Xã hội tri thức: Đạo đức và luân lí
Trong ba mươi năm qua, Mĩ, và châu Âu đã đóng góp cho xu hướng toàn cầu bằng việc khoán ngoài sản phẩm chế tạo cho các nước đang phát triển để tận dụng ưu thế chi phí lao động thấp hơn. Khi việc khoán ngoài chế tạo tăng trưởng, toàn cầu hoá đang trở nên được chấp nhận rộng rãi như cách làm kinh doanh. Tuy nhiên, trong mười năm qua, các nước đang phát triển đã bắt đầu đề nghị "lực lượng lao động có kĩ năng," với chi phí thấp hơn, là việc xuất khẩu mới của họ. Thay vì chế tạo sản phẩm, họ bán "dịch vụ," đặc biệt dịch vụ công nghệ thông tin (IT). Không giống như chế tạo trong dệt may, quần áo, giầy dép, đồ đạc, trang thiết bị và các thứ khác yêu cầu đầu tư lớn vào tiện nghi chế tạo, máy móc, thiết bị và huấn luyện, xuất khẩu dịch vụ IT không yêu cầu nhiều đầu tư, ngoại trừ công nhân có kĩ năng, cho nên điều đó xảy ra rất nhanh chóng qua các nước đang phát triển. Các nước đã phát triển có thể gửi kinh doanh, dự án, công việc và nhiệm vụ cho "lực lượng lao động ảo" trên toàn cầu một cách nhanh chóng, rẻ và gần như trong suốt.
Nhân tố then chốt làm cho khoán ngoài IT hấp dẫn hơn là tiến bộ của công nghệ thông tin như Internet cho phép công việc được chuyển từ chỗ này sang chỗ khác một cách không dừng, ít chi phí và dễ dàng hơn nhiều so với trước đây. Khi nhiều doanh nghiệp khoán ngoài, nhu cầu về công nhân kĩ năng cao tăng lên và điều đó đột nhiên đặt nhiều sức ép lên hệ thống giáo dục của nước chủ nhà. Khi nhiều việc khoán ngoài xảy ra, người phát triển phần mềm trong nước này có thể nghe nói về các phương pháp, kĩ thuật nào đó ở phần khác của thế giới và đòi hỏi huấn luyện thêm. Khi khoán ngoài trở thành phổ biến, sinh viên ở một số hệ thống giáo dục kém ưu thế sẽ yêu cầu thay đổi giáo trình để làm tri thức của họ gióng thẳng với tri thức của những bạn ngang hàng. Trong khi đó, các công ty ở các nước đã phát triển sẽ tiếp tục yêu cầu những kĩ năng tốt hơn để cung cấp giá trị cho kinh doanh của họ, tạo ra sức ép đối với các nước chủ nhà phải có chương trình giáo dục tốt hơn. Trong dài hạn, sức ép liên tục về giáo dục công bằng sẽ "chuẩn hoá" tri thức trong các nước đang phát triển. Hiện thời, lỗ hổng tri thức giữa các nước đã phát triển và các nước đang phát triển là lớn nhưng lỗ hổng giữa các nước thích ứng nhanh như Ấn Độ, Trung Quốc với các nước thích ứng chậm cũng lớn. Nếu không có gì thay đổi, sẽ khó cạnh tranh với hai nước khổng lồ về dân số này, khi cơ hội kinh doanh khoán ngoài thu hẹp lại.
