Xu hướng tương lai

Ngày nay công nghệ thông tin đã thay đổi cách kinh doanh được tiến hành. Chẳng hạn các robots đang thay thế công nhân thủ công trong cơ xưởng, máy ATM đang thay thế nhân viên trả tiền ngân hàng, email đang thay thế cho thư bưu điện v.v. Nhiều công việc ngày nay có thể được thực hiện ảo qua kết nối internet, cho nên thay vì công nhân phải đi tới nơi có việc, với công nghệ việc làm có thể được chuyển tới nơi công nhân có kĩ năng sống.

Để lấy ưu thế của xu hướng này, giáo dục công nghệ là quan trọng. Tuy nhiên, nhiều sinh viên đại học không nhận biết về xu hướng này và tiếp tục đăng tuyển vào các khu vực không còn có nhu cầu nảy sinh do việc dư thừa những kĩ năng nào đó và thiếu hụt những kĩ năng khác. Trên khắp thế giới, rõ ràng rằng ngày nay phần lớn việc làm sẽ yêu cầu giáo dục đại học trong các kĩ năng kĩ thuật chuyên môn. Công nhân không có giáo dục đại học hay ngay cả người tốt nghiệp đại học không có kĩ năng kĩ thuật chuyên môn sẽ bị thất thế.

Khác biệt giữa người có kĩ năng và người không có kĩ năng đã tạo ra thế tiến thoái lưỡng nan trong nhiều nước. Chính phủ Mĩ dự đoán đến năm 2020, Mĩ sẽ thiếu 1.5 triệu công nhân có bằng đại học trong khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM) nhưng đồng thời sẽ thừa ra trên 6 triệu công nhân lao động, người chỉ có giáo dục phổ thông. Tình huống này là tồi tệ nhất ở châu Âu, với thiếu hụt 8.2 triệu công nhân có kĩ năng cao và dư thừa 23 triệu công nhân không có kĩ năng. Nếu tình huống này tiếp tục, nhiều nước sẽ đối diện với thiếu hụt công nhân có kĩ năng được cần cho tăng trưởng kinh tế nhưng lại có con số khổng lồ những người thất nghiệp vĩnh viễn không có hi vọng gì trong tương lai.

Lí do các kĩ năng kĩ thuật được cung cấp không đủ là vì công nghệ thay đổi nhanh chóng nhưng các trường lại chậm điều chỉnh để đáp ứng cho nhu cầu. Bởi vì công nghệ tác động lên cách các công ty vận hành, nhu cầu về công nhân có kĩ năng sẽ tiếp tục tăng lên trên khắp thế giới. Đồng thời, con số các thanh niên thất nghiệp tăng lên đặt ra thách thức dài hạn nghiêm trọng. Thanh niên không thể tìm được việc làm chịu đựng nghèo nàn cả đời. Chẳng hạn, thất nghiệp trong thanh niên Tây Ban Nha và Hi Lạp đã lên gần tới 45 phần trăm, điều đã dẫn tới khủng hoảng ở châu Âu và có thể lan rộng sang nhiều nước lân cận. Tạo ra việc làm cho những người không có kĩ năng này là khó. Nó sẽ yêu cầu nhiều việc đào tạo lại mà tốn kém trong thời kinh tế yếu kém. Sửa nhu cầu về kĩ năng sẽ cần thời gian dài hơn và có thể không có đủ việc làm để đưa mọi người thất nghiệp ngày nay trở lại làm việc.

Với toàn cầu hoá công việc chế tạo đã từng được khoán ngoài cho các nước chi phí thấp hơn cho nên có ít việc làm lao động sẵn có. Ứng dụng của tự động hoá và robots trong cơ xưởng yêu cầu các loại kĩ năng khác mà nhiều người không có. Cuộc khủng hoảng tài chính cũng buộc các công nhân già hơn ở lại trong việc làm lâu hơn thay vì về hưu cho nên có ít việc làm hơn cho công nhân trẻ hơn. Ở châu Âu dân số đang già đi nhanh chóng và không có lực lượng lao động trẻ, nền kinh tế không thể tăng trưởng được. Kết quả là, phần lớn các nước châu Âu sẽ đối diện với vấn đề việc làm dài hạn mà họ sẽ không có khả năng giải quyết thích hợp. Khi nhu cầu chậm dần lại, sẽ có ít việc tiêu thụ và ít công việc để được khoán ngoài, điều cũng tác động tới các nước đang phát triển. Tình huống này tạo ra phản ứng dây chuyển trong kinh tế của các nước đang phát triển mà dựa vào công việc làm khoán ngoài. Chúng ta bắt đầu thấy việc chậm lại trong kinh tế của Trung Quốc và các nước châu Á với các cơ xưởng đóng cửa và số lượng khổng lồ những công nhân thất nghiệp. Nó sẽ có tác động tàn phá trong những năm sắp tới.

