Đối thoại về cơ hội

Trong khi tin tức hàng ngày đầy các vấn đề kinh tế toàn cầu và câu chuyện thất nghiệp, có một khu vực có nhiều cơ hội hơn, nhiều việc làm nhưng ít người xin làm: Khu vực công nghệ. Tháng trước, một người bạn ở San Jose bảo tôi: “Tôi đã quảng cáo việc làm phần mềm mở ra cho hơn năm tuần mà không ai xin làm.” Tôi bảo anh ấy: “Tôi không ngạc nhiên, vì anh phải cạnh tranh với Facebook và Google.” Thế rồi người bạn khác từ Thượng Hải phàn nàn rằng anh ấy có trên năm mươi việc làm phần mềm mở ra những chỉ hai người xin làm. Vì Thượng Hải là thành phố phát triển nhanh với hàng nghìn công ty công nghệ, tôi không ngạc nhiên. Thế rồi tới cuộc thảo luận với một người bạn ở Hyderabad và anh ấy đang trải qua khó khăn trong việc thuê công nhân phần mềm.

Tuần trước, tôi tới gặp Ryan Kelly, nhà nghiên cứu cấp cao tại Sở Lao động và Thống kê Mĩ để hỏi về thị trường việc làm toàn cầu. Ông ấy giải thích: “Rất khó thuê công nhân công nghệ ngày nay bởi vì có ít người trong số họ. Đây không phải là vấn đề ở Mĩ mà ở mọi nơi. Lí do là thay đổi công nghệ nhanh chóng, các công ty phải cập nhật hệ thống của họ để theo kịp và họ cần công nhân những người biết về công nghệ mới. Trong mười năm qua, đa số sinh viên đại học đều muốn học về tài chính, kinh doanh, và buôn bán thị trường chứng khoán mãi cho tới cuộc suy thoái năm 2008. Đó là lí do tại sao ngày nay chúng ta có nhiều sinh viên thất nghiệp trong khu vực kinh doanh nhưng không có đủ trong khu vực công nghệ. Đó là lí do tại sao nhiều thanh niên giận dữ và đòi hỏi nhiều việc làm hơn đã chiếm phố Wall. Phần lớn các đại học đã không biết cách dự báo xu hướng này. Các giáo sư chỉ dạy điều họ biết và cách nhìn của họ bị giới hạn vào khu vực kĩ thuật, không vào thị trường toàn cầu. Những người có việc làm đều bận rộn với công việc của họ, họ hiếm khi dành thời gian để học điều mới. Đó là lí do tại sao nhu cầu về công nghệ mới là cao nhưng cung cấp là thấp và thiếu hụt lan rộng mọi nơi. Vài năm trước đây, sinh viên Mĩ không muốn học công nghệ vì họ nghĩ hầu hết những việc làm này sẽ được khoán ngoài sang Ấn Độ và Trung Quốc. Họ nhầm. Với công nghệ mới, có nhiều việc làm hơn bao giờ. Ngay cả ngày nay, cả Ấn Độ và Trung Quốc đều không có đủ công nhân có kĩ năng.”

Tôi hỏi: “Vậy cái gì sẽ xảy ra tiếp? Giải pháp là gì cho vấn đề thiếu hụt này?"

Ông ấy giải thích: “Chính phủ Mĩ đang khuyến khích nhưng người có bằng cử nhân ở các khu vực khác học thêm các lớp về công nghệ để cho họ có thể làm việc trong khu vực này. Nhiều công ty sẵn lòng thuê người với kĩ năng công nghệ cho dù họ không có bằng cấp trong lĩnh vực này. Chính phủ cũng làm việc về chính sách di trú để cho phép nhiều công nhân công nghệ tới và làm việc ở Mĩ. Họ cũng đang làm việc về qui chế đặc biệt cho sinh viên nước ngoài những người được giáo dục ở Mĩ và có bằng cấp công nghệ được ở lại và làm việc ở đây. Ngay cả với khoán ngoài nhiều hơn, nhu cầu vẫn cao nên vấn đề này sẽ không được giải quyết trong nhiều năm tới.”

Tôi hỏi: “Kĩ năng nào mà hầu hết các công ty đều tìm kiếm?”

