Xu hướng mới
Một trong những xu hướng mới trong toàn cầu hoá là giảm giá trong các sản phẩm tiêu thụ do các công ty thúc bẩy các nguồn tài nguyên rẻ nhất trên khắp thế giới trong qui trình chế tạo. Năm ngoái, Ấn Độ đã công bố ô tô Nano của Tata có giá $1900 đô la và Adidas đã bán giầy chạy với giá $1 đô la ở Ấn Độ. Một quan chức nói: “Vì đa số người ở Ấn Độ không đi giầy, và họ không thể đảm đương được giầy với giá $20 hay $40 đô la cho nên chúng tôi đã phát triển giầy đặc biệt với giá thấp hơn nhiều cho họ. Với một tỉ người ở Ấn Độ, nếu mỗi người chỉ mua một đôi giầy chúng tôi có thể làm được cả tỉ đô la.” Nhiều người hỏi Adidas về tuyên bố rằng họ vẫn có thể sản xuất được giầy $1 đô la mà vẫn lời và liệu đó có phải là mô hình kinh doanh thực không? Tuy nhiên, các nhà chế tạo giầy khác đang nhìn chăm chú vào mô hình này. Nếu Adidas thành công ở Ấn Độ, thị trường tiếp có thể là châu Phi và Nam Mĩ. Nếu các nhà chế tạo có thể giảm chi phí của họ tới điểm mà người khác không thể làm được thì chỉ còn là vấn đề thời gian, nhiều nhà chế tạo giầy sẽ phải đóng cửa doanh nghiệp của họ.
Tuy nhiên, điều này không phải là điều mới. Một trăm năm trước đây, Henry Ford đã làm cùng điều đó bằng việc phát triển xe hơi Model T và bán với giá $850 vào quãng bằng một phần ba giá của các xe hơi khác. Henry Ford đã phát minh ra khái niệm dây chuyền lắp ráp để giảm chi phí và thế rồi bằng các kĩ thuật cải tiến qui trình liên tục mà ông ấy đã hoàn chỉnh tới năm 1928, ông ấy đã có khả năng giảm giá xe xuống tới $240. Mục đích của Ford là có xe cho mọi gia đình ở Mĩ. Giống như xe Forrd Model T, giầy Adidas $1 là bắt đầu của cách những nhà chế tạo có khả năng cải tiến qui trình sản xuất qua dây chuyền cung cấp toàn cầu. Với toàn cầu hoá, cạnh tranh sẽ dữ dội và ai kiểm soát thị trường sẽ thắng. Năm ngoái, nhiều công ty ở Ấn Độ đã công bố rằng họ đã phát triển máy tính bảng để cạnh tranh với iPads và bán với giá ít hơn $100 và Trung Quốc cũng đã phát triển điện thoại thông minh với giá $70 và người ta dự đoán rằng cuộc chiến giá cả giữa các công ty sẽ bắt đầu sớm. Nếu nó xảy ra, nó sẽ tiêu diệt các công ty mà không thể cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh, người có thể xây dựng các sản phẩm với vị trí rẻ nhất và bán chúng với giá hời hơn, trên khắp thế giới. Nhiều nhà kinh tế dự báo điều đó sẽ là kết thúc của kinh tế chế tạo và những chỗ mà nền kinh tế chỉ phụ thuộc vào chế tạo.
Vì nền kinh tế chế tạo sắp kết thúc do việc tự động hoá, robotics và nguồn lực rẻ hơn, nền kinh tế thông tin đang bắt đầu với nhu cầu cao về công nhân có kĩ năng. Phần lớn các nhà kinh tế đều đồng ý rằng khối lượng giáo dục mà lực lượng lao động có là dẫn lái chính cho tăng trưởng kinh tế. Nếu bạn nhìn vào mọi quốc gia có nền kinh tế mạnh ngày nay, bạn có thể thấy rằng công nhân của họ có giáo dục nhiều hơn công nhân của các nước khác. Sự khác biệt trong khối lượng giáo dục trong các cá nhân được đặt tương quan với khác biệt trong thu nhập cá nhân và tính có việc làm. Trong thế giới toàn cầu hoá này, công việc có thể chuyển tới nơi công nhân có kĩ năng ở. Ngày nay nhiều công việc có thể được thực hiện trên máy tính và được gửi cho máy móc hay robots mà tạo ra sản phẩm hay gửi cho khách hàng qua internet, cho nên không thành vấn đề liệu công nhân ở đâu.
