Xã hội tri thức: bài học rút ra
Ngày nay châu Á đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh công nghệ cao. Nó là cội nguồn của nhiều sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao xuất khẩu sang châu Âu và Mĩ. Xuất khẩu có tổ hợp công nghệ cao trong thị trường thế giới từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, và Đài Loan đã tăng từ 8 % những năm 1980 lên 68% thị trường năm 2007. Kinh doanh hàng trăm tỉ đô la này tiếp tục tăng trưởng hàng năm khi nhu cầu về sản phẩm công nghệ cao tiếp tục tăng lên. Công nghệ cao đã từng được coi như nhân tố then chốt trong kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Tuy nhiên, đằng sau sự phát triển công nghệ ấn tượng này, đặc biệt ở Trung Quốc và Malaysia đang có những nhược điểm chính: Nhiều công ty công nghệ cao lớn bị sở hữu và vận hành bởi người nước ngoài và phần lớn thiết kế sản phẩm đều được tạo ra bởi người nước ngoài và hầu hết các thiết kế sản phẩm đều được tạo ra bởi những người ở bên ngoài vùng này và chỉ được chế tạo ở đó vì ưu thế chi phí thấp. Chính bởi lí do này mà vấn đề lợi nhuận đã trở thành quan trọng, nhưng người chủ các công ty này lại hưởng được lợi thế và lợi nhuận lớn mặc dầu các nước chủ nhà cũng chia sẻ phần lợi thế trong việc có người của họ được làm việc và nền kinh tế địa phương được cải thiện.
Lí do chính cho tình thế này là hệ thống giáo dục ở nhiều nước châu Á đã không thay đổi trong nhiều năm và không thể tạo ra được các tài năng cho các kĩ năng quản lí và phát kiến. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới World Bank, trên 80% đại học châu Á không có đủ phòng thí nghiệm hay tiện nghi nghiên cứu để tham gia nghiêm chỉnh vào việc cải tiến năng lực phát kiến ở mức quốc gia hay mức quốc tế. Với ngoại lệ Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đã chứng minh thành công nào đó, phần lớn các nước thậm chí không đầu tư hay động viên nghiên cứu và phát triển (R&D) hay các chương trình khuyến khích khác. Rõ ràng, khả năng phát kiến, quản lí và làm kinh doanh ở các mức cao nhất thay đổi từ nước nọ sang nước kia nhưng có những bài học chúng ta có thể học được.
Với các nước chậm chấp nhận, sẽ mất nhiều năm trước khi họ có thể thiết lập được nền giáo dục khoa học và kĩ nghệ hay đạt tuyệt hảo nghiên cứu, và cho tới lúc đó, sự phụ thuộc vào quyền sở hữu nước ngoài và hỗ trợ công nghệ là không thể tránh được. Họ sẽ là những vùng chế tạo công nghệ cao cho các nước ngoài chừng nào chi phí lao động của họ còn mang tính cạnh tranh. Không có gì đảm bảo rằng việc chế tạo sẽ vẫn còn đó trong thời gian nào đó. Khi có vùng tốt hơn, khuyến khích của chính phủ tốt hơn, và chi phí lao động thấp hơn, các công ty nước ngoài có thể đóng cửa doanh nghiệp, đổi vị trí sang nước khác và điều đó có thể tạo ra hiệu quả tàn phá cho nền kinh tế địa phương. Với khủng hoảng tài chính hiện thời, điều đó đã xảy ra ở một số nước và nhiều nước sẽ kinh nghiệm điều đó trong vài năm tới.
