Đào tạo và học tập/2

Đào tạo và học tập phần 2

Một số sinh viên phần mềm tốt nghiệp, có việc làm, coi việc học hành của họ là xong rồi và dừng học tập. Một số công ty thuê người phát triển phần mềm, để họ làm việc cho tới khi kĩ năng của họ trở nên lạc hậu rồi thay thế họ bằng người phát triển mới có kĩ năng tốt hơn. Có thiếu hụt người phát triển phần mềm trong mọi nước. Cũng có số lớn những người phát triển phần mềm thất nghiệp trong mọi nước nữa. Công nghệ thay đổi rất nhanh, công nghệ mới nổi lên mọi năm và người phát triển không cập nhật kĩ năng của họ sẽ bị mất ưu thế. Công ty thuê người rồi sa thải công nhân cũng sẽ bị mất ưu thế bởi vì người phát triển giỏi không ở lại lâu. Ngay khi họ có kinh nghiệm họ sẽ ra đi để kiếm chỗ tốt hơn. Cách tốt nhất là giữ những người phát triển và có đào tạo nhiều hơn để giữ nhân viên được cập nhật với công nghệ.

Tuy nhiên, những người quản lí thường sợ rằng với đào tạo, người phát triển sẽ học bất kì cái gì họ có thể học rồi ra đi, đem theo tri thức đi cùng họ. Ngược với cách nhìn này, tôi thấy rằng đào tạo cung cấp ích lợi dài hạn cho người phát triển, làm tăng sự trung thành của họ với công ty và bằng việc có đào tạo, công ty cũng hấp dẫn những người phát triển bên ngoài tìm chỗ tốt hơn để làm việc. Đào tạo cung cấp cho người phát triển tri thức và kĩ năng mới, giúp học đạt tới lương cao hơn, đề bạt tốt hơn và cảm giác thoả mãn nghề nghiệp. Những ích lợi này tạo ra cảm giác hoàn thành lớn hơn và đưa tới việc giữ nhân viên lâu hơn. Một trong những hiểu lầm về đào tạo là ở chỗ nó là làm lợi cho con người, chứ không lợi cho công ty qua việc đào tạo. Tuy nhiên, tôi thấy rằng chính công ty được lợi nhiều hơn từ việc đầu tư vào đào tạo. Theo nghiên cứu của tôi tại Carnegie Mellon, đào tạo bổ sung có thể làm tăng năng suất quãng năm lần và chất lượng quãng ba lần. Xem xét tới những dữ liệu này, chi phí cho đào tạo ít hơn nhiều so với ích lợi nó đem lại cho công ty. Tương phản lại, người phát triển không có đào tạo cập nhật thường phạm phải nhiều sai lầm hơn, có tỉ lệ lỗi cao hơn, và năng suất thấp hơn. Khi họ nhận ra họ đang rớt lại sau công nghệ hiện thời, họ sẽ tìm việc làm ở đâu đó khác. Trong thế giới cạnh tranh này, tri thức và kĩ năng là nhân tố then chốt cho thành công. Bằng việc nâng cao kĩ năng của người phát triển, công ty cũng làm tăng sức mạnh của nó, và tiềm năng của nó để tăng trưởng và tăng thu nhập của nó.

Người phát triển phần mềm phải hiểu rằng học tập là hoạt động cả đời. Nếu họ có thể lấy ưu thế của việc đào tạo thêm của công ti, tiếp tục học những điều mới và cải tiến kĩ năng của họ, họ sẽ có cơ hội tốt hơn để thăng tiến nghề nghiệp của họ. Những người có kĩ năng cao có cơ hội tốt hơn để được đề bạt, đạt tới lương cao hơn, và ít lo lắng về tương lai của họ. Người phát triển phần mềm cũng phải hiểu rằng tri thức kĩ thuật của họ có thể làm cho họ có giá trị với công ty trong một thời gian nhưng chung cuộc họ phải phát triển "kĩ năng chéo chức năng" mới hay tổ hợp cả kĩ năng kĩ thuật và doanh nghiệp. Họ cần phát triển kĩ năng mềm để gặp gỡ với khách hàng, hiểu chiến lược kinh doanh và tài chính của công ty để giữ cho họ có giá trị. Câu hỏi là: "Kĩ năng chéo chức năng" là gì?

