ quảng cáo mọi loại hứa hẹn nhưng nhiều trường không chuyển giao được điều đó. Hệ thống giáo dục của chúng tôi hiện đang trong khung hoảng."

Một giáo sư khác nói thêm: “Hệ thống giáo dục của chúng tôi không phải là cái duy nhất bị khủng hoảng, thái độ của sinh viên cũng đang trong khủng hoảng.”

Điều đó làm cho tôi ngạc nhiên vì tôi bao giờ cũng thấy hầu hết sinh viên châu Á đều rất chăm học. Giáo sư này giải thích: “Ngày nay sinh viên không biết họ được may mắn thế nào khi so sánh với thế hệ chúng tôi ba mươi năm về trước. Nhiều người vào đại học mà chẳng có mục đích hay chiều hướng nào. Họ thường phàn nàn về quá nhiều bài học, quá nhiều bài đọc, và quá nhiều kiểm tra. Tôi đã dạy học trong ba mươi năm nhưng mỗi năm điều đó lại càng tồi hơn. Tôi nghĩ nhiều sinh viên không muốn học tập, tôi thấy nhiều sinh viên chép bài lẫn nhau và thường gian lận khi thi.”

Tôi bảo ông ấy: “Gian lận xảy ra ở mọi nơi. Đặc biệt khi sinh viên không có thời gian hoàn thành công việc của họ. Nó là dấu hiệu rằng họ sợ thất bại cho nên họ gian lận. Tốt hơn cả là thảo luận vấn đề này với họ và giúp họ dành nhiều thời gian hơn cho học tập.”

Ông ấy lắc đầu: “Thầy lạc quan thế. Ngày nay sinh viên không hệt như vài năm trước với bằng chứng là hành vi hỗn láo của họ và thiếu động cơ. Họ học điều đó từ các phim bạo hành và trò chơi video. Nhiều người tới trường mà không có chuẩn bị gì. Họ không bận tâm tới việc được giao, họ viết các bài báo khó hiểu với các đoạn được sao chép từ Wikipedia, hay các bài báo trên internet. Phần lớn họ chỉ muốn qua được kì thi và chuyển sang lớp tiếp. Không đảm nhiệm về hiệu năng, nhưng chỉ tìm cách qua được kì thi và được bằng cấp. Kết quả là chúng tôi có nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp. Vì họ không có việc làm, nhiều người lâm vào khó khăn. Họ dùng ma tu‎ý bất hợp pháp, tham gia vào các hoạt động chống xã hội và tội phạm.”

Giáo sư khác nói thêm: “Sinh viên tới đại học để học tập. Nếu họ không muốn học, họ có thể bị "đá ra". Đó là điều đã xảy ra trong quá khứ nhưng không phải ngày nay. Nếu trường nhà nước đá họ ra, họ có thể vào trường tư mà không chăm chút về giáo dục của họ mà chỉ vì khả năng trả tiền của họ. Nếu họ trả tiền, họ có thể qua được các kì thi và đó là lí do tại sao chúng tôi đang tạo ra nhiều “sinh viên vô giáo dục có bằng cấp”. Việc thiếu chuẩn và qui chế được tổ hợp với lợi ích khổng lồ đã khuyến khích mọi loại người mở giáo dục tư như kinh doanh. So sánh với các lớp quá đông và giáo trình cứng nhắc có trong các trường nhà nước, trường tư là linh hoạt hơn với các tiện nghi tốt hơn. Họ thích ứng môn học cho nhu cầu của thị trường. Nhiều trường đã phát triển các đề nghị học trực tuyến, mà sinh viên có thể học bất kì khi nào họ muốn. Các môn học là dễ được qua, điều là hấp dẫn lớn cho nhiều sinh viên và gia đình họ sẵn lòng trả tiền cho điều đó.”

Giáo sư khác giải thích: “Chính phủ chúng tôi biết điều đó nhưng không thể làm đươc gì vì chúng tôi vẫn ở sau các nước khác. Chúng tôi đã cố gắng cải tiến hệ thống giáo dục của mình nhiều lần nhưng chúng tất cả đều thất bại. Đó là lí do tại sao chúng tôi cho phép các trường tư. Tuy nhiên, với nhiều trường vận hành kém, chất lượng giảm nhanh chóng. Ngày nay các gia đình muốn con cái họ học tiếng Anh để cho họ có thể cho con cái họ đi học ở nước ngoài. Nhiều người đã mất niềm tin vào hệ thống giáo dục của chúng tôi và chúng tôi không biết làm sao sửa chữa điều đó.”

Tôi giải thích: “Nhân tố chính để cải tiến giáo dục là cộng đồng địa phương, phụ huynh, quản trị nhà trường và giáo viên. Nếu các thầy đã thất bại không cải tiến được hệ thống giáo dục của các thầy trong quá khứ, có thể nó có cái gì đó có liên quan tới sự tham gia không đủ của một hay nhiều trong các nhân tố này. Tôi đã thấy nhiều nỗ lực để áp đặt thay đổi từ trên xuống, hay từ bên ngoài vào nhưng tất cả chúng đã thất bại. Các nước cải tiến thành công giáo dục của họ là những nước đã có được quyết tâm từ phụ huynh và giáo viên, được hỗ trợ bởi đa dạng hình thức trợ giúp của cộng đồng địa phương và chính phủ. Giáo viên và phụ huynh giữ vai trò then chốt trong bất kì cải tiến giáo dục nào. Không cải tổ nào có thể thành công mà thiếu hợp tác và tham gia tích cực của giáo viên và phụ huynh.”