Ryan nói: “Họ cần mọi công nhân công nghệ mà họ có thể kiếm được. Từ người lập trình mức vào nghề tới các mức chuyên sâu hơn như người quản lí dự án và ngay cả giám đốc thông tin (CIO). Công nghiệp coi Java và C++ là các ngôn ngữ lập trình chính cho việc làm người lập trình mức vào nghề. Tri thức trong lập trình C có nhu cầu cao trong khu vực phần mềm nhúng. Nếu người xin việc có ngôn ngữ phụ thêm như Ruby, Python, và Ajax thì dứt khoát là tốt hơn nhiều. Phần lớn các công ty đều cần người hiểu vòng đời phát triển, biết cách thiết kế và quản lí rủi ro. Họ cần người có thể phân tích nhu cầu doanh nghiệp, hiểu yêu cầu khách hàng và viết đặc tả yêu cầu phần mềm. Họ cần người có thể quản lí dịch vụ CNTT, tính toán mây, phần mềm như dịch vụ. Họ cần người có thể tích hợp cấu phần hệ thống. Về căn bản, họ cần mọi công nhân tri thức. Sự kiện là các nước khác cũng có nhu cầu tương tự cho nên cạnh tranh là gay gắt. Tôi biết như một sự kiện là Anh, Pháp, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ và Trung Quốc tất cả đều có thiếu hụt. Tôi ước lượng rằng thế giới cần vài triệu công nhân tri thức ngày nay.”

Tôi hỏi: “Ông có cho rằng sẽ có dư thừa trong tương lai gần không. Liệu có khả năng là vài năm nữa kể từ giờ chúng ta có thể không cần nhiều người kĩ thuật thế không?”

Ryan lắc đầu: “Tôi đã là chuyên viên nghiên cứu thị trường trong ba mươi năm qua. Việc của tôi là dự báo xu hướng thị trường và việc thuê người cho chính phủ. Tôi chưa bao giờ thấy cái gì giống như thế này. Toàn cầu hoá đã thay đổi mọi thứ. Nhu cầu cạnh tranh trong thị trường mới này đã mở ra nhiều cơ hội mà chưa bao giờ xảy ra trước đây trong lịch sử. Điều ông thấy hôm nay chỉ là một mảnh nhỏ của nhiều điều lớn hơn sẽ tới trong tương lai gần. Ngày nay, mọi người thừa nhận rằng công nghệ dẫn lái toàn thể kinh tế toàn cầu. Mọi thứ mọi người làm trong tương lai sẽ tuỳ thuộc vào công nghệ thông tin. Tôi không thấy sự chậm lại trong việc thuê công nghệ hay phát kiến công nghệ. Nếu ông nhìn lại năm năm trước đây, không ai tin được rằng điện thoại thông minh như iPhone có thể làm thay đổi toàn thể công nghiệp viễn thông. Không ai có thể dự báo được máy tính bảng như iPads có thể thay đổi thị trường PC. Ngày nay thị trường ứng dụng di động đáng giá vài tỉ đô la và tạo ra hàng trăm nghìn việc làm cho người phát triển app di động. Với tiến bộ của công nghệ, nhiều điều nữa sẽ sớm xảy ra. Chúng sẽ thay đổi nhiều thứ mà mọi người thậm chí không mơ tới. Tôi không thấy nhu cầu về công nhân công nghệ thay đổi chút nào. Ít nhất là trong năm mươi năm tới.”

Tôi hỏi: “Sao ông nghĩ theo cách đó? Ông có gợi ý gì cho sinh viên đại học không?

Ông ấy cười: “Công nghệ có thể đem tới hiệu lực và hiệu quả cho cách công ty vận hành. Điều đó nghĩa là công nghệ có thể làm tăng lợi nhuận của công ty ít nhất là mười tới hai mươi lần. Đó là lí do tại sao mọi công ti, dù lớn hay nhỏ, đang nhanh chóng chuyển sang áp dụng công nghệ vào doanh nghiệp của họ. Chính phủ đang theo xu hướng đó nữa, ông có thể thấy rằng với chính phủ điện tử, mọi sự đang thay đổi nhanh chóng ở một số nước. Doanh nghiệp cũng thay đổi nữa, vài năm trước không mấy người làm kinh doanh qua internet. Ngày nay một phần ba doanh nghiệp trên thế giới được tiến hành qua internet, kinh doanh điện tử đang làm rất tốt. Nếu ông nhìn vào tất cả những người giầu nhất trên trái đất, 75% số họ tới từ khu vực công nghệ. Không lâu trước đây, nhiều tỉ phú và triệu phú là từ Mĩ và châu Âu, vài vài người từ các nước sản xuất dầu hoả ở Trung Đông. Ngày nay, Ấn Độ và Trung Quốc có hàng nghìn tỉ phú và triệu phú và phần lớn họ bắt đầu trong khu vực công nghệ. Khi công nghệ tiếp tục chi phối mọi thứ, cơ hội việc làm là vô tận.”

