Xu hướng mới ở Trung Quốc

Xu hướng mới ở Trung Quốc

Trong hai mươi năm qua, Trung Quốc nổi tiếng về lương thấp và công nhân lao động không kĩ năng, những người làm việc trong chế tạo. Ngày nay, Trung Quốc đang nổi lên như nhà cung cấp công nhân có giáo dục đại học lớn nhất thế giới. Theo một khảo cứu của Viện toàn cầu McKinsey Global Institute, đến 2030 một mình Trung Quốc được coi là sẽ chiếm 30% công nhân có giáo dục đại học mới trên thế giới. Để so sánh, Mĩ sẽ được coi là chỉ chiếm 5%, và một cách tập thể, các nước tiên tiến bao gồm Mĩ, Nhật Bản và nhiều nước châu Âu sẽ được coi là chiếm chỉ 14% số công nhân có giáo dục cao mới. Nghiên cứu này lưu ý rằng đầu tư vào giáo dục mà Trung Quốc đã làm trước đây bây giờ đang tới qui mô đầy đủ. Trong mười năm qua, Trung Quốc đã đầu tư cao vào hệ thống giáo dục nhà nước và đã cho phép mở nhiều đại học tư cho nên bây giờ nó sẵn sàng cạnh tranh trong kinh tế thông tin. Ngày nay, Trung Quốc có nhiều người tốt nghiệp khoa học, công nghệ và kĩ nghệ hơn bất kì nước nào trên thế giới.

Tuy nhiên, vấn đề vẫn còn là liệu những người tốt nghiệp Trung Quốc có phẩm chất giáo dục để cạnh tranh với Mĩ và các nước châu Âu hay không? Theo một báo cáo đại học, chất lượng tổng thể của người tốt nghiệp Trung Quốc còn kém xa hầu hết những người tốt nghiệp ở Mĩ, châu Âu, và thậm chí không so sánh được với Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc. Báo cáo này trích dẫn hệ thống giáo dục cổ lỗ mà đã không thay đổi trong nhiều năm; con số các bài báo hàn lâm được xuất bản bởi các nhà nghiên cứu Trung Quốc hầu hết là lí thuyết, không liên quan, và nhiều bài bị ăn cắp từ các bài báo đã xuất bản khác mà không làm gì nhiều hơn là rùng beng lòng tự hào dân tộc. Báo cáo này thấy rằng gần như không phát kiến nào tới từ các nghiên cứu do chính phủ tài trợ hay khu vực tư nhân. Đa số công việc công nghiệp được cấp phép từ các nước ngoài thay vì cấp phép của riêng Trung Quốc. Một số đã là sao chép hay ăn cắp từ các hãng nước ngoài. Nó chỉ ra căn nguyên rằng nhiều giáo sư đại học đã được đào tạo từ nhiều năm trước và đã không bắt kịp với xu hướng công nghệ hiện thời. Hệ thống giáo dục bị nặng gánh bởi quan liêu, quan hệ gia đình, và chậm thay đổi.

Tuy nhiên, báo cáo này thấy rằng ưu thế thực của Trung Quốc thuộc vào thế hệ sinh viên tiếp của nó những người tốt nghiệp từ các trường hàng đầu của nó hay các đại học tư đã chấp nhận chương trình đào tạo từ các đại học toàn cầu hàng đầu. Những sinh viên này là rất tương đương như người tương ứng với họ ở phương Tây. Họ được đào tạo tốt, có động cơ, và có tham vọng và họ sẽ là lực lượng hình thành nên tương lai của Trung Quốc. Báo cáo này nói: “Không giống thế hệ trước, thế hệ mới này không biết tới giới hạn và không ngần ngại nhận rủi ro. Không giống như bố mẹ họ, thế hệ mới này có tham vọng và có thể phát kiến. Họ sẵn sàng chấp nhận công nghệ để vươn lên trên cái bình thường, nhiều người trong số họ được giáo dục ở Mĩ và châu Âu, và một số thậm chí có kinh nghiệm khởi nghiệp ở thung lũng Silicon. Với thành công của các nhà doanh nghiệp như Jack Ma, Joe Tsai, Robin Li, Eric Xu, và Kaifu Lee nhiều thanh niên Trung Quốc bây giờ có người tiêu biểu để noi theo. Với hàng nghìn người Trung Quốc có giáo dục cao trở về Trung Quốc mọi năm từ Mĩ, họ bắt đầu cho Trung Quốc một tinh thần nhà doanh nghiệp mới và dạy cho những người địa phương cách xây dựng xã hội tri thức kiểu thung lũng Silicon. Điều này đã tạo ra một thế hệ mới khao khát tri thức và sẵn lòng học thêm. Đây là những người đến lượt họ sẽ xây dựng sự giầu có của riêng họ thay vì là một phần của hệ thống. Phần lớn trong họ đều muốn là người chủ riêng của họ và tạo ra con đường thành công riêng của họ. Họ rõ ràng đã không thích ý tưởng về làm việc cho công ty sở hữu nhà nước hay cho chính phủ.

Vấn đề là liệu Trung Quốc có thể khai thác tất cả năng lượng mới này và lãnh đạo thế giới trong thời đại thông tin hay không? Có vài yếu tố mà có thể ngăn cản điều này xảy ra. Điều hiển nhiên nhất là những công ty mới này phải cạnh tranh với các công ty khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước. Một số có thể không có khả năng cạnh tranh bởi vì luật sở hữu trí tuệ không có hiệu quả. Nếu họ đạt tới thành công, các quan chức chính phủ có thể bước vào để kiểm soát công ty hay yêu cầu một phần lợi nhuận. Chừng nào luật lệ của Trung Quốc còn chưa được làm mạnh và các nhà doanh nghiệp còn chưa được cho tự do kinh doanh điều họ cần, Trung Quốc có thể không thấy được nhiều phát kiến hay công ty mới khởi đầu. Nếu Trung Quốc có thể giải quyết những chướng ngại này, thế giới sẽ khác."

Một khảo cứu khác lưu ý rằng trong thời đại thông tin, có nhu cầu khổng lồ về người tốt nghiệp đại học, đặc biệt trong khu vực công nghệ. Nhiều người tốt nghiệp của Trung Quốc có thể quyết định đi đâu đó khác thay vì ở Trung Quốc và việc chảy não này có thể làm chậm việc cải tiến tới mức độ nào đó. Điều được dự đoán là các công ty khắp thế giới sẽ bị đối diện với thiếu hụt 38 triệu công nhân có giáo dục đại học trong công nghệ nhưng lại có thặng dư 90 triệu công nhân không kĩ năng trước năm 2020. Sự mất cân bằng này sẽ tạo ra thay đổi lớn ở nhiều nước vì thất nghiệp sẽ dâng lên mức cao nhất trong lịch sử và làm mất ổn định nhiều chính phủ. Khảo cứu này cũng lưu ý rằng ở các nước phát triển cao, việc mất cân bằng có thể đưa tới nhiều bất bình đẳng thu nhập hơn giữa các công nhân nhưng ở các nước đang phát triển, điều này là rất nghiêm trọng vì nó có thể dẫn tới tình huống hỗn độn nơi chính phủ không thể kiểm soát được số dân thất nghiệp lớn. Việc chuyển từ kinh tế chế tạo sang công nghệ thông tin có thể trở thành nghiêm trọng hơn với việc tăng căng thẳng xã hội.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com