Một giáo sư hỏi: “Vậy thầy nghĩ các giáo viên nên lãnh đạo cải tiến sao?”

Tôi trả lời: “Dứt khoát rồi, đó là vai trò và trách nhiệm của họ. Nếu các giáo viên chờ đợi ai đó lãnh đạo cải tiến giáo dục thì họ đang uỷ quyền trách nhiệm của họ và điều đó không bao giờ có tác dụng. Nếu họ chăm nom, họ có thể làm cho nó xảy ra bởi vì chỉ các nhà giáo dục mới có thể cải tiến giáo dục. Đây là lí do tại sao tôi tin địa vị xã hội của giáo viên nên được xem xét như một ưu tiên. Trong nhiều năm, các giáo viên bao giờ cũng được kính trọng như một nghề cao quí nhưng ngày nay nó đang thay đổi khi xã hội coi địa vị xã hội được xác định bởi việc người ta làm ra được bao nhiêu tiền, không phải điều họ làm. Khi giáo viên không được đãi ngộ bù đắp tương ứng, họ không thể tập trung vào việc giáo dục sinh viên được. Khi giáo dục không còn là nghề được kính trọng, họ không thể hấp dẫn sinh viên hàng đầu vào lĩnh vực này. Khi các thầy không có giáo viên giỏi, các thầy sẽ không có hệ thống giáo dục tốt và điều đó có thể tàn phá toàn thể thế hệ học sinh. Để cải tiến giáo dục, các thầy phải bắt đầu bằng trước hết cải tiến chất lượng của những người làm việc giáo dục học sinh. Nếu các thầy nhìn vào hệ thống giáo dục tốt nhất trên thế giới, các thầy sẽ thấy rằng giáo viên của họ dành mọi nỗ lực vào giảng dạy mà không phải lo nghĩ về kiếm sống. Không giáo viên nào phải làm việc phụ để hỗ trợ cho việc sống của họ. Đây là điều nền tảng cho cải tiến hệ thống giáo dục. Tất nhiên, giáo viên không thể tự mình làm được điều đó. Họ sẽ cần sự hỗ trợ của phụ huynh. Đây là lí do tại sao tôi tin vào việc tham gia của phụ huynh vào giáo dục phải được coi là mấu chốt. Trong nhiều năm, phụ huynh bao giờ cũng giám sát tiến bộ của con cái họ nhưng ngày nay điều đó đang thay đổi vì họ tất cả đều bận rộn và không hiểu mấy về các vấn đề công nghệ và toàn cầu. Họ không có bảng so sánh chuẩn để đo tính hiệu quả cho nên họ để cho con cái họ ra quyết định. Ngày nay thế giới toàn cầu đang ngày càng tăng ảnh hưởng lên trường học, đặc biệt qua phương tiện thông tin. Do vậy, học sinh nhận được nhiều thông tin nhưng lại ít được hướng dẫn để hiểu cái đúng từ cái sai và nhiều người ra quyết định kém. Giáo viên phải có khả năng chỉ cho họ rằng thông tin và tri thức là hai điều khác nhau. Tri thức yêu cầu nỗ lực, kỉ luật và quyết tâm. Phụ huynh phải có khả năng hướng dẫn họ rằng một người có giáo dục là nhiều hơn việc có được bằng cấp, phải có tính cách tốt. Có bằng cấp không làm cho họ thành người có giáo dục mà họ phải thực hành và áp dụng tri thức của họ theo cách thức xứng đáng của giáo dục. Đây là những nguyên lí nền tảng của giáo dục tốt."

Có nhu cầu cho đối thoại giữa phụ huynh và giáo viên để làm mạnh cho hệ thống giáo dục hiện thời. Tất nhiên, điều này không dễ nhưng nó cần xảy ra để đặt dấu chấm hết cho vấn đề chất lượng hiện thời. Giáo viên và phụ huynh có thể đóng góp cho thành công của cải cách giáo dục. Điều quan trọng là giáo viên nhận được đào tạo và giáo dục liên tục để cho họ có thể giúp cho cải tiến giáo dục cho học sinh trong xã hội. Họ cần sự hỗ trợ từ phụ huynh để chuyển giao giáo dục có chuẩn cao, kể cả sách, các phương tiện trao đổi hiện đại, và văn hoá thích hợp cùng môi trường kinh tế. Cải tiến giáo dục cũng yêu cầu chính phủ đối diện với trách nhiệm của họ. Họ không thể bỏ nó cho lực thị trường hay tự tổ chức để sửa mọi thứ. Họ phải hiểu các thách thức của nhu cầu tương lai, và nghĩa vụ của giáo viên trong xã hội; họ có thể tính tới các yếu tố này và sinh ra tranh cãi về các quyền lợi công rằng chính tương lai của nước bạn đang bị lâm nguy và vì giáo dục có thể giúp cải tiến mọi thứ, nó cần có ưu tiên cao nhất.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com