Xu hướng công nghiệp và giáo dục
Tuần trước, đã có tranh cãi về giáo dục trên kênh ti vi đại chúng và ngành công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) đã đưa ra luận cứ sắc bén liên quan tới hệ thống giáo dục nhà nước. Đại diện của nhiều công ty CNTT và máy tính phàn nàn về thiếu hụt lớn công nhân CNTT, người lập trình, kĩ sư, người phân tích, và các chuyên gia hệ thông tin khác do ít sinh viên tốt nghiệp CNTT và chương trình đào tạo lỗi thời ở nhiều đại học nhà nước.
Theo nhóm công nghiệp CNTT, ít nhất 80,000 và có thể nhiều tới 1.2 triệu việc làm CNTT hiện đang không được lấp đầy ở Mĩ. Các đại học nhà nước thậm chí không thể bắt đầu đáp ứng được nhu cầu vì họ chỉ cho tốt nghiệp xấp xỉ 25000 người tốt nghiệp CNTT mọi năm và nhiều người thậm chí không có kĩ năng mà công nghiệp cần. Đó là lí do tại sao những công ty CNTT này đang giận dữ bởi vì họ phải tìm khắp thế giới, thường ở những nơi xa xôi như châu Á và châu Âu về công nhân có kĩ năng. Và họ vẫn không có đủ. Điều này nghĩa là nếu các công ty CNTT không có công nhân, nhiều sản phẩm CNTT sẽ không được xây dựng, cơ hội kinh doanh sẽ bị mất. Một đại diện nói: “Với 18 triệu sinh viên ở đại học, sao ít người học về khoa học và công nghệ vậy? Tại sao các đại học nhà nước không làm gì về điều đó? Tại sao các đại học nhà nước không đáp ứng cho nhu cầu này từ công nghiệp?”
Một quan chức giáo dục giải thích rằng các đại học nhà nước không có đủ phòng học cho nhiều sinh viên hay nhiều tiền để thuê các giáo sư phụ thêm. Lựa chọn lĩnh vực nào để học tập là chọn lựa của sinh viên, không phải của trường và chọn lựa hiện thời trong các sinh viên là kinh doanh và nghệ thuật, không về khoa học và công nghệ. Liên quan tới lời cáo buộc về có việc đào tạo lỗi thời, một giáo sư đại học nhà nước thừa nhận: “Phải mất ít nhất hai năm để xây dựng môn học đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp nhưng tới lúc đó, công nghệ đã thay đổi rồi. Chúng tôi không thể săn đuổi mục tiêu di động được. Đại học nhà nước không phải là nơi đào tạo cho công nghiệp.”
Lí do cho thế khó xử này là nhu cầu về công nhân có kĩ năng CNTT đã bùng nổ bên ngoài mọi mong đợi trong những năm gần đây. Chắc sẽ là khó cho bất kì đại học nào bắt kịp với nhu cầu cao này. Nhiều đại học thực ra đang tranh giành để sống còn vì nhiều giáo sư của họ cũng bỏ đi kiếm việc tốt hơn trong công nghiệp. Một quan chức nhà trường giải thích: “Ngày nay sinh viên tốt nghiệp trong khoa học máy tính hay kĩ sư phần mềm có thể làm được trên $100,000 một năm, quãng cùng lương của giáo sư đại học. Với giáo sư có mười năm kinh nghiệm, dễ dàng kiếm được việc làm trả $250,000 tới $300,000. Không có lí do gì cho họ ở lại trong giáo dục và làm ra lương ít hơn. Thiếu hụt công nhân CNTT có kĩ năng làm tổn hại cho đại học nữa.”
Nhưng vấn đề đi ra ngoài việc trao đổi giữa công nghiệp và đại học. Nó phản ánh việc thiếu lập kế hoạch chiến lược và hiểu biết của các nhà giáo dục hàng đầu trong chính phủ để tài trợ cho chương trình giáo dục mà có thể giúp cải tiến nền kinh tế. Trong nhiều năm, các quan chức giáo dục bao giờ cũng đưa ra những kế hoạch, sáng kiến và chương trình cải tiến nhưng phần lớn đã không đem lại kết quả tích cực nào. Vài năm trước, họ ủng hộ cho các kế hoạch tài trợ nhiều cho giáo dục kinh doanh và tài chính bởi vì các khu vực này hấp dẫn nhiều sinh viên và có đăng tuyển cao. Sau cuộc khủng hoảng tài chính, khi hàng trăm nghìn sinh viên kinh doanh không thể tìm được việc làm, nhiều chương trình đã bị dừng lại. Với cắt giảm ngân sách hiện thời, không ai dám đề nghị cái gì mới.
