Xu hướng thị trường
Năm nay, khi tôi đi tiến hành nghiên cứu về xu hướng phần mềm toàn cầu, tôi có thể thấy bằng chứng về cuộc khủng hoảng tài chính ở hầu khắc mọi nước với công nhân bị sa thải và các công ty phần mềm hết khả năng kinh doanh. Tuy nhiên, dường như là công nghiệp phần mềm ở Ấn Độ và Trung quốc vẫn phát đạt, có thể chậm hơn chút ít so với năm trước. Đây là một số sự kiện đáng quan tâm:
Cuộc khủng hoảng tài chính đã tác động tới lương của người làm phần mềm ở Trung Quốc và Ấn Độ nơi việc tăng lương trung bình cho năm 2009 chỉ là quãng 3.5% tới 4.0% khi so sánh với 8% tới 10% trong vài năm trước. Lương trung bình hàng tháng của người lập trình mới tốt nghiệp ở Ấn Độ là quãng $1200 tới $1500 và Trung Quốc là quãng $700 tới $900. Sinh viên tốt nghiệp với bằng về kĩ nghệ phần mềm được lương cao hơn sinh viên về khoa học máy tính, nhiều hơn quãng $80 tới $120. Lương của người có kinh nghiệm thay đổi nhiều và khó thu thập bởi vì nhiều người không muốn tiết lộ họ làm được bao nhiêu khi họ giữ chuyện chuyển việc để được lương cao hơn. Người làm phần mềm trung bình ở Ấn Độ thay đổi việc cứ mỗi mười sáu tháng nhưng ở Trung Quốc thì ít hơn, về căn bản cứ mỗi hai mươi tới ba mươi tháng. Trung bình, công nhân phần mềm nhận thưởng hàng năm quãng 3-5% lương năm của họ, tiền thưởng của kĩ thuật viên cao cấp và người quản lí có thể ở giữa 5% -15%, và người quản lí cấp cao (Giám đốc và phó chủ tịch) có thể lên cao hơn 15%.
Ngay cả với suy sụp kinh tế, nhiều công ty phần mềm vẫn báo cáo mất công nhân cho đối thủ cạnh tranh khi mọi người cứ chuyển việc để được tăng lương. Tuy nhiên số người đổi việc ít hơn vài năm trước. Ở Ấn Độ việc đổi người là quãng 23% khi so với 35% vài năm trước và Trung Quốc vào quãng 10% khi so với 22%. Có những trường hợp được báo cáo về người làm phần mềm có kinh nghiệm kiếm được nhiều đề nghị làm việc một lúc hơn khi cạnh tranh vẫn tăng nhiệt với các công ty lớn thuê người từ các công ty nhỏ hơn. Bởi vì khủng hoảng tài chính, nhiều công ty nhỏ hơn đang có khó khăn trong việc duy trì doanh nghiệp khi khách hàng giảm việc và giới hạn chi tiêu. Kết quả là các công ty nhỏ hơn trở thành mục tiêu mua của công ty lớn hơn. Về mặt tài chính các công ty mạnh ở cả Ấn Độ và Trung Quốc đang mua các công ty nhỏ hơn với tỉ lệ năm công ty một tháng khi các công ty lớn hơn đang tăng số cán bộ của mình lên hàng trăm hay hàng nghìn người trong sáu tháng qua. Mặc cho khủng hoảng, điều tôi thấy là cạnh tranh tốt về những tài năng hàng đầu, điều thực sự là kinh doanh như thông thường - và kinh doanh như nó phải vậy.
Nhân tố đáng quan tâm khác là hầu hết các công ty khoán ngoài không quảng cáo về tỉ lệ lao động thấp hơn nữa khi thị trường đã hoàn toàn thay đổi sang tri thức và kĩ năng. Phần lớn mọi người sẽ tiên đoán trong cuộc khủng hoảng tài chính này, các công ty sẽ giản giá để cạnh tranh lẫn nhau nhưng tôi không thấy điều đó xảy ra. Phần lớn các công ty đều quảng cáo nhiều về tri thức và kĩ năng họ có. Chẳng hạn, Wipro quảng cáo rằng công ty này có hàng nghìn người có năng lực về “Công nghệ kinh doanh Oracle” hơn bất kì ai ở Ấn Độ. Infosys quảng cáo về số phần trăm lực lượng lao động của họ có bằng cấp tiên tiến và có chuyên môn lĩnh vực.
