Xu hướng mới ở Ấn Độ: Thiếu hụt công nhân CNTT
Theo một báo cáo của chính phủ Ấn Độ, các công ty Ấn Độ đang gặp khó khăn tìm công nhân có kĩ năng vì nó đang hết những người đó và xu hướng này sẽ tiếp tục mạnh lên. Một quan chức chính phủ nói: “Thời kì tốt đẹp qua rồi, chúng tôi không thể tăng trưởng thêm được nữa vì chúng tôi không có đủ công nhân có kĩ năng. Mọi công ty đều đối diện với vấn đề tìm công nhân có kĩ năng. Tình huống này sẽ còn tồi tệ hơn.”
Khó hình dung được rằng một nước với trên một tỉ người có thể cạn kiệt công nhân có kĩ năng. Công nghệ thông tin (CNTT) nằm trong số ngành công nghiệp có thiếu hụt cao, trong khi nó cần vài trăm nghìn công nhân nhưng chỉ tìm được vài nghìn. Một quan chức giáo dục giải thích: “Ấn Độ có trên 26,500 cao đẳng và đại học, cả hai loại đều có trường tư và công, nhiều hơn bất kì nước nào trên thế giới. Chúng tôi có trên 15 triệu sinh viên ở trường ngày nay và chúng tôi đang lập kế hoạch để có 40 triệu đến cuối thập kỉ này. Chúng tôi có kế hoạch để có nhiều người tốt nghiệp hơn bất kì nước nào trên thế giới.” Nhưng một giáo sư đại học không đồng ý: “Đó là giải pháp sai; họ hội tụ vào số lượng thay vì chất lượng. Họ cho phép nhiều trường được mở ra mà không có kiểm soát nào. Một số trường tư không là gì ngoài "bằng cấp cho kinh doanh bán hàng." Những trường này được vận hành bởi các doanh nhân với mục đích làm tiền chứ không phải giáo dục sinh viên. Họ thuê người không đủ tư cách không có phẩm chất để dạy. Họ hứa hẹn việc làm tốt rồi tạo ra người tốt nghiệp mà không có kĩ năng và bằng cấp vô giá trị. Có nhiều trường không phải là giải pháp tốt.”
Hiệp hội quốc gia các công ty phần mềm và dịch vụ (NASSCOM) thừa nhận rằng kĩ năng CNTT của công nhân không còn được như vài năm trước đây. Hệ thống giáo dục của Ấn Độ tạo ra trên 500,000 người tốt nghiệp CNTT nhưng không tới 20% số họ là sử dụng được, số còn lại không đủ phẩm chất làm việc. Vấn đề là nhu cầu tăng lên, nhiều trường được mở ra nhưng vì không có kiểm soát hay giám sát của chính phủ, chất lượng đi xuống. Nhiều sinh viên gian lận, mua câu trả lời bài thi trên Internet, để ai đó làm bài tập về nhà cho họ bởi vì mọi điều họ đều muốn là bằng cấp để cho họ có thể kiếm được việc làm trả lương tốt.
Một người quản lí người nước ngoài phàn nàn: “Chúng tôi đã khoán ngoài phần mềm cho Ấn Độ trong hơn mười năm nay nhưng tôi chưa bao giờ thấy cái gì như điều này. Ngày nay nhiều người tốt nghiệp CNTT kém ngay cả trong lập trình cơ sở. Nhiều người trong số họ sao chép chương trình của nhau và gian lận các bài kiểm tra. Tất cả họ đều tốt nghiệp có bằng cấp nhưng không có kĩ năng. Không có kĩ năng họ không thể kiếm được việc làm và đó là lí do tại sao có nhiều công nhân thất nghiệp cho dù Ấn Độ có thiếu hụt công nhân. Vì chúng tôi không thể tìm được công nhân có kĩ năng ở Ấn Độ, chúng tôi đang đi sang chỗ khác như Malaysia và Indonesia.”
Hiện thời chính phủ Ấn Độ đang đổ tiền vào chương trình phát triển kĩ năng để giúp đào tạo 60 triệu công nhân nhưng họ không thể tìm được đủ người có đủ phẩm chất để dạy. Một quan chức chính phủ than: “Chúng tôi phải có kế hoạch đào tạo giáo viên trước nhất; chúng tôi phải có hàng nghìn giáo viên có phẩm chất trước khi bắt đầu đào tạo hàng triệu sinh viên. Chúng tôi phải có chính sách để kiểm soát các trường tư để đảm bảo chất lượng. Trong mười năm qua, chúng tôi vội vàng tạo ra nhiều công nhân để đáp ứng nhu cầu. Chúng tôi đang phản ứng thay vì lập kế hoạch và phạm sai lầm bởi việc có nhiều công nhân mà không đào tạo đúng cho họ. Bây giờ chúng tôi không biết làm gì với họ? Chúng tôi có hàng triệu thanh niên giận dữ không có việc làm. Khi nền kinh tế bắt đầu chậm lại; khi các công ty nước ngoài bắt đầu chuyển đi đâu đó khác; khi việc làm tốt bắt đầu biến mất, chúng tôi đối diện với tình thế bất trắc vì mọi sự đang xảy ra nhanh thế.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com