Đối thoại khác ở Trung Quốc/1
Tuần trước tôi đã dạy ở Trung Quốc và một giáo sư đại học bảo tôi rằng trong khi kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng mạnh, số người thất nghiệp trong những người tốt nghiệp đại học cũng lên cao mọi lúc và nó đặt ra vấn đề nghiên trọng. Ông ấy nói: “Ngày nay người có giáo dục đại học trung bình kiếm quãng $350 một tháng nhưng công nhân lao động không có giáo dục cũng làm được $310 đô la một tháng. Với nhiều sinh viên đại học, KHÔNG đáng đầu tư vào giáo dục cao hơn chút nào nữa. Ông có thể hình dùng mất 4 năm ở đại học chỉ làm ra hơn vài đô la so với người có giáo dục bị hạn chế không?”
Ông ấy giải thích: “Trong nhiều năm, chính phủ chúng tôi thúc đẩy giáo dục như một ưu tiên cho nên việc đăng tuyển vào đại học đã tăng lên quãng bẩy lần trong mười năm qua. Các đại học của chúng tôi cho tốt nghiệp quãng sáu triệu sinh viên một năm nhưng không có kế hoạch hỗ trợ cho họ bằng việc làm tốt hơn. Mọi thứ ở Trung Quốc vẫn hội tụ vào việc xây nhiều tiện nghi chế tạo, đường cái, cầu cống, và kết cấu nền hơn nơi lao động chân tay được cần tới. Bởi vì chúng tôi có thể xây dựng sản phẩm ít nhất rẻ hơn 30% so với Mĩ và châu Âu cho nên xuất khẩu sản phẩm chế tạo là kinh doanh tốt. Nhiều xuất khẩu hơn làm cho nền kinh tế của chúng tôi mạnh hơn và nó yêu cầu nhiều công nhân lao động hơn. Khi nhu cầu tiếp tục tăng lên, lương của công nhân lao động tiếp tục tăng lên và đạt tới cao hơn mọi lúc vào năm nay. Tuy nhiên, có những công việc giới hạn cho người tốt nghiệp đại học, lương của họ vẫn còn nằm ngang và thậm chí bằng cấp đại học là vô giá trị trong thị trường việc làm hướng lao động thủ công này. Nếu tình huống này còn tiếp tục, chúng tôi sẽ là nước của người lao động thủ công và không gì khác.”
Khi tôi hỏi một người bạn khác, người làm chủ một công ty phần mềm ở Bắc Kinh. Ông ta giận dữ: “Vấn đề KHÔNG phải là thị trường việc làm mà là sự mất trật tự trong hệ thống giáo dục. Hệ thống giáo dục cao hơn hiện thời dựa trên phân cấp với vài trường đại học ưu tú trên đỉnh và nhiều đại học địa phương ở vị trí thấp. Các đại học ưu tú rất chọn lọc và có số đăng tuyển giới hạn nhưng các đại học địa phương phải nhận nhiều sinh viên để đáp ứng cho chỉ tiêu của chính phủ. Các đại học ưu tú nhận được hỗ trợ lớn từ chính phủ cho nghiên cứu nhưng các đại học địa phương bị bỏ lại dựa trên hỗ trợ của chính quyền địa phương. Quan điểm mất cân bằng này dẫn tới làm suy đồi hệ thống giáo dục. Ngày nay có thiếu hụt nghiêm trọng các giáo sư có chất lượng. Giáo sư giỏi vào các trường ưu tú nơi họ hưởng lương tốt hơn, tài trợ nghiên cứu tốt hơn, và một số giới hạn sinh viên trong các lớp. Các đại học địa phương phải thuê bất kì ai họ có thể kiếm được để dạy trong các phòng học lớn với nhiều sinh