Các nước chấp nhận nhanh hiểu rủi ro của sự phụ thuộc nước ngoài. Nhiều năm trước, họ đã ban hành những chính sách năng nổ được nhắm tới cải tiến hệ thống giáo dục của họ, đặc biệt trong khoa học và công nghệ và nâng cao việc đào tạo kĩ năng để cải tiến vị thế tương đối của họ trong thị trường toàn cầu. Tiến hoá của hệ thống giáo dục trong các nước tiên tiến này là rất thú vị vì nó ảnh hưởng tới cân bằng chiến lược của các cường quốc ở châu Á. Trong số các nước này đã có những chiến lược khác nhau khi họ theo đuổi mục đích của mình, mỗi nước đi theo con đường khác nhau và các hậu quả khác nhau. Nhật Bản và Hàn Quốc hội tụ chủ yếu vào điện tử, Trung Quốc hội tụ vào chế tạo nặng và Ấn Độ hội tụ vào công nghệ thông tin, một số tiến nhanh hơn và một số vật lộn trên đường, nhưng họ tất cả đều đã học từ sai lầm của mình và tiếp tục hướng tới mục đích của họ. Tất nhiên, họ đều chịu sức ép cạnh tranh khổng lồ từ những nước phát kiến toàn cầu ở châu Âu, Bắc Mĩ khi họ tự mình cố gắng thiết lập nhưng qua thời gian, một số đã đạt tới thành công đáng kể trong thay đổi cân bằng thương mại và đi lên trong dây chuyền giá trị trong mạng sản xuất toàn cầu. Ngày nay, Nhật Bản và Hàn Quốc chi phối ngành công nghiệp điện tử và ô tô, Trung Quốc kiểm soát ngành công nghiệp thiết bị nặng và Ấn Độ thuộc hạng thế giới về công nghệ thông tin. Tất cả đều bắt đầu bằng việc cải tiến hệ thống giáo dục của họ khi chính phủ của họ đẩy tới những thay đổi cần thiết để tạo khả năng cho nước họ là nhà sản xuất và nhà phát kiến công nghệ cao hàng đầu thay vì chỉ là nước có lao động chi phí thấp.
Bằng việc xem xét các chiến lược và kế hoạch của họ chúng ta có thể thấy rằng chúng là cuộc hành trình lâu dài và gian khổ. Trong cả bốn nước này, đã có các kế hoạch chiến lược dựa trên tầm nhìn rằng bằng việc đầu tư vào giáo dục đại học với hệ thống nghiên cứu được thiết lập tốt, họ có thể sinh ra phát kiến cho những sản phẩm và qui trình mới, cho phép họ có những cơ hội mới để thu lợi kinh tế tối đa. Tuy nhiên, họ tất cả đều đối diện với những chướng ngại từ các thể chế “giáo dục cũ” những người không tin vào tầm nhìn của họ và mục đích hiện thực khoa học của họ. Với nhiều người, ưu tiên đầu tiên nên được hội tụ vào việc chiếm ưu thế của nhóm lao động rẻ của riêng họ và giữ cho họ được thuê làm việc bằng cách ban hành nhiều khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) thay vì đầu tư vào giáo dục khoa học cho vài “sinh viên ưu tú.” Tranh cãi giữa hai quan điểm khác nhau và ưu tiên cho thay đổi đã diễn ra trong nhiều năm, ngăn cản cải tổ giáo dục không tiến thêm được ở Ấn Độ và Trung Quốc nhưng đã thu được sự hỗ trợ của công chúng và được tăng tốc nhanh chóng ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Cuối cùng, Nhật Bản và Hàn Quốc, đã tiến nhanh hơn nhiều, có vị thế mạnh hơn trong nền kinh tế toàn cầu, và phá vỡ vị thế “lệ thuộc công nghệ” qua những phát kiến nghiên cứu và công nghiệp riêng của họ. Ngày nay hai nước này đã chiếm vị trí hàng đầu trong “mười nước công nghệ tiên tiến nhất.” Bài học then chốt ở đây là bằng việc hội tụ vào cải tiến giáo dục và phát triển năng lực phát kiến từ các cơ sở R&D một cách nghiêm chỉnh, các nước này có thể bắt kịp nhanh chóng và chiếm vị trí tốt hơn các nước khác.