“Gợi ý của tôi cho sinh viên đại học là không thành vấn đề các bạn học cái gì, các bạn phải biết tới công nghệ thông tin. Các bạn có thể học bất kì cái gì nhưng không có tri thức về công nghệ các bạn sẽ không làm tốt được. Trong tương lai gần, mọi thứ mọi người làm sẽ phụ thuộc vào công nghệ cho nên cách tốt nhất là học công nghệ. Điều đó là đơn giản và logic. Nếu mọi văn phòng, mọi xưởng chế tạo, mọi cơ xưởng, mọi chính phủ, mọi doanh nghiệp đều dùng công nghệ thông tin thì bạn nghì họ sẽ cần gì? Bạn có thể nhìn quanh để xem bao nhiêu người có điện thoại di động, laptops, truy nhập internet và các thiết bị không dây v.v.. Tất cả những cái này là chỉ dẫn rằng công nghệ dẫn lái mọi thứ. Nếu bạn không học công nghệ, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội lớn.”

“Ngày nay, mọi người bắt đầu nhận ra ưu thế của công nghệ nhưng không phải mọi người sẽ thay đổi. Nhiều người ngần ngại, nhiều người sợ, nhiều người không muốn thay đổi, và nhiều người muốn chờ đợi. Đó là lí do tại sao hầu hết họ sẽ bỏ lỡ cơ hội này. Với toàn cầu hoá, sinh viên sẽ phải cạnh tranh với sinh viên từ các nước khác vì việc làm. Ngày nay công nhân sẽ phải cạnh tranh với công nhân trên khắp thế giới. Ngày nay quốc gia sẽ phải cạnh tranh với các quốc gia khác vì một mảnh của thị trường toàn cầu. Nước lớn không có ưu thế hơn với nước nhỏ. Nước giầu không có ưu thế hơn với nước nghèo. Nước đã phát triển không có ưu thế hơn nước đang phát triển. Đó là hiện tượng mà ít người hiểu bởi vì qui tắc đã thay đổi. Thị trường toàn cầu dựa trên qui tắc mới, qui tắc của tốc độ nơi kẻ nhanh sẽ đánh bại kẻ chậm. Yếu tố then chốt là ai chi phối trước và bắt lấy mảnh lớn của thị trường sẽ thắng. Đây không phải là lúc để chờ đợi hay tự thoả mãn vì mọi thứ xảy ra rất nhanh. Nếu bạn bỏ lỡ cơ hội, nó trôi qua và không bao giờ quay lại. Không có cơ hội thứ hai. Điều chỉnh theo thay đổi công nghệ phụ thuộc vào tri thức và kĩ năng của người lãnh đạo để đặt chiều hướng. Nó tuỳ thuộc vào viễn kiến, kĩ năng, và ích lợi mà công nghệ sẽ đem lại cho đất nước hay công ty. Từ cảnh quan của sinh viên đại học, kĩ năng công nghệ là bản chất để sống còn trong thế giới thay đổi nhanh chóng này. Bên cạnh đó, nếu sinh viên cũng có kĩ năng ngoại ngữ, cơ hội còn rộng hơn nhiều vì họ có thể đi làm việc ở nhiều nơi. Với internet, mọi thứ được nối cho nên việc làm sẽ đi tới nơi công nhân có kĩ năng sống, nhiều người có thể làm việc từ nhà như công nhân ảo. Với vi khoán hay khoán đám đông, công nhân tri thức không phải làm việc cho một công ty mà làm cho bất kì ai cần kĩ năng của họ trong thế giới ảo. Có nhiều thay đổi xảy tới trong tương lai gần vì công nghệ thay đổi nhanh và nhiều điều mọi người thậm chí có thể không hình dung được sẽ xảy ra sớm. Câu hỏi của tôi là: Bạn có những kĩ năng mà thị trường toàn cầu cần không? Bạn có biết thị trường cần gì không? Bạn có muốn học công nghệ bây giờ hay đợi cho tới khi đa số mọi người làm điều đó rồi bạn theo họ? Bạn có muốn là người đầu tiên hay người cuối cùng? Bạn muốn lãnh đạo hay theo sau? Bạn muốn công ty tới bạn và cung cấp việc làm cho bạn hay bạn muốn đứng trong hàng và xin việc làm, biết rằng họ có thể không muốn bạn? Đây là những câu hỏi nghiêm chỉnh mà sinh viên đại học phải tự hỏi họ.”

