Đối thoại ở Bangalore

Đối thoại ở Bangalore

Ngày nay Ấn Độ nổi tiếng là trung tâm về dịch vụ Công nghệ thông tin nhưng giấc mơ của nhiều người tốt nghiệp Ấn Độ là có việc làm phần mềm ở Mĩ hay châu Âu. Ravi, bạn tôi giải thích: “Vài năm trước, đã có câu nói phổ biến trong phụ nữ Ấn Độ: “Có việc làm phần mềm, sẽ xây dựng gia đình.” Khi một cô gái mời bạn trai của mình về nhà, bố mẹ cô ấy hỏi liệu anh ta có phải là sinh viên phần mềm hay làm việc cho công ty phần mềm không. Nếu câu trả lời là “Có” thì anh ta là xứng đôi cho con gái họ. Bây giờ nhiều bố mẹ bắt đầu hỏi câu hỏi khác: “Anh có kế hoạch đi làm việc ở Mĩ hay Anh không?" Cho nên dường như chuẩn để lấy được vợ đã được nâng lên mức khác. Nó phản ánh xu hướng mới nơi người tốt nghiệp phần mềm đang ra đi để có được việc làm tốt hơn ở hải ngoại và nhiều bố mẹ muốn con gái họ có cuộc sống tốt hơn ở đó.”

Tôi hỏi: “Nếu nhiều người tốt nghiệp hàng đầu bỏ nước đi thì điều đó sẽ tác động thế nào lên nền công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT)?” Ravi cười: “Nó không tác động gì mấy vì sau nhiều năm sống ở hải ngoại, nhiều người trở về nhà, đem theo tiền và kĩ năng của họ trở lại cùng họ. Nhiều người bắt đầu công ty riêng của họ và đóng góp cho nền kinh tế. Năm ngoái, GDP của Ấn Độ đã đạt tới $2 nghìn tỉ đô la. Từ khi độc lập, chúng tôi phải mất 60 năm để nền kinh tế của chúng tôi đạt tới điểm đánh dấu $1 nghìn tỉ đô la, nhưng với CNTT, công nghiệp bùng nổ, Ấn Độ chuyển sang nghìn tỉ tiếp chỉ trong bẩy năm. Tăng trưởng của Ấn Độ là 7.4 phần trăm trong năm 2014, là nền kinh tế tăng trưởng nhanh chất, được xếp hạng thứ hai chỉ sau Trung Quốc. Nền kinh tế của chúng tôi đã tăng gấp đôi từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, và đã hơn gấp bốn lần từ năm 2000 vì xuất khẩu trong dịch vụ CNTT. Với đà tăng trưởng này, chúng tôi tin rằng trong hai năm nữa, chúng tôi sẽ tăng trưởng nhanh hơn Trung Quốc. Ngày nay Trung Quốc gặp rắc rối vì nó phụ thuộc quá nhiều vào chế tạo sản phẩm cho xuất khẩu. Khi kinh tế toàn cầu thay đổi từ sản phẩm sang công nghệ, Trung Quốc không thể thay đổi được khi mọi đầu tư đều bị buộc chặt vào các cơ xưởng và đất đai.”

Tôi hỏi: “Vậy đất nước bạn đang lập kế hoạch làm cái gì tiếp?” Ravi trả lời: “Mặc dầu công nghiệp phần mềm của Ấn Độ là mạnh nhưng công nghiệp phần cứng là yếu. Hầu hết các thiết bị điện tử được tiêu thụ ở đây đều được nhập khẩu. Các công ty điện tử như Intel, Samsung, Sony, LG, và Motorola đang làm kinh doanh tốt ở đây. Chính phủ Ấn Độ đã từng làm việc ráo riết để khuyến khích phát triển chế đạo điện tử. Hiện thời chúng tôi đang xây dựng các nhà máy bán dẫn ở New Delhi và bang Gujarat. Những nhà máy này sẽ cung cấp trên 20,000 việc làm. Chúng tôi sẽ sớm xây dựng máy tính, điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác riêng của chúng tôi từ các cơ xưởng riêng của chúng tôi thay vì nhập khẩu từ đâu đó khác. Nhưng tăng trưởng của chúng tôi vẫn hội tụ vào phần mềm và chúng tôi muốn tạo ra ngành công nghiệp phần mềm riêng của chúng tôi thay vì dùng ai đó khác.”