Không có giải pháp dễ dàng cho tình huống này vì toàn thế giới được liên nối và biến cố kinh tế ở nước này sẽ có tác động lên các nước khác. Tuy nhiên, có những nước đã chuẩn bị cho công dân của họ để chắc rằng họ sẵn sàng cho việc làm ngày mai. Chẳng hạn, Singapore và Hàn Quốc coi giáo dục công nghệ như tầm quan trọng nền tảng cho tính cạnh tranh quốc gia. Họ đã cải tiến giáo dục tiểu học và trung học bằng việc thêm nhiều đào tạo công nghệ và toán học trong chương trình đào tạo và kiểm tra hệ thống giáo dục đại học của họ. Chính phủ đã tài trợ cho nghiên cứu và đào tạo công nghệ bằng việc dịch chuyển ngân sách từ giáo dục chung sang giáo dục công nghệ. Những nước này có cơ sở dữ liệu việc làm quốc gia để cho phép sinh viên xem việc làm nào có nhu cầu cao và bằng cấp nào được cần. Họ cũng thúc đẩy tinh thần nhà doanh nghiệp và phát kiến, xúc tiến đầu tư vào kết cấu nền công nghệ, và hợp lí hoá các qui trình chấp thuận. Khi tôi ở Hàn Quốc, tôi ngạc nhiên về số lượng lớn sinh viên đăng tuyển vào công nghệ thông tin và kĩ nghệ. Một giáo sư nói với tôi: “Chúng tôi đã chuẩn bị trong mười năm qua. Tất cả các trường học của chúng tôi, từ tiểu học, trung học tới đại học đều được kết nối đầy đủ với internet. Khoa học, công nghệ, toán học và kĩ nghệ là các môn được yêu cầu ở mọi mức, và tiếng Anh được khuyến khích mạnh.”

Trong nền kinh tế toàn cầu, các công ty sẽ tiếp tục tìm kiếm công nhân có kĩ năng ở bất kì chỗ nào họ có thể tìm được họ. Sau khi thấy điều đã xảy ra ở Singapore và Hàn Quốc, tôi biết nơi họ có thể tìm được người. Trong quá khứ, các công ty tìm kiếm lao động chi phí thấp cho nên Ấn Độ và Trung Quốc là những chỗ tốt nhất nhưng qui tắc đã thay đổi. Với công nghệ tự động và robots, lao động chi phí thấp không còn được cần tới nữa; nhu cầu mới là có công nhân có kĩ năng công nghệ.

Khi nguồn tài nguyên mấu chốt là kĩ năng kĩ thuật, các công ty có thể tìm ra nguồn cung cấp tốt về công nhân có chất lượng cao với kĩ năng đặc biệt sẽ làm tốt hơn những người cạnh tranh, người không thể làm được. Điều này sẽ yêu cầu tìm ra chỗ có hệ thống giáo dục tốt nhất với dư thừa công nhân có kĩ năng. Tương lai của khoán ngoài sẽ chuyển từ lao động thấp sang lao động có kĩ năng, đặc biệt trong khu vực công nghệ chuyên môn. Có công nhân có kĩ năng sẽ cho công ty ưu thế cạnh tranh và giúp tạo khả năng cho tăng trưởng nhanh chóng của nó. Trong những năm sắp tới, các công ty có thể xây dựng lực lượng lao động có các công nhân được đào tạo tốt nhất và có động cơ sẽ thắng và những nền kinh tế trong đó các công nhân này sống sẽ thắng.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com