Bài học khác mà chúng ta có thể học được là Trung Quốc vì nước này đã chọn con đường khác và đã tụt xuống dưới Nhật Bản và Hàn Quốc trong thị trường công nghệ cao. Kế hoạch khởi đầu của Trung Quốc là hội tụ vào chế tạo, bắt đầu từ công nghiệp nhẹ (dệt may, giầy dép, quần áo) và cuối cùng chuyển sang công nghiệp nặng (thép, trang thiết bị máy móc, năng lượng). Gần đây, các ngành công nghiệp chế tạo, đặc biệt công nghiệp nặng đã tiến bộ nhanh chóng do đầu tư nước ngoài lớn và nền kinh tế của họ hơn gấp ba lần mà chưa có dấu hiệu nguội đi. Tuy nhiên, không có giáo dục đúng để hỗ trợ cho tăng trưởng này, Trung Quốc hoàn toàn phải dựa vào quản lí nước ngoài để quản lí các ngành công nghiệp này. Từ bên ngoài, người ta có thể thấy tất cả các nhà máy chế tạo lớn, kết cấu nền tốt hơn, đường xá tốt hơn, đường cao tốc và sân bay cho vận tải nhanh sản phẩm ra thị trường. Bằng việc xem xét gần hơn, người ta có thể thấy rằng hầu hết các trang thiết bị then chốt của những ngàng công nghiệp này tất cả đều được nhập khẩu do đó các ngành công nghiệp này cũng phụ thuộc vào sự kiểm soát của nước ngoài. Hiệu quả phụ khác của phát triển chế tạo nặng là ô nhiễm và phế thải độc hại được xả ra sông ngòi, cánh đồng và làm hại vĩnh viễn miền đất nông nghiệp. Cũng không lâu đâu để Trung Quốc nhận ra bước đi sai về việc phá huỷ đất đai nông nghiệp mầu mỡ bằng công nghiệp hoá và phụ thuộc vào thiết bị và quản lí của nước ngoài. Bắt đầu từ năm 1990, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu "bắt kịp" giáo dục bằng việc thúc bẩy đa dạng các mối quan hệ thương mại, chính phủ và hàn hâm với Hàn Quốc, khi ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin của Hàn Quốc bành trướng và chuyển sang Trung Quốc. Trung Quốc cũng phái nhiều người quản lí cấp trung sang Hàn Quốc để tham gia đào tạo thêm. Chính phủ Trung Quốc cũng theo đuổi mối quan hệ tốt hơn với Singapore bằng việc cộng tác với họ trên nhiều dự án kết cấu nền lớn như xây dựng đường cao tốc, cầu, đập và tiện nghi điện. Trung Quốc cũng đã mời các nhà nghiên cứu gốc Trung Quốc từ Singapore, nhiều người trong số này đã nhận được đào tạo tiên tiến ở Mĩ, để tiến hành các nghiên cứu do chính phủ tài trợ trong các đại học Trung Quốc. Ngày nay, cải tiến giáo dục đang tiến bộ nhanh hơn là mong đợi với nhiều giáo sư Trung Quốc nổi tiếng quay về từ nước ngoài. Bằng việc đầu tư nghiêm chỉnh vào nghiên cứu và phát triển (R&D) Trung Quốc đã đạt tới vị trí đáng kể trong phát kiến khoa học và công nghệ. Bài học then chốt ở đây là giáo dục phải được ưu tiên hơn so với công nghiệp hoá để đảm bảo độc lập và tự cấp và bằng cách thúc bẩy các nhà chuyên môn hải ngoại và các các nước láng giềng tiên tiến, Trung Quốc có thể cải tiến nhanh hơn nhiều.