Nói chung, các kĩ năng cao nhất là có nhu cầu lớn nhất và kĩ năng thấp nhất bị dư thừa, điều dẫn tới lương của người có kĩ năng cao nhất tăng lên và lương của người có kĩ năng thấp nhất giảm xuống. Nó cũng tạo ra việc tăng số việc làm mở ra trong những người có kĩ năng cao hơn và giảm số việc làm mở ra trong những người có kĩ năng thấp hơn. Mức độ thất nghiệp cao ở một số nước là kết quả trực tiếp của tình huống này. Ngày nay với tiến bộ trong công nghệ thông tin như robotics và tự động hoá, việc làm mà có thể được làm thường lệ sẽ được tự động hoá và được thực hiện bằng máy móc. Việc làm yêu cầu tư duy và ra quyết định yêu cầu nhiều giáo dục và đào tạo hơn sẽ được để lại cho con người. Đó là lí do tại sao có kết nối trực tiếp giữa kĩ năng và việc làm. Tất nhiên một hệ thống giáo dục tốt không đảm bảo được có việc làm đầy đủ hay lương cao, nhưng hệ thống giáo dục kém đảm bảo nền kinh tế kém và chuẩn sống thấp cho mọi người.
Chúng ta hiện thời đang chứng kiến suy thoái toàn cầu đang tàn phá các nền kinh tế yếu kém vì toàn thế giới đang chuyển từ “kinh tế chế tạo” sang “kinh tế thông tin” nhưng nhiều nước đang phát triển không được chuẩn bị. Việc chuyển này đã tạo ra nhiều vấn đề cho họ. Họ sẽ bị bỏ lại sau hay đây là cơ hội cho họ bỏ cách tiếp cận chế tạo và nhảy vào thời đại thông tin và bắt kịp? Điều gì sẽ xảy ra cho công nhân kĩ năng thấp người đã vật lộn để sống sót ngay cả trong nền kinh tế chế tạo và bây giờ có thể phải điều chỉnh sang nền kinh tế mới? Họ có tiếp tục vật lộn và tụt lại sau nhiều hơn hay nắm lấy cơ hội này để làm cho cuộc sống của họ tốt hơn?
Trong nền kinh tế thông tin, tri thức và kĩ năng là yếu tố then chốt. Điều đó KHÔNG có nghĩa là mọi công nhân đều phải là chuyên gia về công nghệ thông tin nhưng họ phải biết cái gì đó về nó và có khả năng dùng nó như một công cụ. Nó cũng có nghĩa là nâng chuẩn giáo dục lên mức mới và thêm nhiều môn công nghệ vào giáo trình giáo dục hiện thời. Kinh tế thông tin toàn cầu đã nổi lên với việc thực hiện thương mại điện tử và dùng ngày càng nhiều công nghệ thông tin (CNTT) nơi thông tin có thể được chuyển giao ở bất kì đâu và với tốc độ của Internet. Thay vì dựa vào tri thức của vài người quản lí để chỉ đạo công việc, các công ty bây giờ bắt đầu được phi tập trung hoá cấu trúc của họ để phụ thuộc nhiều hơn vào kĩ năng và tri thức của toàn thể lực lượng lao động. Ngay cả trong các hoạt động mức thấp hơn, thông tin và tri thức đóng vai trò quan trọng ngày càng tăng vì công nhân đảm đương trách nhiệm lớn hơn cho nhiệm vụ của họ.
Việc dùng thông tin cho phép công nhân hiệu quả hơn và có trách nhiệm hơn với công việc của họ. Trong khi tài sản vật lí là dễ dàng chuyển được từ chỗ này sang chỗ khác, tri thức và kĩ năng không như vậy. Đó là lí do tại sao ngày nay việc làm chuyển tới nơi công nhân ở thay vì công nhân phải đi tới nơi việc làm được sắp đặt. Tri thức và kĩ năng của công nhân bây giờ được coi là tài sản quan trọng của công ty hay một nước. Chẳng hạn, Ấn Độ với dư thừa công nhân có kĩ năng trong công nghệ thông tin đã trở thành điểm đến cho hầu hết việc làm khoán ngoài CNTT, điều cũng đã tạo ra vài triệu việc làm trả lương cao mới.
Với công nhân tri thức, một nước có thể không đối diện với vấn đề nơi hoạt động kinh tế có thể được chuyển sang cho bất kì chỗ nào lao động là rẻ nhất. Thay vì thế thành công kinh tế có tính cạnh tranh phụ thuộc vào việc có sẵn công nhân có kĩ năng và đó là lí do tại sao để phát triển kinh tế, cải tiến giáo dục là quan trọng. Nó phải bắt đầu bằng đào tạo các thầy giáo nhà trường và phát triển chương trình đào tạo mới. Ưu thế của việc này là nó sẽ ngăn cản sự sụt giảm nghiêm trọng trong chất lượng của giáo dục của công nhân trung bình, và qua thời gian có thể làm tăng nó lên.
Cải tiến giáo dục là điều quan trọng duy nhất mà bất kì nước nào cũng có thể làm để ngăn cản việc trượt đều xuống tới việc thất nghiệp và hạ thấp chuẩn sống.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com