Đối thoại về giáo dục
Vài tuần trước, Ravi bạn tôi từ Ấn Độ đã chia sẻ với tôi một kế hoạch giáo dục mới với công nghệ thông tin sẽ được dạy trong trường tiểu học, trung học cũng như đại học. Anh ấy dường như bị kích động rằng nhiều trường sẽ được cung cấp máy tính bảng có tên Aakash, giá $35. Anh ấy nói: “Chính phủ chúng tôi sẽ mua hàng triệu máy tính bảng và phân phối chúng cho học sinh, đặc biệt học sinh ở những thị trấn và làng nhỏ khắp Ấn Độ, những người nghèo thế và không đảm đương được việc có máy tính.”
Ravi là người nhiệt tình thế với tin tức này. Anh ấy nói: “Mọi người trong thành phố có truy nhập vào công nghệ như internet nhưng phần lớn người nghèo sống ở các làng xa xôi hay khu nhà ổ chuột đã bị loại trừ. Máy tính bảng Aakash sẽ chấm dứt điều đó và cho mọi người cơ hội công bằng được giáo dục. Chúng tôi cũng khai trương một chương trình giáo dục mới hội tụ vào khoa học và công nghệ. Cách tiếp cận mới sẽ bắt đầu dạy công nghệ thông tin sớm trong trường tiểu học, rồi trung học và đại học. Chính phủ chúng tôi cân nhắc việc thu nhận các kĩ năng công nghệ là quan trọng cho nền kinh tế của chúng tôi và đảm bảo cho người chúng tôi sẽ có việc làm tốt. Chúng tôi cần một triệu công nhân có kĩ năng CNTT để tiếp tục sự tăng trưởng của chúng tôi. Tôi nghĩ chương trình này sẽ giúp duy trì sự chi phối của chúng tôi trong công nghiệp CNTT. Ông có thể hình dung vài năm nữa kể từ nay ngay cả học sinh tiểu học cũng có thể viết mã? Điều đó là tuyệt vời chẳng phải thế sao?”
Tôi không muốn làm cho anh ấy cảm thấy không thoải mái nhưng báo trước cho anh ấy: “Tôi không dám chắc về thay đổi này trong hệ thống giáo dục. Trong nhiều năm, hệ thống giáo dục không chỉ cung cấp sinh viên có tri thức, mà còn trở thành người tốt cho gia đình họ, công nhân tốt cho xã hội của họ, và công dân tốt cho đất nước họ. Nếu cách tiếp cận mới hội tụ vào chỉ mỗi công nghệ mà không mấy vào các khía cạnh khác như là người có đạo đức và trách nhiệm thì tôi nghĩ chúng ta có thể mất cân bằng trong giáo dục. Ngày nay chương trình giáo dục đầy với các lớp trong nhiều chủ đề như toán học, khoa học, lịch sử, địa lí, sinh học và quyền công dân v.v. Nếu ông thêm công nghệ thông tin thì ông sẽ bỏ môn nào?”
Anh ấy ngần ngừ: “Chúng tôi phải giữ mọi môn khoa học.”
Tôi nói: “Điều đó có lẽ là kết luận của những người trong chính phủ ông nữa. Mọi người đều nghĩ về tạo ra nhiều việc làm, nhiều công việc để tăng trưởng kinh tế nhưng bỏ qua khía cạnh khác của giáo dục mà là phát triển nhân cách đạo đức. Giáo dục phải dạy mọi người ra quyết định đạo đức và suy nghĩ hiệu quả. Giáo dục phải dạy mọi người nghĩ rõ ràng và có trách nhiệm, không chỉ cho bản thân họ mà cho xã hội. Do đó, dạy tri thức kĩ thuật cho sinh viên sớm KHÔNG phải là cách tiếp cận tốt. Chúng ta phải dạy đạo đức và luân lí để cho trong tương lai, khi sinh viên đi làm, không thành vấn đề họ có vị trí nào hay họ làm việc gì, họ sẽ làm nó với đạo đức và tính chính trực. Họ sẽ không vi phạm luật pháp hay làm tổn hại người khác vì lợi thế của họ.”
Ravi ngạc nhiên: “Ông là giáo sư khoa học. Trong nhiều năm ông bao giờ cũng chủ trương cải tiến giáo dục để thúc đẩy nhiều khoa học và công nghệ. Dường như là ông đã đổi ý.”
