Đối thoại ở Hyderabad

Đối thoại ở Hyderabad

Để tạo ra nhiều công ty công nghệ, Hiệp hội quốc gia các công ty phần mềm và dịch vụ Ấn Độ (NASSCOM) đã khởi đầu "chương trình 10000 công ty khởi nghiệp.” Nó mời các nhà doanh nghiệp trên khắp Ấn Độ làm đơn xin tài trợ để bắt đầu công ty khởi nghiệp riêng của họ. Trong vòng vài tuần, nó đã nhận được trên 1000 đơn đăng kí và có sẽ quá 5000 đơn trong vài tuần tới. Bạn tôi Ravi giải thích: “Có cảm giác mạnh trong những người Ấn Độ trẻ rằng khởi nghiệp là cách đúng để đạt tới giấc mơ của họ. Trong nhiều năm, có được việc làm tại công ty công nghệ là giấc mơ của người tốt nghiệp đại học nhưng bây giờ họ ưa thích sở hữu một công ty. Ngày nay thanh niên Ấn Độ cảm thấy lạc quan về tương lai của họ và họ tin với công nghệ thông tin, Ấn Độ sẽ là một trong những nước mạnh nhất trên thế giới.”

Tôi hỏi: “Vậy bao nhiêu công ty khởi nghiệp đã thành công ở đây?” Ravi giải thích: “Có hàng nghìn công ty khởi nghiệp nhỏ hội tụ vào việc cung cấp app di động cho thị trường địa phương. Phần lớn các công ty đều có từ mười tới hai mươi người nhưng một số đã tăng trưởng tới năm mươi hay một trăm người khi sản phẩm của họ thành công. Thị trường app di động địa phương đang làm ăn tốt và cung cấp việc làm cho nhiều người nhưng mục đích hiện thời là bành trướng ra thị trường hải ngoại. Xem như một phần của chương trình này, NASSCOM sẽ chọn ra quãng 500 công ty khởi nghiệp đủ tư cách cho tài trợ từ $25,000 tới $250,000 và đưa họ vào việc kèm cặp đặc biệt với các nhà doanh nghiệp thành công để hướng dẫn họ tăng trưởng lớn hơn. Những công ty khởi nghiệp được lựa chọn này sẽ được đặt vào vùng công nghệ đặc biệt để duy trì đà. Các công ty khởi nghiệp nằm trong số những yếu tố mấu chốt nhất của công nghiệp CNTT Ấn Độ vì họ giữ cho Ấn Độ duy trì được ưu thế cạnh tranh của nó so với các nước khác. Xu hướng di động đã mở ra những cơ hội mới cho các công ty khởi nghiệp nhỏ vì họ đã tạo ra sản phẩm và dịch vụ cho thị trường địa phương và duy trì bền vững cho sự tăng trưởng kinh tế toàn thể. Khuyến khích nhiều công ty khởi nghiệp hơn sẽ tạo ra nhiều việc làm; nhiều cơ hội và giúp cho hàng nghìn nhà doanh nghiệp tăng trưởng doanh nghiệp của họ và làm thúc đẩy nền kinh tế Ấn Độ.”

Tôi hỏi: “Thị trường làm khoán ngoài CNTT thế nào?” Ravi gật đầu: “Thị trường làm khoán ngoài đang tạo ra tiến bộ rất ngoạn mục trong mười năm qua. Khi nhiều công ty toàn cầu đang vật lộn với sự thiếu hụt công nhân có kĩ năng CNTT, chúng tôi lấp vào kẽ hở này bằng việc cung cấp cho họ dịch vụ có chất lượng và chi phí thoả đáng. Thành công của chúng tôi đã giúp cho chúng tôi cung cấp các đề nghị phát kiến mà sẽ giúp cho chúng tôi tiến bước nữa hướng tới viễn kiến của chúng tôi về việc là nhà cung cấp dịch vụ CNTT cho mọi công ty trên thế giới. Nhưng để làm điều đó chúng tôi cần tiếp tục cải tiến hệ thống giáo dục của chúng tôi. Trong quá khứ, chúng tôi đã hội tụ phần lớn vào đào tạo kĩ thuật và tạo ra trên một triệu công nhân CNTT, chạy từ người lập trình tới người phân tích hệ thống, điều là tốt cho các dịch vụ làm khoán ngoài CNTT. Bước tiếp của chúng tôi là phát triển những nhà phát kiến riêng, các nhà khoa học dữ liệu riêng và những nhà doanh nghiệp riêng của chúng tôi. Điều đó nghĩa là chúng tôi phải thay đổi hoàn toàn hệ thống giáo dục của chúng tôi. Ngày nay giáo dục của chúng tôi tạo ra người tốt nghiệp còn ít có tư duy độc lập vì họ được dạy phải tuân theo và phục tùng cấp thẩm quyền. Chúng tôi muốn phát triển những người lãnh đạo, nhà tư tưởng độc lập, người giải quyết vấn đề và nhà doanh nghiệp, người có thể đứng theo cách riêng của họ và định vị bản thân họ trong thị trường toàn cầu. Điều đó sẽ yêu cầu cách dạy mới, phương pháp mới và hệ thống giáo dục mới. Ngày nay sinh viên công nghệ của chúng tôi bắt đầu nhận ra rằng họ có nhiều năng lực hơn điều họ đã tin. Họ biết rằng họ có thể đạt tới điều người khác làm ở các nước đã phát triển. Họ đang học nhận rủi ro, họ không sợ thất bại nữa. Họ đã thấy điều các công ty thành công như Apple, Uber, Twitter, hay Facebook đã làm và bắt đầu háo hức về điều họ có thể làm.”

