Xu hướng mới ở Ấn Độ
Trong cuộc thăm viếng của tôi tới Ấn Độ năm 2005, một người bạn Ấn Độ hỏi tôi: “Chúng tôi có những đại học tốt tương tự như ở Mĩ. Sinh viên của chúng tôi học giỏi về toán và khoa học, thậm chí còn giỏi hơn Mĩ. Nhưng tại sao chúng tôi không tạo ra được các nhà doanh nghiệp như Bill Gates hay Steve Jobs? Chúng tôi có nhiều công ty công nghệ thành công nhưng phần lớn học đều làm dịch vụ khoán ngoài chứ không phải các công ty phát kiến như Apple, Google hay Microsoft? Có cái gì đó mà chúng tôi không biết không?"
Tôi bảo ông ấy: “Phát kiến yêu cầu trạng thái tâm trí, một loại tư duy mới, khả năng nhận ra cơ hội, và thái độ dám nhận rủi ro. Điều đó phần lớn tuỳ thuộc vào hệ thống giáo dục liệu bạn có thúc đẩy tư duy phát kiến hay không. Phần lớn hệ thống giáo dục châu Á vẫn còn theo hệ thống truyền thống của việc học thụ động nơi thầy giáo truyền tri thức và học sinh tuân theo chỉ đạo hơn là suy nghĩ ra ngoài hệ thống. Việc học thụ động này không khuyến khích tư duy mới, ý tưởng mới, hay khả năng nhận ra cơ hội mới. Không ai muốn nêu sáng kiến về bất kì cái gì mới mà chờ đợi hướng dẫn từ thầy giáo. Khi họ đi làm việc, họ cũng chờ đợi chỉ đạo từ người quản lí. Không ai muốn mại hiểm cái gì vì họ sợ thất bại. Vào lúc này, phần lớn học sinh sung sướng được tới trường, được bằng cấp, được việc làm có lương; vài người không muốn làm cái gì khác. Không ai muốn phá vỡ truyền thống.”
“Vấn đề khác là thái độ công chúng đối với thất bại. Ở Mĩ thất bại là bình thường, không ai cười bạn nếu bạn bắt đầu một công ty và nó thất bại. Ở châu Á, thất bại là rất tồi tệ và mang gánh nặng cho một người và gia đình. Ở Mĩ thất bại là bài học được học nhưng ở châu Á nó là "mất hình ảnh" tới mức không ai muốn liên kết với nó. Bắt đầu công ty riêng của bạn là mạo hiểm tới mức nhiều người không muốn làm.”
“Có vấn đề khác mà sinh viên Ấn Độ nói với tôi: Hệ thống hôn nhân được thu xếp ở Ấn Độ. Một người tốt nghiệp phần mềm làm việc cho công ty như Infosys, TCS, Wipro hay IBM thường nhận được các đề nghị hôn nhân tốt nhất. Ở Ấn Độ, nhiều gia đình giầu muốn con gái của họ lấy kĩ sư phần mềm, người làm việc cho các công ty phần mềm nổi tiếng. Họ sẵn lòng cho nhiều của hồi môn (ở Ấn Độ, của hồi môn là gia đình người phụ nữ đem cho người đàn ông trong hôn nhân). Kĩ sư phần mềm không làm việc cho công ty phần mềm nhưng muốn bắt đầu công ty riêng của mình không được coi là "ứng cử viên tốt cho hôn nhân". Xã hội Ấn Độ tin rằng sau khi tốt nghiệp, nếu bạn không thể kiếm được việc làm tốt, bạn là "kẻ bại" và cô gá trẻ không bao giờ nhìn vào "kẻ bại". Truyền thống ở Ấn Độ là gần như mọi người tốt nghiệp sẽ đi làm việc cho chính phủ, với ý định trở thành chính khách, hay làm việc cho ngân hàng đầu tư nước ngoài, và gần đây là làm việc cho công ty phần mềm trong công nghiệp khoán ngoài. Tất cả những vị trí này đều cho lương tốt. Nếu họ độc thân, họ có thể hấp dẫn nhiều sự chú ý từ các gia đình giầu có và có nhiều liên hệ mà có con gái. Không có lí do để bắt đầu công ty riêng của bạn hay làm bất kì cái gì khác với truyền thống này.”