Tôi tranh cãi: “Tôi đồng ý với ông nhưng không phải mọi người có thể học công nghệ được, một số người có thể thấy nó khó.”

Ông ấy mỉm cười và giải thích: “Năm mươi năm trước, có ít hơn năm nghìn người trên toàn thế giới biết cách lập trình cho máy tính. Trong chiến tranh thế giới 2, Mĩ chỉ có ba nghìn nhà khoa học máy tính. Ngày nay có vài trăm triệu người trên thế giới biết cách lập trình. Khác biệt là gì giữa thời đó và bây giờ? Không cái gì cả, lập trình vẫn thế, chỉ ngôn ngữ thay đổi. Nhìn lại thời đó, máy tính là mới, không ai biết về nó cho nên chỉ vài nhà khoa học biết tới máy tính. Ngày nay máy tính ở mọi nơi và phổ biến thế ngay cả trẻ em cũng có thể lập trình cho điện thoại di động của chúng và tải nhạc xuống. Nếu bạn muốn là người đầu tiên, nếu bạn muốn học cái gì đó mới, nếu bạn có tri thức mà chỉ vài người có thì bạn có thể kiếm được việc làm trả lương cao. Bây giờ điều đó có thể là khó vì công nghệ vẫn còn mới nhưng nó sẽ thay đổi sớm. Tuy nhiên, bạn không nên chờ đợi. Đây là nơi bạn nắm lấy cơ hội này. Trong thời đại thay đổi nhanh chóng này, biết cơ hội và nắm lấy nó là mọi điều. Nếu bạn không nắm nó, ai đó sẽ nắm nó. Ta hãy nhìn vào Apple và tại sao công ty này phát triển nhanh thế và lớn thế? Apple bao giờ cũng có sản phẩm mà không ai có, nó có cái gì đó mọi người đều muốn bởi vì nó bao giờ cũng là thứ nhất. Tất nhiên, có nhiều người theo sau, những người sao chép sản phẩm của Apple nhưng họ không bao giờ theo kịp Apple. Đây là ưu thế thị trường của việc là người đầu tiên. Sớm hay muộn, công nghệ sẽ xuyên thấu vào mọi thứ và đến lúc đó, nó thông thường thế và không ai sẽ nhắc tới về nó và thế thì quá trễ để đi vào lĩnh vực này. Gợi ý của tôi cho sinh viên đại học là biết điều gì được cần bây giờ, điều gì sẽ được cần trong tương lai gần và học về nó để nắm lấy cơ hội. Bạn chỉ đầu tư bốn năm làm việc chăm chỉ nhưng phần thưởng là vô cùng. Đừng bằng lòng với hiện trạng. Đừng bằng lòng với thị trường việc làm hiện thời chừng nào bạn có tiềm năng làm hơn. Hình dung bản thân bạn năm năm tới mười năm nữa kể từ giờ và tự hỏi bản thân bạn: Bạn muốn làm gì? Bạn có thể làm gì và cái gì sẽ xảy ra nếu bạn không nắm lấy cơ hội này?

Ông ấy giải thích thêm: “Tuần trước, tôi thấy một người biểu tình ở phố Wall với dấu hiệu: “Giáo dục đại học nhưng không việc làm.” Tôi hỏi người đó: “Anh nghĩ bằng việc vào đại học, anh được đảm bảo việc làm sao? Anh đã đầu tư nhiều thời gian, tiền bạc, công sức vào giáo dục của anh nhưng có thể anh đã chọn khu vực không ai cần, cho nên anh được bằng cấp nhưng không việc làm? Nếu anh mở báo chí và nhìn và mục việc làm, anh sẽ thấy hàng nghìn việc mở ra nhưng không đủ người xin vào. Sao anh không quay về trường và học cái gì đó mà công nghiệp cần. Dường như là cơ hội trong khu vực mà anh đã học tập đã mất rồi nhưng ngày nay có cơ hội ở khu vực khác. Anh không thể đứng đó và phàn nàn bởi vì anh đang làm phí thời gian quí giá của anh. Anh chịu trách nhiệm cho tương lai riêng của anh cho nên anh phải nhìn vào tương lai và hỏi cái gì sẽ là tốt nhất cho anh và làm kế hoạch để thực hiện điều đó chứ.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com