Tôi hỏi: “Làm sao anh làm điều đó? Anh có kế hoạch gì trong tâm trí?” Ravi trả lời: “Giáo dục công nghệ là dẫn lái then chốt cho thay đổi này. Biến đổi hệ thống giáo dục từ cấu trúc truyền thống, phân cấp sang hệ thống sáng tạo, phát kiến đòi hỏi kiểu thầy giáo mới người có thể mang tính sáng tạo của họ tới lớp học. Trong nền kinh tế toàn cầu này, người ta phải học nhanh chóng để có tính phát kiến hơn, tính thích ứng hơn và gây hứng khởi hơn cho học sinh. Hệ thống giáo dục nên gây hứng khởi và sáng tạo như học sinh, người học trong hệ thống. Điều đó có nghĩa là chúng tôi cần thay đổi cấu trúc hiện thời có từ thời thuộc địa về kiểm soát theo phân cấp, đầy quan liêu, ngăn cản phát kiến, tính linh hoạt và tính thích nghi. Để thay đổi, chúng tôi cần thầy giáo mới người có thể mường tượng và áp dụng các phương án vào phương áp dạy hiện thời. Đó là lí do tại sao thầy ở đây vì thầy là một trong số ít những nhà giáo dục đã được mời tới giúp chúng tôi cải tiến phương pháp dạy của chúng tôi.”

Tôi hỏi: “Các anh cần cái gì khác nữa? Hệ thống giáo dục của các anh đã cải tiến lớn và nền công nghiệp của các anh đang làm ăn tốt.” Ravi giải thích: “Điều chúng tôi thực sự cần là khát vọng. Lần trước thầy đã cho chúng tôi viễn kiến về điều có thể được đạt tới nhưng chúng tôi vẫn cần khát vọng. Chúng tôi có thể làm tốt hơn nhiều nếu chúng tôi có tham vọng đạt tới viễn kiến của chúng tôi. Lần trước thầy đã gây hứng khởi cho sinh viên chúng tôi bằng việc hỏi họ: “Các em là người theo sau hay người lãnh đạo? Các em muốn là công nhân hay người chủ?" Điều đó đã làm kích động họ và họ muốn nghe nữa.” Tôi bảo anh ấy: “Tất nhiên khát vọng là quan trọng vì nó là về khác biệt mà các bạn có thể làm ra trên thế giới. Tuy nhiên để làm cho mọi sự xảy ra, chương trình đào tạo phải đủ linh hoạt để cho thay đổi có thể được thêm vào một cách nhanh chóng. Đó là lí do tại sao mọi tài liệu môn học nên được mô đun hoá để cho nó có thể được cập nhật khi cần. Ngày nay công nghệ thay đổi nhanh chóng, nhanh hơn nhiều việc thầy giáo có thể làm chủ tài liệu và học sinh có thể học cho nên cả hai đều phải phát triển việc học cả đời. Câu hỏi của tôi là làm sao thói quen học cả đời này khớp vào trong hoàn cảnh giáo dục Ấn Độ? Làm sao chúng ta có thể làm được điều đó khi cấp bậc truyền thống vẫn là một phần của hệ thống các bạn? Các bạn có thể làm cho học sinh học tập nhưng làm sao các bạn có thể thay đổi được thầy giáo?"

Ravi giải thích: “Có hàng nghìn đại học ở Ấn Độ, nhiều trường là trường công nhưng số đại học tư cũng đang dâng lên. Ngày nay trường công được coi là tốt nhất nhưng điều đó đang thay đổi bây giờ. Một số đại học tư đã chấp nhận chiến lược dài hạn của việc dùng các chương trình đào tạo từ các đại học hàng đầu ở Mĩ và Anh và đã cải tiến phương pháp đào tạo của họ. Với tiến bộ của công nghệ thông tin, các biên giới giữa trường công và trường tư đang mờ đi và phân chia đang tan biến. Các đại học tư mới đang thách thức cách dạy cũ vì mô hình đào tạo cũ đang trở nên lỗi thời. Ngày nay nhiều học sinh hàng đầu đang xem xét việc vào các đại học tư thay vì đại học công. Học cùng chương trình tại Stanford, Carnegie Mellon, Oxford và Harvard ở các đại học tư từ các thầy giáo được đào tạo ở các trường đó sẽ cho người tốt nghiệp có cơ hội tốt hơn để có được việc làm ở công ty nước ngoài hay cơ may tốt hơn để làm việc ở hải ngoại hơn là bất kì trường công nào vẫn đang dùng phương pháp đọc bài giảng cũ, nhấn mạnh vào ghi nhớ để qua được kiểm tra.”