Gần đây, xem như kết quả quả của cuộc khủng hoảng tài chính, nhiều công ty đã đưa quản lí rủi ro vào như kĩ năng quản lí then chốt phải có. Phần lớn các trường không dạy quản lí rủi ro hay chỉ nhắc tới nó một cách mông lung nhưng người phát triển phần mềm muốn tìm vị trí quản lí phải học kĩ năng này. Về căn bản, mọi người quản lí tương lai đều phải hiểu rủi ro và cách giảm nhẹ nó vì điều đó đang trở thành một yêu cầu cho mọi việc làm. Nếu quản lí cấp cao biết rằng bạn có năng lực quản lí rủi ro, họ sẽ coi bạn có nhiều khả năng là ứng cử viên quản lí hơn người khác.

Trong mọi doanh nghiệp, quản lí mối quan hệ là kĩ năng quan trọng khác cần phải có. Vấn đề là nhiều người kĩ thuật không thích làm việc với khách hàng và thường né tránh bất kì liên hệ nào. Nhiều người ưa thích ngồi trước máy tính của họ để làm việc về các vấn đề kĩ thuật. Đó là lí do tại sao có kĩ năng quan hệ tốt sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho người phát triển muốn thăng tiến nghề nghiệp của họ. Đó là lí do tại sao đào tạo thêm sẽ giúp họ học nhiều hơn về những kĩ năng doanh nghiệp này. Người phát triển phần mềm có thể làm việc tốt với khách hàng sẽ có khả năng xây dựng tín nhiệm cao với người quản lí cấp cao. Tất nhiên, đó là bước cần thiết để đạt tới đề bạt tốt hơn, lương tốt hơn.

Phần lớn người phát triển phần mềm học cách giải quyết các vấn đề kĩ thuật nhưng ít người biết cách áp dụng kĩ năng này vào trong doanh nghiệp. Phân tích doanh nghiệp là kĩ năng nóng trong nhiều công ty ngày nay. Bằng việc dịch dữ liệu đó thành cái gì đó sẽ cho phép người quản lí ra quyết định là kĩ năng rất giá trị cần học. Mọi công ty đều cần người phát triển phần mềm có thể trích rút dữ liệu dự án, dữ liệu qui trình, phân tích chúng và tạo ra thông tin có ích cho cấp quản lí ra quyết định. Đào tạo thêm về cách đo và độ đo, phân tích dữ liệu và phân tích doanh nghiệp không chỉ làm cho bạn ở trên đỉnh nghề nghiệp kĩ thuật mà nó có thể giúp bạn giao tiếp với người quản lí cấp cao, làm cho bạn thành quan trọng hơn cho công ti, và là cách hiệu quả nhất để giúp bạn thăng tiến nghề nghiệp của bạn.

Quản lí dự án là điểm bắt đầu tốt để đi vào quản lí. Nhưng nó cũng là dễ thay thế được vì nhiều người phát triển cũng học kĩ năng này khi họ thu được nhiều kinh nghiệm. Bước tiếp là dùng kĩ năng quản lí dự án của bạn để lãnh đạo vai trò nhiều tính chiến lược hơn trong công ty. Là người quản lí dự án là tốt nhưng từ đó bạn phải được tham gia vào quản lí doanh nghiệp. Tất nhiên điều này yêu cầu nhiều đào tạo hơn, học tập nhiều hơn, đặc biệt trong việc đem tới khách hàng mới và thu nhập nhiều hơn cho công ty. Bằng việc có những kĩ năng này, bạn có thể được đề bạt lên mức giám đốc thay vì cứ ở mức dự án. Là người quản lí cấp cao cung cấp cho bạn cơ hội trở thành người đóng góp then chốt cho công ty với lương tốt hơn, ích lợi tốt hơn.