Đại diện công nghiệp phàn nàn: “Ban giáo dục dành nhiều tiền vào trong những việc làm không còn tồn tại. Họ giảm cấp ngân quĩ cho các chương trình đại học đưa tới các vị trí được trả lương cao như nghiên cứu, kĩ nghệ, hệ thông tin mà có thể cải tiến thương mại quốc tế của chúng ta và giúp giảm thất nghiệp. Kết quả là, chúng tôi bị buộc phải khoán ngoài nhiều công việc cho Ấn Độ và Trung Quốc thay vì thuê người riêng của chúng ta và họ trách chúng tôi xuất khẩu việc làm của người Mĩ. Ngày nay lương trung bình cho công nhân máy tính vượt quá $100,000 một năm và nhiều vị trí CNTT sẽ không được lấp kín, chúng tôi không có chọn lựa nào ngoài việc thuê thêm công nhân ngoại quốc. Vấn đề hiện thời của chúng tôi là chúng tôi không thể tìm được đủ người trong số họ.”
Theo một khảo cứu của chính phủ vừa đây, cứ mỗi năm xấp xỉ 3 triệu sinh viên bắt đầu giáo dục đại học của họ nhưng đa số không biết học gì và họ cần lời khuyên gì. Việc học tập tới cùng một danh sách dài các lĩnh vực tiềm năng cần tránh, bao gồm luật pháp, bán hàng, tiếp thị, quảng cáo và kinh doanh tài chính. Nó khuyến khích sinh viên xem xét khoa học máy tính và công nghệ thông tin như các lĩnh vực tốt nhất với tương lai tốt nhất. Theo khảo cứu này, công nghệ là loại nghề hàng đầu, với kĩ nghệ theo sát sau, rồi tới y học và chăm sóc sức khoẻ đứng thứ ba. Sở Lao động Mĩ đặt khoa học máy tính và thông tin vào quĩ đạo tăng trưởng 22% từ 2008 tới 2018, với hệ thống mạng và viễn thông được mong đợi tăng trưởng 53% cho cùng thời kì. Công nghiệp chăm sóc sức khoẻ được mong đợi thêm 3 triệu việc làm trong năm năm tới. Kĩ nghệ sẽ tăng trưởng với tỉ lệ 11% nhưng một số sẽ tăng gấp đôi tỉ lệ đó, bao gồm công nghệ sinh học, kĩ nghệ công nghiệp và kĩ nghệ môi trường, tất cả những điều này sẽ vượt quá 20% tăng trưởng cho tới 2018.
Một quan chức chính phủ nói: "Chúng tôi đã thấy tăng trưởng nhanh trong những khu vực này. Xu hướng này không chỉ là ở Mĩ mà ở nhiều nước vì công nghệ đang tạo ra nhiều việc làm hơn trong kĩ nghệ và khoa học tính toán. Những khu vực nào đó trong chăm sóc sức khoẻ cũng tăng trưởng mạnh hơn mong đợi vì nhiều người đang già đi và họ cần nhiều giúp đỡ y tế. Có những cơ hội mới trong công nghệ sinh học, robotic, và dữ liệu lớn mà chúng ta không thể dự báo về khả năng. Không thể nào dự báo được cái gì sẽ là nóng trong vài năm tới vì với toàn cầu hoá, nhiều điều thế thay đổi nhanh chóng. Thanh niên vào đại học năm nay có thể tốt nghiệp trong thị trường việc làm hoàn toàn mới mà chúng ta thậm chí không biết. Với nhiều bất định thế, chỉ có một điều chắc chắn là học tập công nghệ. Điều quan trọng là giữ cho tâm trí bạn mở để cho bạn có thể linh hoạt và sẵn sàng điều chỉnh theo thay đổi.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com