Ravi tiếp tục: “Ấn Độ đã thành công trong phát triển công nghiệp dịch vụ CNTT. Bước tiếp là tạo ra nhiều công ty khởi nghiệp để tăng trưởng nhanh hơn và bành trướng toàn cầu. Tất nhiên, nó phải bắt đầu bằng cách đào tạo mới, hệ thống giáo dục mới, phương pháp dạy mới, và thầy giáo mới. Chúng tôi bây giờ là nền kinh tế 2 nghìn tỉ đô la. Nếu chúng tôi tiếp tục tăng trưởng với tỉ lệ hiện thời này, chúng tôi sẽ có được 4 nghìn tỉ đô la trong 5 năm và 10 nghìn tỉ đô la trong 10 năm nữa. Đến lúc đó, chúng tôi sẽ có đủ việc làm cho một tỉ người. Cứ tưởng tượng một nước dân số lớn như Ấn Độ với đầy việc làm. Đó là giấc mơ của chúng tôi và viễn kiến của chúng tôi về tương lai. Cách duy nhất để làm điều đó là làm cho mọi người tin rằng giáo dục công nghệ có thể làm cho điều đó xảy ra và đó là lí do tại sao có khát vọng là quan trọng.”

Anh ấy mỉm cười: “Trong nhiều năm, Ấn Độ bị coi là nước nghèo đang phát triển nhưng điều đó đang thay đổi. Chúng tôi có dân số đông và nhiều người vẫn sống trong nghèo đói, nhưng trong mười năm qua, số người giầu đã tăng lên nhanh chóng. (Lưu ý: Chỉ những người có nhiều hơn $30 triệu đô la mới được coi là giầu ở Ấn Độ.) Ngày nay Ấn Độ được xếp hạng 16 trên danh sách các nước có nhiều triệu phú và tỉ phú (Lưu ý: Theo WealthInsight, một nghiên cứu Anh, Ấn Độ có trên 350,000 triệu phú và danh sách người giầu bị chi phối bởi các nhà doanh nghiệp công nghệ trẻ, các nhà công nghiệp, chỉ một phần nhỏ là từ doanh nghiệp gia đình.)

Tôi hỏi: “Anh nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp đây?" Ravi trả lời: “Trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng này, chúng tôi không thể chờ đợi được mà chúng tôi cũng không thể thay đổi được mọi thứ nhanh chóng. Mĩ thay đổi nhanh vì nó là nước trẻ với ít hạn chế nhưng Ấn Độ là nước già với lịch sử và văn hoá lâu dài cho nên nó sẽ cần nhiều thời gian hơn. Tôi nghĩ lực thị trường sẽ chi phối cách hệ thống giáo dục sẽ phải điều chỉnh. Không còn chuyện vài đại học hàng đầu sẽ duy trì ở trên đỉnh nếu họ không thay đổi. Có thể là các đại học tư sẽ leo lên hàng đầu và là những trường tốt hơn. Thay đổi sẽ cần thời gian, nhưng các yếu tố cho thay đổi là ở tại chỗ và học sinh sẽ làm cho thay đổi xảy ra. Nếu các trường Ấn Độ có thể thay đổi phương pháp dạy hiện thời của họ để thúc đẩy nhiều hơn về tư duy độc lập và giải quyết vấn đề thì học sinh có thể phát kiến và phát triển các ý tưởng mới, sản phẩm mới, công ty mới và Ấn Độ có thể trở thành một trong những nước công nghệ tốt nhất. Chúng tôi phải giữ tiến về phía trước, chúng tôi phải tạo ra thị trường mới, lấy khách hàng mới và tiếp tục tăng trưởng nếu không người khác sẽ bắt kịp và cạnh tranh với chúng tôi. Ngày nay chúng tôi phải giải quyết nhu cầu thị trường mấu chốt và các khu vực có nhu cầu cao theo đó các công ty toàn cầu sẽ tuyển mộ như di động, công nghệ tìm kiếm tối ưu, tính toán mây, an ninh cyber, phân tích dữ liệu lớn, và Internet mọi vật (IoE). Ngày mai sinh viên chúng tôi sẽ chờ đợi nghe bài giảng đầu tiên của thầy về phân tích dữ liệu lớn và tôi nghĩ lần này sẽ có hơn 500 sinh viên trong hội trường.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com