Khi bạn đi lên, bạn phải nhận ra rằng kĩ năng của bạn cũng thay đổi. Ở những vị trí này, kĩ năng 'thực hiện' bị thay thế bằng kĩ năng 'lãnh đạo'. Bạn có thể là người phát triển giỏi, người quản lí dự án giỏi nhưng khi bạn lên mức quản lí cấp cap, điều đó đi ra ngoài “kĩ năng quản lí” sang thành “kĩ năng lãnh đạo”. Tại mức này, bạn phải học cách nhìn rộng hơn, bạn phải hiểu cách đặt chiều hướng, viễn kiễn, và có khả năng động viên người khác. Bước đầu tiên để xây dựng kĩ năng lãnh đạo là học thêm về điều đang xảy ra trong công nghiệp, điều là xu hướng trong thị trường, ai là đối thủ cạnh tranh chính của bạn. Bằng việc có cách nhìn rộng hơn, bạn có thể đặt chiến lược, viễn kiến và thiết lập vị thế công ty bạn trên thị trường. Tuy nhiên, có "trần" mà bạn cần xem xét. Trong mọi công ti, có nhiều người có thể chỉ ở một mức nào đó, không thể đi ra ngoài được, bởi vì họ KHÔNG có kĩ năng năng hay năng lực để làm gì hơn. Đó là "trần" của họ và họ không bao giờ được thăng cấp ra ngoài năng lực của họ, bằng không công ty sẽ bị thiệt. Nếu bạn nhìn vào mọi trường hợp doanh nghiệp, phần lớn các công ty thất bại hay phá sản bởi vì họ để người sai vào vị trí cao hơn. Những người này không thể ra quyết định táo bạo, không thể đặt chiều hướng, không thể đặt viễn kiến. Cho dù ở trên đỉnh, phần lớn mọi người sợ phạm sai lầm cho nên họ dừng ra quyết định khi họ ở vị trí cao hơn nhiều so với năng lực của họ.

Trong công ty thành công, người lãnh đạo có thể KHÔNG phải là người kĩ thuật nhất nhưng bao giờ cũng là người có viễn kiến, người có thể đặt ra chiều hướng và ra quyết định cho công ty. Những kĩ năng lãnh đạo này được học qua đào tạo đúng và kinh nghiệm. Bằng việc xem xét, bạn sẽ thấy rằng phần lớn họ đều có kĩ năng trao đổi rất tốt. Điều then chốt cho kĩ năng này là lắng nghe và giải thích hiệu quả. Những kĩ năng này thường bắt đầu với vị trí yêu cầu làm việc với khách hàng và hiểu yêu cầu của họ. Nhiều người lãnh đạo đã từng là kĩ sư yêu cầu, người phân tích doanh nghiệp, hay người quản lí dự án. Nếu bạn nhìn vào lí lịch của các CEO thành công nhất, gần 90% số họ bắt đầu từ những vị trí này và đi lên tới chủ tịch hay CEO của công ty.

Có nhiều cách phát triển nghề nghiệp của bạn, nhưng bạn có thể thành công nhất trong công ty phần mềm bằng việc liên tục học và tìm cách gia tăng giá trị làm cho bạn thành quan trọng nữa cho công ty. Nhưng bạn cần cam kết học tập liên tục, bằng việc bổ sung kĩ năng mới về cả kĩ thuật và doanh nghiệp hay "kĩ năng chéo chức năng" bạn sẽ đi xa, xa hơn nhiều so với những người khác. Chừng nào bạn còn học, bạn sẽ không bao giờ lo nghĩ về tìm việc làm vì việc sẽ phải tìm tới bạn.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com