Xu hướng thu về/1
Gần đây nhiều công ty nước ngoài lớn đang chuyển ra khỏi Trung Quốc và nó làm lẩy cò xu hướng "thu về" mới hay chuyển công việc trở lại nước của họ. Xem như kết quả, nhiều cơ xưởng trung Quốc đang đóng cửa và nhiều nghìn công nhân đang mất việc. Có nhiều lí do cho xu hướng này: Chi phí tăng lên ở Trung Quốc làm cho khoán ngoài không có hiệu quả chi phí; chi phí vận tải cao là nguyên nhân khác. Tuy nhiên, yếu tố được dẫn ra nhiều nhất là chất lượng thấp và hiệu năng không nhất quán. Một người quản lí cấp cao giải thích: “Khi lần đầu tiên chúng tôi khoán ngoài cho Trung Quốc, chất lượng là tốt nhưng qua thời gian, chất lượng đã suy giảm tới mức không thể chấp nhận được. Không phải là họ không thể làm được việc có chất lượng vì họ đã làm tốt lúc bắt đầu. Vấn đề là họ thường thay thế vật tư kém vào sản phẩm hay thay đổi sản phẩm đầy những bộ phận lỗi. Hành vi vô đạo đức này để tăng lợi nhuận nhưng đó không phải là cách làm kinh doanh.”
Một trong những công ty lớn nhất, General Electric (GE) đã lãnh đạo xu hướng thu về này của công nghiệp bằng việc chuyển nhiều cơ xưởng trở lại Mĩ. Công ty này nói khoán ngoài đã thôi cung cấp việc tiết kiệm chi phí mà có thể đã biện minh cho sản xuất ở hải ngoại về tủ lạnh và máy giặt, rồi sau đó được vận chuyển về Mĩ. Trong hơn mười năm, GE đã đầu tư nhiều vào Trung Quốc với nhiều cơ xưởng nhưng bây giờ nó sẵn lòng bỏ đi nhanh chóng khi sản xuất của nó không còn sinh lời.
Một yếu tố then chốt khác là xu hướng khoán ngoài trong hai mươi năm qua đã cho phép các công ty lớn của Mĩ có thời gian nâng cấp cơ xưởng của họ bằng máy móc mới, trang thiết bị mới, và đặc biệt thực hiện nhiều hệ thống robot tự động hoá. Một người quản lí cấp cao giải thích: “Chúng tôi không thể đóng toàn thể cơ xưởng để làm thay đổi. Điều đó cần thời gian cho nên chúng tôi tạm thời khoán ngoài công việc cho các nước có chi phí thấp hơn. Ưu thế chi phí cho chúng tôi vốn để nâng cấp trang thiết bị và cơ xưởng. Bây giờ điều đó đã được làm xong cho nên chúng tôi có thể chuyển mọi thứ trở lại. Với tranh thiết bị hiện đại và robot, chúng tôi có thể làm mọi thứ rẻ hơn nhiều và chất lượng cao hơn cho nên chúng tôi có thể cạnh tranh tốt hơn trong thế giới được toàn cầu hoá.” Khi được hỏi về hàng trăm nghìn công nhân ở Trung Quốc đột nhiên mất việc của họ, ông ấy giải thích: “Hai mươi năm trước, nhiều công nhân Mĩ cũng mất việc của họ khi chúng tôi khoán ngoài. Nếu chúng tôi có thể khoán ngoài công việc đi đâu đó, chúng tôi bao giờ cũng có thể chuyển chúng trở lại nữa. Nếu họ không dự đoán rằng một ngày nào đó chúng tôi sẽ làm điều đó, đó là vấn đề của họ. Trong quá khứ việc làm khoán ngoài và về giảm chi phí nhưng bây giờ nó là về có công nghệ tốt nhất để sản xuất chất lượng cao hơn, chi phí thấp hơn để nắm bắt thị trường toàn cầu. Đó là về cạnh tranh và chiến lược.”