viên. Bởi vì lương thấp, nhiều giáo sư phải dạy thêm trường nữa, điều làm kiệt sức họ. Một số người phải tham gia vào “dạy tư” để bổ sung thêm cho thu nhập của họ và những hoạt động này giữ họ bận rộn tới mức họ bao giờ cũng tụt lại sau xu hướng công nghệ. Các đại học địa phương KHÔNG có khuyến khích để cải tiến việc đào tạo hiện thời nên các giáo sư đang dạy cùng những điều họ đã học từ nhiều năm trước, những cái đã lạc hậu. Công ty của tôi cần các kĩ sư phần mềm nhưng đại học địa phương chỉ tạo ra người lập trình và kiểm thử. Tôi đã yêu cầu họ thay đổi việc đào tạo của họ để tôi có thể thuê sinh viên của họ nhưng họ không thể thay đổi được bởi vì mọi người đều bận thế. Các trường ưu tú có sinh viên giỏi hơn nhưng số sinh viên tốt nghiệp bị giới hạn. Phần lớn mọi người đều đòi lương tốt hơn và ưa thích làm việc cho công ty nước ngoài nơi họ có thể làm việc ở hải ngoại. Vấn đề ở Trung Quốc hiện nay là có nhiều việc làm tốt nhưng ít người đủ chất lượng. Vấn đề KHÔNG là thị trường việc làm mà vấn đề là với hệ thống giáo dục.”
Một người bạn làm việc ở một doanh nghiệp xuất nhập khẩu có ý kiến khác: “Với nhiều công ty nước ngoài mở ra ở Trung Quốc, phần lớn các đại học địa phương thiên về "Chương trình đào tạo văn phòng" như kế toán, quản trị, thương mại quốc tế, thư kí, và thông dịch tiếng nước ngoài v.v. Những chương trình này yêu cầu tài nguyên giản dị nhất, dễ tìm thầy giáo, dễ dạy, và chúng hấp dẫn nhiều sinh viên cho nên chúng sinh lời được. Sinh viên có thể tìm được việc làm dễ dàng mặc dầu lương thấp. Về căn bản, loại việc làm này thực sự KHÔNG yêu cầu giáo dục đại học và nó KHÔNG tốt cho tương lai của Trung Quốc vì những việc làm này phụ thuộc quá nhiều vào các công ty nước ngoài. Vài năm trước, chúng tôi đã kinh nghiệm tình huống đó trong khủng hoảng tài chính khi các công ty nước ngoài dừng thuê người và sa thải công nhân, đột nhiên đã có hàng triệu công nhân thất nghiệp trong vài tháng. Với thị trường toàn cầu phát triển, Trung Quốc phải phát triển “Công nhân tri thức” nơi chúng tôi KHÔNG phụ thuộc vào người nước ngoài mà có thể định vị bản thân chúng tôi trên toàn cầu. Là một nước, chúng tôi phải nhìn xa hơn vào tương lai thay vì phản ứng với thị trường việc làm hiện thời. Chúng tôi phải hội tụ hơn vào khoa học và công nghệ để tìm cơ hội tốt hơn cho sinh viên của chúng tôi nơi có nhu cầu lớn về tri thức và kĩ năng của họ. Ngày nay chúng tôi có vài triệu sinh viên tốt nghiệp đại học không thể tìm được việc làm. Chúng tôi có hàng triệu sinh viên tốt nghiệp đang làm việc trong các khu vực không yêu cầu bằng đại học, nhiều người đang làm không hơn người lao động thủ công. Đồng thời, có nhiều việc làm tốt nhưng ít người có đủ phẩm chất. Về căn bản đó là vấn đề lập kế hoạch dài hạn so với cái lợi ngắn hạn.”
