Xu hướng khoán trong
Theo một báo cáo công nghiệp, 2010 là bắt đầu của xu hướng "khoán trong" và 2014 sẽ là thời gian nhiều việc "khoán trong" sẽ hoàn thành. Ngày nay phần lớn các nhà chế tạo Mĩ đang đem sản xuất của họ từ hải ngoại trở về Mĩ mơi quá trình tự động hoá được hoàn thành đầy đủ. Từ tủ lạnh, máy giặt cho tới xe hơi và trang thiết bị điện tử đã từng được khoán ngoài trong những năm 1990 bây giờ quay trở về đất Mĩ trong các cơ xưởng chế tạo hiện đại sử dụng ít công nhân hơn hai thập kỉ trước nhưng sản xuất được nhiều hơn vì tất cả những công ty này được mong đợi có thu nhập cao hơn trong những năm sắp tới.
Một người quản lí cấp cao nói với báo chí: “Mặc dầu lương cho công nhân sản xuất của chúng tôi gấp xấp xỉ bốn tới năm lần cao hơn ở châu Á. Nhưng năng suất của chúng tôi bẩy lần tốt hơn do tự động hoá vì các cơ xưởng của chúng tôi vận hành 24 giờ một ngày và 7 ngày một tuần. Công ty của chúng tôi sẽ tiết kiệm được nhiều tiền về vận chuyển vì sản phẩm sẽ không phải được chuyên chở qua đại dương nơi chi phí đang tăng lên do giá dầu hoả cao hơn.”
Hai mươi năm trước, việc làm chế tạo đã được khoán ngoài cho các nước chi phí thấp hơn và Mĩ mất nhiều việc làm. Bây giờ xu hướng này được đảo ngược lại với dây chuyền lắp ráp tự động hoá và các máy kiểm soát tính toán, điều tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn với chi phí thấp hơn. Một "kỉ nguyên chế tạo được dẫn lái bởi công nghệ" đang nổi lên mà sẽ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu sang phương hướng mới chưa bao giờ thấy trước đây nơi Mĩ sẽ đảm đương việc lãnh đạo. Chẳng hạn, Apple đã từng phụ thuộc vào các cơ xưởng ở Trung Quốc cho hầu hết các thiết bị của nó nhưng bây giờ nó đang làm máy tính Mac Pro ở Austin, Texas và đã đầu tư nặng vào các cơ xưởng mới ở Arizona, Nevada và Oregon cho các sản phẩm tương lai có thể. Cửa hàng bán lẻ khổng lồ Wal-Mart đang bán đồ đạc, quần áo, giầy dép và ngay cả bóng đèn làm tại Mĩ và thôi nhập khẩu những khoản mục này. Ngành công nghiệp xe hơi có nhiều cơ xưởng mới mà có thể sản xuất ra hơn một triệu ô tô một năm, năm lần nhiều hơn hai mươi năm trước nhưng giá ít hơn vì dây chuyền lắp ráp tự động với các robt phức tạp. Một người chủ giải thích chiến lược của ông ấy: “Hai mươi năm trước, chúng tôi biết rằng chúng tôi không thể biến đổi được cơ xưởng cũ của chúng tôi ở cùng một chỗ cho nên chúng tôi "tạm thời" khoán ngoài mọi thứ, sa thải công nhân và bắt đầu mọi thứ mới ở bang khác. Chúng tôi chuyển máy móc và trang thiết bị cũ sang các nước khác để cho chúng tôi có thể tiếp tục xây dựng sản phẩm khi chúng tôi xây các cơ xưởng mới bằng trang thiết bị mới và máy móc mới. Bây giờ việc đó làm xong rồi cho nên chúng tôi đem mọi thứ trở lại, thuê công nhân mới và bắt đầu chương mới của công ty chúng tôi.”