Một người quản lí khác thông cảm hơn: “Khi chúng tôi khoán ngoài cho Trung Quốc, chúng tôi cũng dạy họ về công nghệ của chúng tôi và kinh doanh của chúng tôi để cho bản thân họ có thể xây dựng mọi thứ. Đó là trao đổi hai chiều làm lợi cho cả hai bên. Bây giờ họ có thể xây dựng sản phẩm cho người riêng của họ. Họ không thể tiếp tục chế tạo mọi thứ và bán nó cho thế giới mãi mãi được. Nền kinh tế của họ đã được lợi nhiều trong hai mươi năm qua. Đó là lúc cho họ sản xuất những thứ cho thị trường địa phương của họ và người riêng của họ.”
Phần lớn các nhà kinh tế đều đồng ý rằng một điều là chắc chắn, “thu về" như đối lập với "khoán ra" là xu hướng mới sẽ tạo ra nền kinh tế không ổn định và thất nghiệp cao ở các nước phụ thuộc nặng nề vào lao động chi phí thấp như Trung Quốc, Đông Nam Á và châu Phi. Một nhà phân tích Phố Wall nói: "Ngày nay chúng ta thấy một tình huống kinh tế mà sản phẩm nên được chế tạo với chi phí thấp nhất và chất lượng cao nhất để thâu tóm thị trường toàn cầu. Các sản phẩm Trung Quốc giá rẻ và chất lượng thấp đang tràn ngập trên thị trường toàn cầu vài năm trước đây đã qua rồi. Ngày nay với kinh tế khó khăn nhiều người đang trở nên có tính chọn lựa. Nếu họ phải trả tiền cho cái gì đó, họ muốn cái tốt nhất với tiền của họ.”
Theo một điều tra gần đây, quá nửa các nhà chế tạo đặt cơ sở ở Mĩ với số bán hàng năm nhiều hơn $1 tỉ đô la có kế hoạch đóng một số cơ xưởng ở Trung Quốc, và chuyển lại về Mĩ toàn bộ 187 công ty trong đa dạng ngành công nghiệp được tính tới trong cuộc điều tra này, đều dẫn ra "chi phí lao động" và "chất lượng sản phẩm" là lí do chính để chuyển ra khỏi Trung Quốc. Cuộc điều tra này dự báo rằng trong vòng hai năm, Mĩ sẽ thêm hơn 5 triệu việc làm trở lại cho nền kinh tế của nó trong khi Trung Quốc có lẽ sẽ mất 10 tới 20 triệu việc làm. Các ngành công nghiệp có thể nhất sẽ thu về là sản phẩm nhựa và cao su, máy công nghiệp và thương mại, điện tử và máy tính, vận tải hàng hoá và sản phẩm kim loại chế tạo.
Khi đương đầu với sự khác biệt của cái được và mất việc làm giữa hai nước, các tác giả của điều tra này dẫn rằng với việc tăng tự động hoá cơ xưởng và các dạng khác của "hiệu quả tăng lên do công nghệ tiên tiến" Mĩ có ưu thế lớn cho nên nó có thể sản xuất nhiều thứ hơn với ít người hơn trong khi Trung Quốc vẫn hoàn toàn lệ thuộc vào kĩ năng lao động, điều ngày càng đắt đỏ hơn. Người ta ước lượng rằng với phần lớn sản xuất, chi phí sản xuất ở Trung Quốc chỉ thấp hơn từ 2 tới 5 phần trăm so với chi phí sản xuất ở Mĩ cho nên không có ưu thế để khoán ngoài cho Trung Quốc thêm nữa. Đồng thời chi phí dâng lên ở Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng lên không kiểm soát được.
Một quan chức Trung Quốc nói: "Tương lai của Trung Quốc sẽ là phát kiến, không chế tạo chi phí thấp. Mục đích mới của Trung Quốc là cải tiến hệ thống giáo dục và hội tụ nhiều hơn vào công nghệ để làm cho sản phẩm của chúng tôi cạnh tranh hơn. Khó khăn là làm sao đào tạo lại hàng trăm triệu công nhân lao động để làm việc trong khu vực công nghệ?"
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com