Đối thoại khác ở Trung Quốc/2

Đối thoại khác ở Trung Quốc phần 2

Mùa hè này khi dạy ở Trung Quốc, tôi có nhiều đối thoại với các giáo sư và nhà doanh nghiệp về bùng nổ của công nghệ thông tin, và tôi ngạc nhiên với nhịp độ nhanh của kinh doanh trực tuyến.

Một giáo sư kinh tế bảo tôi: “Kinh doanh trực tuyến hay e-commerce sinh ra $121 tỉ đô la trong bán hàng ở Trung Quốc năm ngoái. Kích cỡ của thị trường thương mại của chúng tôi đang bùng nổ và có thể đạt tới $500 tỉ đô la năm 2015. Điều đó lớn hơn nhiều so với thị trường e-commerce của Mĩ.”

Một giáo sư khác nói thêm: “Với dân số trên một tỉ người, chúng tôi có lẽ có trên 200 triệu chủ cửa hàng trực tuyến, nhiều hơn bất kì nước nào khác. Sớm hay muộn thầy sẽ thấy nhiều cửa hàng trực tuyến hơn cửa hàng thực tại. Mở cửa hàng trong thành phố rất đắt nhưng rất dễ mở cửa hàng trực tuyến. Người Trung Quốc rất nổi tiếng về doanh nghiệp nhỏ cho nên đa số họ đi lên trực tuyến. Với truy nhập Internet tốc độ cao và nhiều điện thoại di động, nhiều người đang mua và bán các thứ trực tuyến hơn bất kì cái gì khác. Trong vài năm qua, giá thành vận tải và chuyên chở đã được cải thiện và nó rẻ hơn nhiều so với Mĩ. Công ty trực tuyến lớn nhất, Alibaba cũng có Taobao riêng, công ty vận chuyển, cho nên thầy có thể mua nhiều thứ ở đây và với giá hời hơn ở Mĩ.”

Tôi hỏi: “Tại sao kinh doanh trực tuyến thành công vậy ở Trung Quốc chỉ trong một thời gian ngắn. Vài năm trước, khi tôi ở đây, chỉ có vài công ty khởi nghiệp nhưng bây giờ nó là thị trường lớn hơn nhiều so với Mĩ?"

Giáo sư này đáp: “Nhiều người Trung Quốc mua các thứ trực tuyến vì họ không thể kiếm được nó tại cửa hàng địa phương. Giá cả của hàng hoá trực tuyến rẻ hơn nhiều so với cửa hàng thực và cửa hàng trực tuyến có danh tiếng tốt không bán hàng giả cho nên chất lượng được đảm bảo. Ở Trung Quốc, nhiều thứ là giả, đặc biệt thức ăn và thuốc cho nên hầu hết mọi người mua bán trực tuyến về nó. Điều duy nhất mọi người lo nghĩ là vấn đề an ninh máy tính và thẻ tín dụng giả mạo. Công ty trực tuyến lớn như Alibaba dùng một hệ thống có tên Alipay, cho phép người dùng làm việc mua bán mà không phải chia sẻ chi tiết thẻ tín dụng của họ với riêng các nhà cung cấp. Xem như một biện pháp an ninh phụ thêm, Alipay chỉ chuyển thanh toán cho nhà cung cấp sau khi khách hàng đã nhận hàng và bày tỏ sự thoả mãn với hàng hoá của họ.”

Mặt hàng được bán số một là quần áo, tạo ra một nửa số bán trực tiếp ở Trung Quốc. Quần áo không đắt ở Trung Quốc; đặc biệt các mặt hàng phổ biến cho thanh niên là rất rẻ nếu so với Mĩ. Ba công ty lớn nhất ở Trung Quốc là Alibaba về thương mại (eBay của Trung Quốc), Baidu về động cơ tìm (Google của Trung Quốc) Và Tencent cho tin nhắn (Facebook của Trung Quốc). Người sáng lập ra các công ty này là các nhà doanh nghiệp trẻ, đi theo mô hình của Bill Gates, Sergey Brin, và Marc Zuckerberg. Tuy nhiên, có vài nghìn nhà doanh nghiệp trẻ, phần lớn là những người tốt nghiệp khoa học máy tính hay hệ thống thông tin người sở hữu công ty riêng của họ, bán mọi thứ từ thiết bị điện tử tới đồ chơi và quần áo. Một nhà doanh nghiệp trẻ có tên Yang nói với tôi: “Tôi không muốn làm cho công ti; tôi muốn là người chủ riêng của mình. Tôi khởi đầu công ty của tôi với ba bạn đại học. Chúng tôi vay tiền từ bố mẹ để bán sách đã dùng rồi cho sinh viên đại học. Tôi quảng cáo trong các đại học để mua sách cũ và bán lại chúng cho sinh viên. Năm ngoái, mỗi người trong chúng tôi làm được vài trăm nghìn, nhiều hơn làm việc cho công ty phần mềm.”

Một thứ trực tuyến khác trong những người Trung Quốc là mạng xã hội. Mạng nổi tiếng nhất là Qzone, Tencent Weibo và Xina Weibo. Với sinh viên đại học, Renren là ưa chuộng của họ. Với người đã tốt nghiệp và thanh niên đang làm việc, Kaixin cũng rất nổi tiếng. Tất cả những công ty này đều được tạo ra bởi các nhà doanh nghiệp trẻ, nhiều người chưa tới 30 tuổi. Một số đã đạt tới trạng thái đa triệu phú.

Ngày nay thanh niên không muốn làm việc cho công ty nhà nước hay cơ quan chính phủ như thế hệ trước. Nhiều người muốn bắt đầu công ty riêng của họ và được kính trọng cao vì thành công. Một người nói với tôi: “Họ là tương lai bởi vì điều họ làm thực sự của riêng họ, không có hỗ trợ của chính phủ hay liên kết gia đình. Nhiều cửa hàng trực tuyến được công chúng coi là doanh nghiệp "trong sạch và lương thiện" khi so với các công ty khác."

Một giáo sư bảo tôi: “Nếu thầy nhìn vào việc tạo ra của cải ở Trung Quốc ngày nay, một số tới từ các cửa hàng trực tuyến này. Nó không đắt, nó trong sạch và nó khớp với truyền thống kinh doanh nhỏ. Tất nhiên, có cạnh tranh vì mọi người đều cố gắng bán các thứ với giá thấp hơn, nhưng điều đó là tốt cho hầu hết mọi người. Điều đó làm thay đổi nền kinh tế của chúng tôi, chúng tôi không thể phụ thuộc và xuất khẩu mãi được vì lương tăng lên nhanh chóng và nhiều cơ xưởng đang chuyển sang châu Phi. Sự kiện là các nước đã phát triển khoán ngoài việc chế tạo cho Trung Quốc nhưng Trung Quốc bây giờ đang khoán ngoài công việc cho châu Phi bởi vì họ rẻ hơn. Trong năm qua, có nhiểu cơ xưởng đóng cửa và số lớn công nhân thất nghiệp, không phải bởi vì khủng hoảng tài chính ở Mĩ hay rò rỉ kinh tế châu Âu mà vì lương ở Trung Quốc không còn có tính cạnh tranh cho nên các công ty này đang chuyển đi đâu đó khác, phần lớn sang châu Phi. Tuy nhiên, thanh niên của chúng tôi bây giờ đang dẫn lái nền kinh tế theo hướng khác bằng việc tạo ra thị trường tiêu thụ mới và doanh nghiệp mới theo cách riêng của họ. Tôi nghĩ chúng tôi đang dịch chuyển sang kinh tế thông tin, dù chúng tôi biết điều đó hay không.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com