Vào thế kỉ 20, Detroit đã là thủ đô của chế tạo xe hơi và là biểu tượng của thời đại công nghiệp nơi hàng trăm cơ xưởng xe hơi và vài trăm nghìn công nhân cơ xưởng. Ngày nay nó là thành phố chết với các cơ xưởng bỏ hoang, những dây chuyền lắp ráp trống rỗng và thất nghiệp cao. Nhưng North Carolina, Tennessee và Alabama là những thủ đô mới với nhiều cơ xưởng xe hơi thương hiệu mới với những cái tên như Ford, GM, VW, Toyota, Honda, Mazda, và Nissan v.v. Tất cả họ đều có dây chuyền lắp ráp tự động hoá hiện đại với hàng nghìn robots làm việc để dựng xe hơi cho toàn thế giới. Những cơ xưởng này được vận hành bởi vài nghìn kĩ sư những người kiểm soát dây chuyền tự động và robots, một hình ảnh rất khác với nhiều thập kỉ trước khi cơ xưởng đầy công nhân lao động. Những cơ xưởng mới này là mối quan ngại chính cho Trung Quốc, nước đang tận hưởng công việc khoán ngoài chế tạo trong hai mươi năm qua. Khi các công ty này đóng cơ xưởng ở Trung Quốc năm nay, hàng trăm nghìn công nhân lao động sẽ mất việc làm. Cho dù Trung Quốc có thể làm xe vì họ đã có cơ xưởng, trang thiết bị và cách cũ làm xe hơi nhưng họ sẽ phải giải quyết với vấn đề ô nhiễm từ qui trình chế tạo cũ. Xe của họ sẽ không có khả năng cạnh tranh về cả giá thành và chất lượng với xe được làm ở Mĩ bởi robots và dây chuyền lắp ráp tự động.
Xe hơi chỉ là một ví dụ trong hàng trăm kiểm khoán trong chế tạo khác nhau mà các nước đang phát triển phải đối diện hay sẽ sớm đối diện. Các cơ xưởng mới của Mĩ với dây chuyền sản xuất được tự động hoá đã thúc đẩy kết quả sản xuất với nhịp độ đáng kinh ngạc. Một nhà phân tích Phố Wall tuyên bố rằng Mĩ bây giờ đang đi vào một kỉ nguyên mới của thịnh vượng chế tạo được công nghệ dẫn lái điều sẽ cho phép nó vẫn còn trên đỉnh. Không may các nước châu Âu đã không hiện đại hoá cơ xưởng của nó và từ chối khoán ngoài để duy trì việc làm của họ bây giờ đang phải đối diện với các vấn đề về cơ xưởng cũ, năng suất thấp và chấp lượng kém, điều đưa nhiều công ty vào phá sản. Các nhà sản xuất xe hơi khổng lồ như Fiat, Peugeot bây giờ vật lộn với tổn thất khổng lồ hàng năm và toàn thể Liên hiệp châu Âu đang đối diện với suy thoái kinh tế và thất nghiệp cao. Điều này cũng phục vụ như tín hiệu cảnh báo cho các nền kinh tế đang tăng trưởng như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, các nước cũng đặt các cơ xưởng chế tạo cổ của họ làm nền tảng cho thịnh vượng kinh tế của họ, đó là lí do tại sao nhiều công ty Nhật Bản và Hàn Quốc đang mở các cơ xưởng xe hơi tại Mĩ để tận dụng ưu thế của công nghệ và khuyến khích đặc biệt.
Các nước đang phát triển ở châu Á, mà đã từng tận hưởng ích lợi của việc khoá ngoài chế tạo trong nhiều năm bây giờ bắt đầu lo nghĩ về hiện tượng "khoán trong". Nếu nó xảy ra các nền kinh tế mong manh của họ có thể sụp đổ vì không nền kinh tế nào có thể duy trì được nếu họ giữ phụ thuộc vào người nước ngoài để cung cấp việc làm thay vì đầu tư vào sức mạnh riêng của họ. Ngày nay Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đang sao chép mô hình biến đổi của Mĩ từ nền kinh tế được dẫn lái bởi công nghiệp sang nền kinh tế được dẫn lái bởi công nghệ và bắt đầu chuyển các cơ xưởng của họ sang các nước chi phí thấp khác trong thời gian họ hiện đại hoá cơ xưởng của họ ở nhà. Điều gì sẽ xảy ra tiếp? Tôi nghĩ phần lớn các bạn có thể đoán được.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com