Bạn tôi Ravi bảo tôi: “Nếu ông tới đại học và học về phần mềm, ông sẽ không gặp vấn đề gì về việc có bạn gái. Ba mươi năm trước, việc làm của chính phủ là nóng rồi hai mươi năm trước, việc làm ở ngân hàng nước ngoài là nóng nhưng ngày nay, phần mềm là việc làm tốt nhất vì lương cao và vị trí danh giá.”
Cuối năm này tôi tới Ấn Độ, tôi để ý rằng một số thay đổi đã xảy ra. Tôi gặp vài nhà doanh nghiệp những người đã tạo ra công ty riêng của họ. Tất cả họ đều bảo tôi rằng lúc đầu điều đó là khó vì bố mẹ họ không sung sướng nhưng họ quyết tâm làm điều họ tin. Người đầu tiên là Vishal Gondal, ông ấy được coi là “Bill Gates” của Ấn Độ. Ông ấy đã bỏ học ở trường để bắt đầu công ty của mình có tên là “Indiagames” khi ông ấy mới 16 tuổi. Sáu năm sau ông ấy bán công ty của mình được nhiều triệu đô la rồi bắt đầu một công ty khác. Bây giờ ông ấy trở thành tỉ phú với nhiều công ty thuộc vào nhóm có tên “Sweat & Blood Venture Group”. Khi tôi hỏi về kinh doanh của ông ấy, ông ấy nói: “Tôi thích công nghệ, đặc biệt là trò chơi máy tính cho nên tôi bỏ học ở trường và bắt đầu công ty. Vào thời đó tôi đã không biết gì mấy về kinh doanh cho nên tôi đã phạm phải nhiều sai lầm. Cho dù tôi thành công bây giờ, tôi chưa bao giờ khuyên bất kì ai theo bước đó. Tôi bao giờ cũng bảo họ hãy hoàn thành trường trước, học thật nhiều như bạn có thể học rồi bắt đầu công ty của bạn.”
Một người khác là Ajay Mahesh, người làm việc trong công nghiệp khoán ngoài trong hai năm rồi bỏ để bắt đầu công ty an ninh phần mềm với vài người bạn. Ông ấy bảo tôi rằng tất cả họ đều bị sức ép từ bố mẹ họ không làm điều "ngu xuẩn". Bản thân ông ấy cũng đã có cuộc hôn nhân được đề nghị bị cắt bỏ. Ông ấy nói: “Bố mẹ tôi không thể hiểu được tại sao tôi bỏ việc làm lương cao để bắt đầu một công ty với nhiều rủi ro. Hôn phu của tôi cũng nghĩ rằng tôi dở hơi cho nên cô ấy tìm một kĩ sư khác làm việc cho Infosys. Tôi tan nát lòng trong vài tháng nhưng tôi muốn theo giấc mơ của mình.” Vài năm sau, khi an ninh máy tính trở thành vấn đề chính trong công nghiệp, doanh nghiệp của ông ấy cất cánh. Khi ông ấy làm ra vài triệu đô la năm đó, không ai phàn nàn gì nữa. Ngày nay công ty của ông ấy sử dụng trên một trăm nhân viên với thu nhập hàng năm đạt tới bốn mươi triệu đô la. Ông ấy nói: “Bây giờ tôi không có vấn đề gì, bố mẹ tôi đã nhận nhiều cuộc hôn nhân được đề nghị cho tôi và họ lựa chọn vợ cho tôi.”
Bạn tôi Ravi bảo tôi rằng vài năm trước, phần lớn các công ty phần mềm đều được bắt đầu bởi những người đã làm việc ở Mĩ. Nhiều người tận dụng ưu thế của chi phí lao động thấp ở Ấn Độ để xây dựng dịch vụ khoán ngoài nhưng gần đây điều đó thay đổi. Bây giờ Ấn Độ có các nhà doanh nghiệp bắt đầu công ty phát kiến riêng của họ để xây dựng các sản phẩm và dịch vụ khác cho người riêng của họ. Dường như là thanh niên bắt đầu đổi tư duy của họ và không muốn theo truyền thống nữa. Ông ấy hi vọng rằng trong vài năm nữa, Ấn Độ sẽ có các công ty có thể cạnh tranh với Microsoft hay Google thì mọi sự sẽ thay đổi.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com