Khi tôi gặp các quan chức đại học, họ bảo tôi rằng “Sinh viên tốt nghiệp loại tốt nhất vẫn có thể kiếm được lương hàng đầu. Sinh viên giỏi có thể tìm được việc nhưng có lẽ sẽ không được nhiều đề nghị việc. Sinh viên trung bình sẽ phải vật lộn chút ít để tìm việc nhưng cuối cùng họ tất cả sẽ có việc làm bởi vì nhiều công ty đang chậm thuê người khi họ vẫn quan sát thị trường. Năm nay, nhiều sinh viên hàng đầu vẫn được các công ty nước ngoài tuyển lựa và trên 200,000 người làm phần mềm đang nộp đơn theo chương trình visa H1B để làm việc ở Mĩ, cho dù phân bổ chỉ tiêu vẫn bị giới hạn vào quãng 80,000 người. Các công ty phần mềm Mĩ hàng đầu vẫn thuê các kĩ sư phần mềm Ấn Độ nhưng việc thuê người chậm hơn so với năm trước.
Bạn tôi, Prasad Agarwal, người quản lí cấp cao tại Wipro bảo tôi rằng các công ty Ấn Độ bây giờ đang nhìn tới việc tăng kinh doanh ở khu vực châu Phi và Đông Nam Á để bù lại việc giảm tốc trong chi tiêu kinh doanh ở Mĩ và châu Âu. Ông ấy nói: “Trong nhiều năm, chúng tôi tập trung vào thị trường Mĩ và châu Âu và bỏ qua châu Phi và Đông Nam Á vì họ là thị trường nhỏ nhưng ngày nay mọi đồng đô la đều cần được tính tới. Chúng tôi biết rằng khó cạnh tranh với Trung Quốc ở thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng các nước khác vẫn mở ra các cơ hội. Ông sẽ thấy rằng bắt đầu từ năm nay, các công ty như Satyam, Tata Consultancy Services, Infosys và Wipro sẽ có ở mọi nước châu Phi và Đông Nam Á, đặc biệt ở các nước nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng và có nhu cầu lớn về công nghệ thông tin. Chúng tôi đã quan sát các nước này và trong vài năm qua, kinh doanh ở khu vực châu Phi và Đông Nam Á vẫn đang lên cho nên chúng tôi phải mở rộng kinh doanh của mình và nắm bắt các thị trường trước khi người khác tới.”
Theo thông tin của ông ấy, Satyam đã kiếm được một phần sáu tổng thu nhập của mình từ các khu vực này khi họ nhanh chóng đi mua các công ty địa phương hay chào lương cao hơn cho những người hàng đầu từ các công ty địa phương, và cuối cùng thâu tóm thị trường. Prasad nói: “Ông có thể thấy rằng trước khi chúng tôi tới, một nước có thể có hàng trăm công ty phần mềm nhỏ cung cấp dịch vụ cho thị trường địa phương nhưng họ không sánh được với chúng tôi, chúng tôi lớn hơn, mạnh hơn về tài chính và chúng tôi biết cách làm kinh doanh toàn cầu. Trong nhiều năm, chúng tôi đã bỏ ngỏ các nước nhỏ này nhưng với toàn cầu hoá, mọi thứ thay đổi vì chúng tôi phải mở rộng kinh doanh của mình. Chẳng hạn, Australia là thị trường tăng trưởng cho Satyam nơi thu nhập của chúng tôi tăng 80% trong vài tháng qua. Mấy năm trước, Australia có trên 300 công ty phần mềm nhưng ngày nay nó có xấp xỉ 65, vì phần lớn những người hàng đầu của họ bây giờ làm việc cho chúng tôi. Thuê người địa phương đã giúp chúng tôi thắng nhiều hợp đồng với chính phủ và đó là chiến lược thắng. Khi nhiều đối thủ cạnh tranh của chúng tôi chờ đợi thới tốt hơn cho tới khi kinh tế cải thiện, chúng tôi không chờ đợi mà bành trướng thị trường của chúng tôi một cách năng nổ. Thế giới này là miền của chúng tôi, thế giới này là thị trường của chúng ôi và đó là toàn cầu hoá.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com