Xu hướng thu về/2

Xu hướng thu về phần 2

Hiện thời, nhiều bài diễn văn của tổng thống Mĩ Obama trước cuộc tuyển cử năm 2012 đều hội tụ và việc làm mạnh nền kinh tế Mĩ bằng việc cung cấp khuyến khích thuế cho các công ty đầu tư vào Mĩ, và không khuyến khích thuế cho những công ty chọn khoán ngoài vận hành của họ. Cho dù những đề nghị thuế này vẫn chưa có hiệu lực, nhưng hiệu quả mong muốn đã xảy ra. Theo một cuộc điều tra công nghiệp, quãng 65% quan chức điều hành cấp cao của các công ty Mĩ được điều tra nói rằng họ có kế hoạch để chuyển vận hành trở lại Mĩ trong hai năm tới và 25% nói họ đã đặt lại cơ xưởng của họ trở về Mĩ.

Mười năm trước "đưa việc ra nước ngoài" đã là xu hướng chính nhưng ngày nay "thu về" là xu hướng mới vì phần lớn các công ty chế tạo Mĩ đã hoàn thành nỗ lực hiện đại hoá của họ bằng máy móc mới, trang thiết bị mới, nhiều công ty được vận hành bởi hệ thống kiểm soát robot mới nhất. Nhóm tư vấn Boston Consultancy Group (BCG) dự báo rằng “trong vòng bốn năm nữa, Mĩ được mong đợi trải qua tái sinh chế tạo” với những cơ xưởng mới hoàn toàn vận hành với chất lượng cao, chi phí thấp hơn, và năng suất tốt hơn khi so với chất lượng thấp, năng suất thấp, và tỉ lệ tăng lương ở Trung Quốc. Theo BCG, lương đang leo lên với tỉ lệ 15-20% một năm trong toàn Trung Quốc do mất cân bằng cung-cầu về công nhân có kĩ năng, và chất lượng kém mà việc làm khoán ngoài không còn sinh lời và nhiều công ty nước ngoài đang bắt đầu chuyển ra thay vì đặt lại vị trí ở đó. Một số cơ xưởng lao động thấp như may mặc, giầy dép, đang chuyển sang các nước đông nam Á và châu Phi vì chi phí thấp hơn và một số ngành chế tạo nặng chính như máy móc, xe hơi, điện tử, trang thiết bị đang chuyển lại về Mĩ vì hiện thời chế tạo đã hoàn thành việc đổi mới của họ bằng các trang thiết bị tốt hơn và được cập nhật.

Việc tăng tính cạnh tranh toàn cầu của khu vực chế tạo của Mĩ bằng trang thiết bị tốt hơn và áp dụng robotics đã làm thay đổi cân bằng kinh tế nghiêng về phía Mĩ. Ngày nay với chi phí năng lượng cao, điều làm cho vận chuyển thành đắt hơn đã làm cảm sinh việc dịch chuyển trở về Mĩ. Một quan chức điều hành cấp cao nói hồi đầu năm nay, rằng nhiều công ty Mĩ, đã 'mù quáng' chuyển vận hành của họ ra nước ngoài trên 15 năm qua trong việc tìm chi phí thấp hơn, và do vậy phải chịu thua thiệt dưới dạng chất lượng kém và dịch vụ tồi. Ngày nay, người tiêu thụ không dung thứ cho chất lượng thấp và sẵn lòng trả giá cao hơn vì chất lượng tốt hơn, xu hướng thị trường đã đảo ngược.” Khi nhiều công ty chuyển lại về Mĩ, các nước có nền kinh tế phần lớn phụ thuộc vào làm khoán ngoài như Trung Quốc, Mexico, v.v bắt đầu cảm thấy sức ép với thất nghiệp cao và đóng cửa cơ xưởng và họ bắt đầu đe doạ các nền kinh tế của các nước này.

Một câu hỏi vẫn còn là với công nghiệp tri thức liệu nó cũng đối diện với cùng tình huống như khu vực chế tạo không. Tuy nhiên, theo vài nhà phân tích, do thiếu hụt công nhân có kĩ năng trên khắp thế giới và tầm quan trọng của hệ thông tin trong thời đại tri thức này, điều đó có thể không xảy ra, ít nhất là trong mười hay hai mươi năm tới. Một quan chức cao cấp của chính phủ Mĩ nói: “Chúng tôi hiện thời đang tập trung vào việc đem trở lại nhiều việc làm chế tạo để giải quyết việc thất nghiệp của chúng tôi. Vì chúng tôi không có đủ công nhân phần mềm có kĩ năng, việc khoán ngoài phần mềm vẫn là một ngoại lệ.” Điều đó làm cho Ấn Độ, nước có hầu hết việc kinh doanh làm khoán ngoài, ít nhất cũng cảm thấy thoải mái nào đó.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com