Xu hướng tri thức

Xu hướng tri thức

Gần như mọi ngày người ta đều có thể tìm thấy những câu chuyện trong báo chí về người mất việc bởi vì vị trí của họ bị cắt giảm do khủng hoảng tài chính hay bị phái đi các nước lương thấp. Sinh viên đang học trong các ngành kinh doanh, tài chính, ngân hàng và thương mại quốc tế bây giờ thấy bản thân mình không có việc và có lẽ không tìm được việc trong những năm sắp tới. Nhiều sinh viên đang chuyển việc học hành của mình sang các lĩnh vực khác như kĩ nghệ phần mềm, y tế và trông nom săn sóc bởi vì những việc này vẫn tốt ngay cả vào thời kì khó khăn này.

Ngày nay mọi người bắt đầu hiểu rằng toàn cầu hoá có thể tác động tới mọi quốc gia, mọi chính phủ và mọi lĩnh vực. Thomas Friedman, tác giả cuốn “Thế giới phẳng” đã tiên đoán rằng với toàn cầu hoá, bất kì việc nào cũng có thể dễ dàng được thực hiện ở bất kì đâu như ở Bangalore, Ấn Độ hay Thượng Hải, Trung Quốc hay ở Paris, Pháp bởi vì thế giới đã phẳng và được nối đầy đủ qua internet. Để tăng lợi nhuận với xu hướng toàn cầu, nhiều công ti đã biến đổi bản thân mình thành công ti toàn cầu để vận hành ở mọi nơi với những công nhân có kĩ năng mà họ thuê được từ nhiều nơi trên khắp thế giới để đáp ứng các mục tiêu chiến lược của họ. Người điều hành của họ có thể ở New York, người quản lí của họ có thể ở London, công nhân có kĩ năng của họ có thể ở Mumbai và các xưởng máy của họ có thể ở Thượng Hải nhưng sản phẩm của họ sẽ được bán trên khắp thế giới.

Như một phần của thế giới đang thay đổi này, hệ thống giáo dục sẽ không còn được cấu trúc như hệ thống cục bộ hay quốc gia, như trong quá khứ, mà trở thành “hệ thống giáo dục toàn cầu” để cung cấp việc giáo dục và huấn luyện cho học sinh ở mọi nơi trên địa cầu. Trong hệ thống mới này, học sinh có thể dự đoán các nhu cầu toàn cầu và theo đuổi nghề nghiệp giúp cho họ tạo ra việc sống thoải mái, bất kể chỗ họ sống. Nếu lí thuyết này là đúng, quốc gia với nền giáo dục tốt nhất sẽ có ảnh hưởng có ý nghĩa đối với các quốc gia khác bởi vì nó có tiềm năng cung cấp các kĩ năng đáp ứng cho nhu cầu toàn cầu theo lí thuyết cung – cầu, do vậy giáo dục sẽ trở thành “Doanh nghiệp Xuất khẩu” để cung cấp giáo dục cho nơi có nhu cầu. Xu hướng này đã xảy ra khi đại học mở các trường chi nhánh ở các nước khác hay cấp phép chương trình huấn luyện cho các nước khác.

Với xã hội tri thức, nhu cầu và cạnh tranh về công nhân có kĩ năng sẽ trở thành vũ khí chính trong cuộc chiến kinh tế mà có thể xảy ra trong tương lai. Như trong quá khứ vào thời thuộc địa, các nước đánh nhau để kiểm soát đất đai, mỏ khoáng sản và vật tư thô và bất kì ai có nhiều đất nhất (thuộc địa) đều trở thành cường quốc thống trị (Như với Tây Ban Nha vào thế kỉ 18, Anh và Pháp vào thế kỉ 19). Với thời đại thông tin, các quốc gia sẽ cạnh tranh về công nhân có kĩ năng về tri thức của họ và xu hướng này đã bắt đầu khi các nước đã phát triển ban hành các chính sách có lợi cho công nhân có kĩ năng vào nước họ làm việc và cuối cùng trở thành cư dân vĩnh viễn. Trong thời thuộc địa, các cường quốc có vũ khí hiện đại đi xâm lược và thuộc địa hoá các nước khác về đất đai, mỏ khoáng sản, vật tư thô, còn con người ở các nước thuộc địa thì chẳng là gì ngoài nô lệ cho tới khi họ đấu tranh giành lại độc lập. Tuy nhiên, trong thời đại tri thức các quốc gia không đi xâm lược bằng súng và bom mà “thâu tóm lặng lẽ” những công nhân giỏi nhất và lỗi lạc nhất để xây dựng xã hội tri thức của họ và đặt các xưởng máy của họ vào các nước có nền giáo dục cổ lỗ nơi họ có thể tận dụng ưu thế kĩ năng lao động thấp và đổ phế thải độc hại, chất gây ô nhiễm trong chế tạo mà không bị vấn đề gì. Tất cả những điều này có thể được thực hiện dưới cái tên “Tiến bộ” và “Hiện đại hoá” và sự kiện đáng quan tâm là việc bóc lột này đã xảy ra trong nhiều năm nhưng rất ít nước phàn nàn về điều đó. Không có giáo dục và nhận biết đúng, nhiều người chỉ làm mà không biết hay có thể không quan tâm.