Tôi giải thích: “Trong nhiều năm, tôi thường tự hỏi liệu giáo dục hiện thời của chúng ta có hoàn thành mục đích của nó hay không. Tôi đã thấy những người được giáo dục tốt đã làm nhiều điều xấu và tổn hại cho xã hội. Cuộc khủng hoảng tài chính là một ví dụ. Nó đã tạo ra thảm hoạ cho biết bao nhiêu người và đã gần làm phá sản cả đất nước. Điều đang xảy ra ở các nước châu Âu ngày nay cũng là kết quả của những người có giáo dục vô trách nhiệm ở vị trí cao của họ, chỉ nghĩ về bản thân họ và làm tổn hại người khác. Để ngăn ngừa xã hội chúng ta khỏi suy đồi vào hỗn độn, giáo dục phải dạy mọi người cân nhắc bằng chứng về đúng và sai; nhận thức rõ cái đúng từ cái sai; cái thực từ cái không thực; và sự kiện từ hư cấu. Hội tụ chỉ vào mỗi công nghệ sẽ tạo ra mất cân bằng trong xã hội chúng ta và tôi không nghĩ chúng ta nên làm điều đó. Có chỗ cho công nghệ nhưng có chỗ cho đạo đức và luân lí nữa. Chức năng của giáo dục là dạy mọi người nghĩ một cách logic và đạo đức. Giáo dục không có đạo đức sẽ là mối đe doạ cho xã hội.”
Ravi dường như không được thuyết phục: “Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin. Phát minh của CNTT cai quản cuộc sống chúng ta; chúng ta phụ thuộc vào các phát minh và khám phá của CNTT như máy tính, phần mềm, điện tử, internet, điện thoại di động. Chúng là hữu dụng cho các hoạt động hàng ngày của chúng ta. Chúng ta nên tận dung ưu thế của chúng thay vì hạn chế chúng.”
Tôi giải thích: “Đây là công cụ cho chúng ta dùng. Công nghệ thông tin là rất hữu dụng nhưng nếu chúng được dùng mà không có lương tâm, nó có thể lôi chúng ta lên con đường của phá huỷ và suy tàn. Chúng ta nên học cách dùng chúng cho phúc lợi xã hội của nhân loại và tiến bộ của nền văn minh của chúng ta bằng việc có bộ luật ứng xử đạo đức tốt. Kẻ tội phạm nguy hiểm có thể là người có năng khiếu lập luận logic, nhưng không có đạo đức. Thông minh là không đủ. Thông minh cộng với nhân cách đạo đức là mục đích của giáo dục. Giáo dục đầy đủ cho con người không chỉ tri thức, mà còn nhân cách đạo đức. Giáo dục tốt nhất phải hội tụ không chỉ vào việc thu nhận tri thức mà còn tích luỹ kinh nghiệm sống xã hội bởi vì mục đích của giáo dục là tạo ra công dân tốt cho đất nước.”
Ravi dường như không thoải mái: “Chúng ta đang sống trong thế giới toàn cầu hoá nơi chúng ta cần tận dụng ưu thế của công nghệ để xây dựng sức mạnh của đất nước chúng ta. Trong nhiều năm, Ấn Độ là nước lạc hậu với nhiều người nghèo. Trong hai mươi năm qua chúng tôi đã tăng trưởng thành đất nước mạnh với sức mạnh kinh tế lớn. Nó là kết quả của hệ thống giáo dục hội tụ vào công nghệ thông tin. Chúng tôi vừa vượt qua $100 tỉ đô la xuất khẩu CNTT. Nếu chúng tôi tiếp tục có nhiều công nhân kĩ năng chúng tôi có thể đạt tới $250 tỉ trước 2020. Chúng tôi cần mọi thanh niên đều có kĩ năng CNTT và với cách tiếp cận này, chúng tôi có thể đạt tới mục đích của chúng tôi.”
Tôi bảo anh ấy: “Để công nghệ thông tin chi phối toàn bộ chương trình giáo dục sẽ làm thu hẹp mục đích của giáo dục thành đơn thuần chỉ việc làm. Ông có thể có nhiều công nhân có kĩ năng và tất cả họ đều có việc làm nhưng sẽ là nguy hiểm hơn nếu họ không có nhân cách đạo đức tốt. Tôi tin có mục đích khác nhau cho các mức giáo dục khác nhau. Giáo dục tiểu học phải bắt đầu với các nguyên lí cơ sở nào đó như đạo làm con với bố mẹ, kính trọng thầy giáo, chân thật, và trách nhiệm gia đình. Giáo dục trung học phải hội tụ nhiều hơn vào việc là công dân tốt, có đạo đức, luân lí, thông cảm và trách nhiệm với xã hội. Đến lúc đó giáo dục đại học có thể hội tụ vào tri thức và kĩ năng khoa học. Bằng việc có nền tảng mạnh được phát triển ở tiểu học và trung học, học sinh có thể tiếp tục phát triển nhân cách đạo đức nào đó để vượt qua chướng ngại và cám dỗ trong cuộc sống và sẽ không thực hành hành vi phi luân lí.”
Giáo dục tốt phải bắt đầu với mục đích phát triển công dân tốt. Những người này phải có nhân cách cá nhân tốt; cảnh quan toàn cầu rộng, và tri thức kĩ thuật. Hội tụ quá nhiều vào kĩ thuật mà không có các điều khác là cách tiếp cận không tốt.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com