Ấn Độ có lẽ là nước chậm nhất trong bốn nước này trong việc chấp nhận cải tổ giáo dục vì tranh cãi về đầu tư giáo dục vẫn còn diễn ra. Bắt đầu từ 1991, chính phủ Ấn Độ đã ban hành cam kết rộng để cải tiến hệ thống giáo dục của mình bằng việc hội tụ vào công nghệ thông tin. Thay vì “sản phẩm,” kế hoạch của Ấn Độ là về “dịch vụ” để bù lại cho dân số đông và đang tăng lên của mình. Để động viên tăng trưởng kinh tế, chính phủ Ấn Độ kêu gọi đầu tư từ khu vực tư nhân thay vì chiến lược quốc gia về cải tiến giáo dục. Thiếu chỉ đạo nhất quán và cố kết, chất lượng của hệ thống giáo dục của Ấn Độ biến thiên rất lớn từ các đại học cấp thế giới cho tới các đại học "dưới trung bình" đáng kể. Tuy nhiên, bằng việc cho phép khu vực tư đầu tư vào dịch vụ công nghệ thông tin, khoán ngoài của Ấn Độ đã trở thành khu vực tăng trưởng lớn nhất và nhanh nhất trên thế giới và giữ vai trò then chốt trong sự tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế của đất nước. Hiện thời, ngành công nghiệp này sinh ra 65 tỉ đô là hàng năm và sử dụng ước quãng 1 triệu người. Đến năm 2010, lực lượng lao động đó sẽ tăng lên 1.5 triệu người và ngành công nghiệp này sẽ chiếm tới 15% GDP của Ấn Độ. Số sinh viên tốt nghiệp đại học của Ấn Độ được ước lượng là 14 triệu, lớn nhất ở châu Á. Nó gấp 1.5 lần Trung Quốc và 2.3 lần Mĩ. Con số này lên tới đỉnh cỡ 2 triệu người mới tốt nghiệp mỗi năm. Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ trong số họ là thích hợp cho công việc do phẩm chất không ngang bằng của hệ thống giáo dục của Ấn Độ. Bởi vì chiều hướng về đầu tư vào giáo dục vẫn còn đang bị tranh cãi với những chính sách xung đột tuỳ theo đảng nào kiểm soát chính phủ, có sự thiếu hụt lù lù về công nhân có kĩ năng ở Ấn Độ mà nếu không có chiến lược lâu dài để sửa chữa những nhược điểm này; Ấn Độ có thể không có khả năng giữ vị trí hàng đầu. Bài học then chốt cần được học ở đây là hệ thống giáo dục phải là đầu tư quốc gia với chiều hướng, kế hoạch và hành động rõ ràng. Mặc dầu công nghiệp tư có thể có ích nhưng nó không thể nâng đất nước lên mức tiếp được.
Ngày nay, nhiều nước phương tây đang bày tỏ mối quan tâm ngày càng tăng vào tài năng khoa học và công nghệ được tìm thấy ở các nước châu Á. Nhiều người tìm kiếm khai thác các thành tựu chuyên môn và ưu thế chi phí mà họ cung ứng. Có việc tiết kiệm chi phí tiềm năng qua việc khoán ngoài cho các nước như Trung Quốc và Ấn Độ. Trong khi lương của một kĩ sư ở Mĩ có thể trung bình là $85,000, một người có giáo dục và có kĩ năng sánh được sẽ chỉ trung bình $35,000 ở Ấn Độ và $20,000 ở Trung Quốc. Theo nhiều nghiên cứu, việc thiếu hụt kĩ năng gay gắt ở phương tây đã buộc nhiều nước phương tây hoặc phải mở cửa biên giới để mời “công nhân tri thức” vào hoặc phải khoán ngoài công việc cho các nước có những tài năng cao này. Hiện thời, cân bằng của cường quốc kinh tế đang bắt đầu dịch chuyển sang một số nước châu Á chấp nhận nhanh, nơi công nhân tri thức của họ đang xây dựng nền kinh tế của họ cho tương lai tốt hơn. Tiến hoá của khoa học và công nghệ trong các nước này đã chứng tỏ rằng đầu tư vào giáo dục là đầu tư tốt và là đầu tư đúng.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com