Ta hãy nhìn vào một số sự kiện: Vào cùng thời việc kĩ năng thấp đang được chuyển sang cho nước ngoài, số việc kĩ năng cao ở Mĩ đang tăng lên nhanh chóng và thậm chí ngày nay còn cao hơn thời kinh tế tốt nhất. Số kĩ sư phần mềm, bác sĩ y tế và y tá đang tăng lên năm lần hơn mười năm trước bởi vì luật di trú đặc biệt. Các công ti đang đưa việc kĩ năng thấp ra nước ngoài đều thịnh vượng từ chi phí lao động thấp, điều tạo khả năng cho họ kiếm lời nhiều hơn để phát triển và thuê việc kĩ năng cao ở Mĩ và ở đâu đó khác. Nhiều công ti mở xưởng máy ở các nước không yêu cầu họ tuân thủ luật môi trường và các qui chế của chính phủ và bằng việc bỏ qua “gánh nặng phụ” này họ kiếm lời nhiều hơn vài năm trước. Chừng nào mọi người còn chưa nhận biết về xu hướng toàn cầu này, cả ưu điểm và nhược điểm, và hiểu hậu quả của dốt nát – mọi sự sẽ không cải thiện.

Trong thời đại thay đổi này, giáo dục là điều tốt nhất đáng được sự chú ý và đầu tư cao nhất. Theo Viện Kinh tế Quốc tế có mối tương quan mạnh cho thịnh vượng kinh tế và đầu tư cao vào giáo dục. Dữ liệu chỉ ra các nước như Mĩ, Anh, Đức và Nhật có hệ thống giáo dục tốt nhất và nền kinh tế rất mạnh với nhiều người giầu hơn bất kì nước nào khác. Các cường quốc mới nổi lên như Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng có hệ thống giáo dục mạnh tại chỗ. Sau Thế chiến 2, nền kinh tế của Đài Loan và Hàn Quốc không khá hơn một số nước châu Phi như Ghana, Gabon hay Congo, nhưng với hệ thống giáo dục mạnh ngày nay Đài Loan và Hàn Quốc là các cường quốc kinh tế rất mạnh trong khi các nước châu Phi vẫn không có mấy tiến bộ.

Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng tri thức và kĩ năng là các nhân tố then chốt cho phát triển kinh tế, tăng trưởng, và tính cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Ngày nay một nước không còn có thể dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên dư thừa của mình cùng lao động giá rẻ mạt mà phải tạo ra ưu thế kinh tế dựa trên việc tổ hợp của canh tân kĩ thuật và tri thức sáng tạo. Trong thế kỉ trước, các nước đã tiến bộ từ việc áp dụng khoa học vào các kĩ thuật chế tạo bằng sản xuất số lượng lớn, nơi một nhóm nhỏ người lao động có kĩ năng cao quản lí một nhóm lớn hơn những lao động có kĩ năng thấp. Trong nền kinh tế tri thức này nay, sản phẩm được tạo ra bởi nghiên cứu và phát minh được thực hiện trong các phòng thí nghiệm đang tạo ra các ngành công nghiệp tri thức nơi công nghệ dựa trên các vật liệu mới, vi điện tử, thiết kế được máy tính hỗ trợ, kĩ thuật sinh học, kiểm soát qui trình tiên tiến, và các dịch vụ nghiệp vụ khác đòi hỏi công nhân phải có kĩ năng cao hơn nhiều và ít nhất cũng phải có bằng đại học để tham gia. Điều này là vì công nghệ khuếch tán vào mọi lĩnh vực, mọi khu vực của nền kinh tế làm trở thành “xã hội tri thức” gây tác động lên mọi khía cạnh của cuộc sống thường ngày của chúng ta. Để giữ đồng hành với xu hướng toàn cầu hoá, chúng ta phải đầu tư vào giáo dục bởi vì tương lai của chúng ta.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com