Đối thoại về giáo dục/2

Tuần trước, việc xếp hạng các đại học thế giới đã được trường đại học Giao thông ở Thượng Hải đưa ra khi họ xếp hạng Harvard là đại học hàng đầu trong tám năm qua. Trong khoa học máy tính và kĩ nghệ phần mềm, họ xếp hạng CMU là số 5 trên thế giới sau Stanford, MIT, Berkeley và Princeton. Bạn có thể kiểm lại xếp hạng của họ tại http://www.arwu.org/SubjectCS2010.jsp

Điều thú vị nhất từ xếp hạng của người Trung Quốc là ở chỗ trong 100 đại học tốt nhất trên thế giới, Mĩ có 54 trường nhưng không đại học nào ở Trung Quốc thậm chí lọt vào tốp 100. Chỉ hai đại học Trung Quốc được xếp vào tốp 200. Tôi rất ngạc nhiên rằng Đại Học Thanh Hoa được xếp hạng 191 và Đại học Bắc Kinh được xếp hạng 199. Tuy nhiên, Báo cáo News Report của Mĩ lại xếp hạng Đại học Thanh Hoa vào số 9 và Đại học Bắc Kinh vào số 10. Khi tôi hỏi một người bạn, giáo sư Yang tại đại Thanh Hoa về sự khác biệt này, ông ấy nói: “Thật đáng thất vọng rằng ít đại học Trung Quốc được xem xét tới trong các trường tốt nhất thế giới, ngay cả theo nguồn Trung Quốc. Điều đó nghĩa là hệ thống giáo dục của chúng tôi không đủ tốt như chúng tôi muốn và chúng tôi sẽ phải làm việc gian nan hơn để cải tiến nó.”

Bởi vì tôi cũng dạy ở Đại học Thanh Hoa như giáo sư thỉnh giảng, tôi thấy rằng sinh viên ở đó rất giỏi và chẳng có lí do gì để trường có thể được xếp hạng thấp thế cho nên tôi hỏi ông ấy: “Tại sao ông nghĩ Thanh Hoa được xếp hạng như thế theo nghiên cứu của Trung Quốc, nó phải có lí do nào đó mà tôi không biết”. Ts Yang giải thích: “Từ một người ngoài như ông, ông nhìn mọi thứ khác với ai đó ở bên trong. Cho dù trường chúng tôi rất tốt và phần lớn sinh viên rất có tính cạnh tranh nhưng hệ thống của chúng tôi không hoàn hảo. Sự kiện là thỉnh thoảng chúng tôi phải hạ thấp chuẩn đầu vào để nhận một số sinh viên không đủ tư cách. Nếu cái vào KHÔNG có chất lượng cao thì ông KHÔNG THỂ mong đợi cái ra tốt hơn. Đôi khi, chúng tôi được yêu cầu phải cho thi lại một số sinh viên bởi vì họ đã không làm bài thi tốt. Nếu kết quả của kì thi thứ hai vẫn không tốt hơn, chúng tôi phải cho họ thi lại lần nữa cho tới khi họ qua được. Mỗi lần thi được thực hiện, chúng lại phải hạ thấp chuẩn để cho chúng tôi đáp ứng được chỉ tiêu số lượng. Có vấn đề với việc gian lận trong thi cử giữa một số sinh viên nữa, cho dù điều đó vẫn là phần nhỏ khi so sánh với các trường khác. Nghiên cứu của Jiao Tong ở Thượng Hải đã kiểm lại chất lượng của sinh viên và họ có thể tìm ra cái gì đó. Các nghiên cứu khác như News & World Report của Mĩ đã không hội tụ vào kết quả sinh viên nhưng phần lớn vào nghiên cứu được xuất bản, và tỉ lệ giữa giáo sư và sinh viên. Phương pháp khác nhau dẫn tới các kết luận khác nhau.”

Tôi không hoàn toàn đồng ý với kết luận của bạn tôi vì tôi biết Thanh Hoa là trường xuất sắc với sinh viên giỏi. Nếu có vài trường hợp đặc biệt, họ là ngoại lệ thay vì đa số. Tuy nhiên, tôi cũng biết rằng xếp hạng ARWU của Thượng Hải để đánh giá các đại học Trung Quốc là trong việc xếp hạng xuất sắc toàn thế giới và được nhiều học giả kính trọng cao. Một cuộc điều tra về giáo dục cao hơn do tờ tạp chí The Economist tiến hành đã bình luận rằng “ARWU là việc xếp hạng hàng năm được sử dụng rộng rãi nhất” về các đại học trên thế giới, và tờ Chronicle of Higher Education cũng báo cáo rằng ARWU "được coi là việc xếp hạng quốc tế có ảnh hưởng nhất ngày nay."

Ts. Yang bảo tôi: “Ngày nay số sinh viên Trung Quốc học tập ở nước ngoài còn cao hơn sinh viên ở bất kì nước nào. Mỗi năm, quãng nửa triệu người trong số họ rời Trung Quốc đi học ở hải ngoại, vài người hỏi tại sao con số cao thế. Lí do đơn giản: Họ tìm kiếm giáo dục tốt hơn, đào tạo tốt hơn, và cơ hội tốt hơn ở đâu đó. Thiếu giáo dục chất lượng là yếu tố chính làm cho họ phải đi học ở đâu đó khác. Thực tế, Trung Quốc đang đánh mất những sinh viên giỏi nhất nước bởi vì một khi họ ra đi, chỉ vài người quay về. Để giữ các tài năng giỏi nhất, Trung Quốc phải xây dựng nền giáo dục chất lượng tốt và làm cho giáo dục nội địa thành ưu tiên cao nhất. Chính phủ chúng tôi đã chi nhiều tiền vào cải tiến hệ thống giáo dục nhưng điều đó không dễ bởi vì nó yêu cầu một cách nghĩ hoàn toàn khác. Phương pháp truyền thống dựa trên thi cử không còn phù hợp, nó chỉ tạo ra nhiều người với tri thức sách vở mà không có kĩ năng thực hành. Sinh viên của chúng tôi dành nhiều thời gian nhồi nhét sách vở, ghi nhớ các lí thuyết thay vì áp dụng tri thức của họ vào thực hành. Nếu ông hỏi một sinh viên tại sao anh ta tới đại học, có lẽ ông sẽ có được câu trả lời đại loại như: “Để được bằng” hay “Để được việc làm lương cao.” Đó là suy nghĩ hiện thời trong các sinh viên của chúng tôi, bằng cấp là quan trọng hơn tri thức và kĩ năng. Nếu ông hỏi cùng câu hỏi với sinh viên ở Mĩ hay châu Âu câu trả lời chắc sẽ là “Để thu được giáo dục” hay “Để học cái gì đó kích động.” Kết quả buồn nản của nền giáo dục của chúng tôi là chúng tôi học sao chép chứ không sáng tạo, chúng tôi học bắt chước chứ không canh tân. Chừng nào cách nghĩ này còn chưa thay đổi, cải tiến sẽ không xảy ra và đó là lí do tại sao chúng tôi đã không được xếp hạng cao, ngay cả bởi hệ thống xếp hạng của riêng chúng tôi.”

Tất nhiên, không phải mọi người đều đồng ý với Ts. Yang. Một giáo sư giận dữ bảo tôi: “Loại xếp hạng này là vô nghĩa, đầy những thiên vị hướng về phương tây, ông nên bỏ qua nó.” Vị giáo sư khác phàn nàn: “Tôi không biết tại sao chúng tôi nói với thế giới về nhược điểm của nền giáo dục của chúng tôi. Loại chân thành đó tương đương với ngu xuẩn.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com