Tôi hỏi: “Anh có cho rằng anh có đủ công nhân CNTT có kĩ năng để hỗ trợ cho điều đó không?" Ravi xác nhận: “Dân số Ấn Độ là trên một tỉ người. Có nhiều công nhân về bất kì cái gì chúng tôi muốn làm. Hệ thống giáo dục của chúng tôi đang cải tiến nhanh chóng và công nghệ là lĩnh vực số một mà mọi sinh viên trẻ đều muốn học. Có nhiều việc làm ở đây. Chẳng hạn, Infosys đang mở tiện nghi mới mà có thể thuê trên 50,000 công nhân ở Karnataka gần Bangalore; anh có thể thấy rằng việc xây dựng đường sá bao quanh tiện nghi này đã bắt đầu. Công ty liên tục tăng trưởng lớn hơn khi nó đang phát triển các kế hoạch cho tiện nghi khác ở Nodia mà sẽ dùng tới 25,000 công nhân CNTT. Một công ty CNTT khác, Tata Consultancy Services (TCS) đã lập kế hoạch thuê 55,000 người tốt nghiệp CNTT năm nay. Vì ngành công nghiệp CNTT của chúng tôi đang tăng trưởng mạnh trên toàn cầu, nhiều công ty Ấn Độ đang tích cực thuê người tốt nghiệp ở các nước khác vì họ lập kế hoạch bành trướng kinh doanh của họ ra hải ngoại nữa.”

Tôi nói với anh ấy: “Điều đó thực hay, dường như là hệ thống giáo dục của các anh đã cải tiến nhiều từ khi tôi tới thăm đây vài năm trước.” Ravi mỉm cười: “Hệ thống giáo dục đã cải tiến, đặc biệt trong khu vực công nghệ. Thị trường việc làm CNTT đã khuyến khích nhiều sinh viên vào học công nghệ và cạnh tranh là gay gắt để vào được những trường hàng đầu này cho nên chất lượng đã cải tiến nhiều trong vài năm qua. Hiện thời chúng tôi đang tạo ra nhiều công nhân công nghệ hơn bất kì nước nào trên thế giới và điều đó hấp dẫn nhiều công ty hơn tới và mở các tiện nghi ở đây. Chẳng hạn, công ty điện tử Thuỵ Điển Ericsson có nhiều công nhân ở Ấn Độ hơn ở chính quốc. Anh còn có thể tìm đâu khác ra nhiều công nhân CNTT có kĩ năng, những người sẵn lòng làm việc với lương ít hơn? Ngay cả công ty Trung Quốc như Hoa Vỹ Technologies cũng đang mở tiện nghi ở Bangalore và thuê các kĩ sư phần mềm cho phát triển Android và đồ hoạ của họ. Ngày nay nhiều công ty trên khắp thế giới phàn nàn rằng họ không thể tìm ra được kĩ năng kĩ thuật họ cần. Nhưng khi họ tới đây, họ sẽ thấy nhiều công nhân CNTT sẵn lòng, người có thể đáp ứng yêu cầu của họ. Đào tạo công nghệ của chúng tôi là đủ linh hoạt để thay đổi nhanh chóng để đảm bảo rằng chúng tôi đáp ứng nhu cầu của họ. Mặc dầu có một số thiếu hụt trong các khu vực mới nổi lên như tính toán mây, phân tích dữ liệu lớn và an ninh nhưng nhiều công ty công nghệ Ấn Độ đang bước tới cung cấp đào tạo phụ thêm để làm cho kĩ năng của công nhân của họ được cập nhật để đáp ứng nhu cầu.”

Ravi tiếp tục: “Việc quay trở về của các công nhân Ấn Độ từ hải ngoại thúc đẩy các công ty khởi nghiệp công nghệ. Chúng tôi mới khai trương chương trình "10000 công ty khởi nghiệp" được Intel tài trợ trong cộng tác với NASSCOM. Ngày nay Ấn Độ bây giờ đầy tin thần khởi nghiệp nơi thanh niên Ấn Độ tất cả đều có hi vọng rằng một ngày nào đó họ sẽ trở thành Steve Jobs hay Bill Gates tiếp theo. Các đại học của chúng tôi bây giờ bắt đầu dạy chương trình công ty khởi nghiệp nhằm khuyến khích người tốt nghiệp bắt đầu công ty riêng của họ và làm cho Ấn Độ thành trung tâm công nghệ của thế giới.”

Ravi kết luận: “Chúng tôi biết rằng chúng tôi đang đi theo hướng đúng. Chúng tôi biết rằng nền kinh tế của chúng tôi đang tăng trưởng nhanh chóng. Chúng tôi biết rằng chúng tôi đã tạo ra hàng triệu việc làm cho người chúng tôi nhưng điều quan trọng nhất là chúng tôi đang tạo ra viễn kiến mới cho Ấn Độ. Chúng tôi biết rằng Ấn Độ sẽ trở thành một trong những nước mạnh nhất trong thế kỉ này vì điều chúng tôi đã làm nhiều năm trước: Cải tiến giáo dục, đặc biệt trong công nghệ thông tin để nâng đất nước chúng tôi ra khỏi nghèo nàn.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com