Người bạn khác đã được giáo dục ở Mĩ trở về nhà để dạy tại đại học quốc gia giải thích: “Vấn đề là về quá khứ và hiện tại. Hệ thống giáo dục hiện thời vẫn hội tụ vào quá khứ dùng kiểm tra thi cử để đo tri thức. Nó đã được phát minh ra từ hàng nghìn năm trước để chọn quan chức chính phủ cho hoàng đế. Tuy nhiên, qua thời gian nó đã tiến hoá thành hệ thống nơi người ta được kiểm tra về việc ghi nhớ thay vì điều đó. Các kì thi vào đại học là ví dụ tốt về nguyên tắc cổ lỗ này vì nó xác định sinh viên có thể tham dự vào đại học nào và loại lĩnh vực nào họ có thể học. Bởi vì truyền thống cổ này, sinh viên, cha mẹ và thầy giáo đang hội tụ vào cách có được điểm tốt và qua được kì thi thay vì phát triển kĩ năng. Từ còn rất trẻ, trẻ con đã được dạy ghi nhớ mọi sự để chúng có thể được điểm tốt trong kì kiểm tra. Kết quả là ở chỗ nhiều sinh viên đại học có điểm cao nhưng kĩ năng thấp, họ có điểm tốt ở trường nhưng không biết cách áp dụng chúng vào công việc. Trong nhiều năm học tập bằng ghi nhớ, não của họ "bị khoá vào các mẫu" không cho phép họ nghĩ về cái gì ngoài "tri thức sách vở". Đây là lí do tại sao có canh tân hay phát minh giới hạn ở Trung Quốc cho dù chính phủ đã chi hàng tỉ đô la cho nghiên cứu và phát triển. Sinh viên Trung Quốc biết cách sao chép, biết cách đi theo, biết cách cải tiến các thứ hiện có nhưng không thể phát minh những thứ mới. Đó là lí do tại sao trong khu vực CNTT, phần lớn sinh viên giỏi lập trình và kiểm thử nhưng KHÔNG giỏi thiết kế, kiến trúc hay giúp khách hàng giải quyết vấn đề. Khi các công ty nước ngoài chuyển tới Trung Quốc, phần lớn họ gặp thời kì khó khăn trong việc tìm công nhân có phẩm chất. Các công ty Trung Quốc cũng báo cáo rằng thiếu công nhân có chất lượng là rào chắn lớn nhất cho việc mở rộng của họ ra thị trường toàn cầu. Chừng nào hệ thống giáo dục còn chưa thể được cải tiến nhanh chóng bằng việc thích ứng hệ thống học tập mới và bỏ kiểm tra quá mức của quá khứ, sự việc sẽ KHÔNG cải tiến. Tuy nhiên, sẽ rất khó cho một nước có truyền thống hàng nghìn năm."
Tôi nhắc điều đó cho một người bạn làm việc cho chính phủ. Anh ta nói: “Tất nhiên, có nhiều ý kiến từ các cách nhìn khác nhau. Vấn đề KHÔNG phải về ai đúng vì họ tất cả đều có những cái nhìn sáng suốt nhưng ông phải hiểu rằng toàn cầu hoá là điều mới và cần nghiên cứu thêm nữa và chúng tôi phải không vội vàng rút ra kết luận. Chúng tôi biết về thất nghiệp cao trong những sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng chúng tôi không thể tập trung vào vài người và bỏ qua số đông. Nhu cầu về lực lượng lao động đang tăng nhanh nhưng lực lượng lao động của chúng tôi đang co lại do chính sách một con một gia đình. Lúc nào đó trong tương lai gần chúng tôi sẽ KHÔNG có đủ công nhân lao động, đặc biệt ở các vị trí mức thấp và đầu đáy của lương. Chúng tôi sẽ phải đưa nhiều công nhân từ Việt Nam, Miến điện, Băng la dét và các nước lân cận vào. Vấn đề là ở chỗ chúng tôi thành công thế, nền kinh tế của chúng tôi đang tăng trưởng nhanh và chúng tôi không thể giải quyết được được mọi vấn đề cho nên chúng tôi phải tập trung vào vài ưu tiên cao hơn.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com