Khi cạnh tranh toàn cầu mãnh liệt lên, ngày càng nhiều doanh nghiệp sẽ cạnh tranh năng nổ để giành các công nhân tri thức, thậm chí với lương cao hơn. Doanh nghiệp không đền bù tương xứng sẽ thấy công nhân hạng cao của họ chuyển đi chỗ khác. Điều này sẽ gây sức ép để tạo ra nhiều công nhân tri thức hơn, bởi vì với lương cao hơn lao động phi kĩ năng, càng nhiều công nhân tri thức có thể cải thiện nền kinh tế địa phương. Hiện thời tổ hợp cả Ấn Độ và Trung Quốc đang cho tốt nghiệp trên một triệu kĩ sư phần mềm hàng năm, và họ có thể có mười triệu kĩ sư phần mềm để đáp ứng nhu cầu toàn cầu đến năm 2015. Nếu điều đó xảy ra thì họ có thể chi phối thị trường này như họ đã chi phối thị trường sản phẩm (điện tử, dệt may, giầy dép, máy móc v.v.) và các nước khác sẽ không thể cạnh tranh được với họ. Không có dòng vốn lớn chảy vào trong công nghiệp dịch vụ, nhiều nước đang phát triển sẽ phải dựa vào chế tạo sản phẩm hay nông nghiệp. Khi Trung Quốc và Ấn Độ bàng trướng ngành "công nghiệp sạch" (dịch vụ) họ sẽ khoán ngoài "công nghiệp bẩn" của họ (chế tạo sản phẩm) cho các nước đang phát triển để loại bỏ ô nhiễm, chất phế thải độc hại, và các thứ khác có thể gây ra các bệnh dịch tàn phá. Thực tế những điều này đã xảy ra ở một số nước rồi.
Cạnh tranh toàn cầu đã bắt đầu và như qui tắc toàn cầu hoá phát biểu: "Kẻ lớn sẽ KHÔNG đánh bại kẻ nhỏ nhưng kẻ nhanh SẼ đánh bại kẻ chậm," chúng ta cần tự hỏi mình: "Chúng ta có tạo tiến bộ để chiếm phần chia thị trường dịch vụ này không?" Hơn bao giờ hết, cải tiến giáo dục là điều bản chất, đặc biệt trong miền công nghệ. Vì phải mất thời gian lâu để tạo ra giáo trình mới, chương trình đào tạo mới, chúng ta không có thời gian trong thế giới thay đổi nhanh này. Đó là lí do tại sao tôi tin chúng ta cần đem chương trình tốt nhất, giáo trình tốt nhất, từ các đại học tốt nhất, vào trong hệ thống giáo dục của mình để cho chúng ta có thể tiến bộ nhanh hơn. Tuy nhiên, bằng việc thích nghi giáo dục của ai đó không có nghĩa là chúng ta sẽ chấp nhận mọi thứ; thay vì vậy chúng ta phải duy trì những cái hay nhất từ truyền thống của mình như đạo đức và luân lí. Ngày nay nhiều thanh niên trở nên truỵ lạc và đua đòi hưởng lạc bởi vì không có phối hợp giữa giáo dục tại gia đình và giáo dục tại trường. Cả hai bên đều đã thất bại. Nhiều thanh niên bị chi phối bởi ti vi, trò chơi video, phòng chat, mọi thứ ảnh hưởng xấu và không nghĩ về tương lai của họ, tương lai gia đình họ, hay tương lai xã hội của họ. Họ nghĩ rằng đó là cách sống mới, cách diễn đạt mới bởi vì họ đã thích nghi nhiều thứ từ nhiều kẻ gây ảnh hưởng xấu ở xã hội phương tây.
Tôi tin khi thích nghi cái gì đó, chúng ta phải biết cách lựa chọn cái tốt và loại bỏ cái xấu. Mọi người phải cùng đi tới nghiên cứu vấn đề giáo dục này và áp dụng nỗ lực để giải quyết chúng bằng trí huệ tập thể. Nếu giáo viên có thể hành xử như người tiêu biểu và dạy học sinh học cần cù về khoa học và công nghệ trong trường nhưng khi về nhà, học sinh cũng nghe lời cha mẹ, kính trọng người già, và là công dân tốt, có trách nhiệm với xã hội, trung thành với đất nước thì tôi nghĩ chúng ta sẽ đạt tới mục đích của giáo dục. Điều quan trọng là ở chỗ nếu chúng ta không biết cách dạy học sinh giá trị của đạo đức và luân lí, thì bất kì cái gì khác họ học được cũng sẽ chỉ chú ý về triệu chứng chứ không về cội nguồn. Đơn thuốc mới sẽ không giải quyết được bệnh. Giáo dục mới sẽ không đem tới thịnh vượng và ích lợi cho đất nước chúng ta. Cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện thời bị bắt rễ sâu trong thực hành vô luân và hành vi vô đạo của nhiều người trong thế giới tài chính và điều này nên là bài học tốt cho mọi người trong các nghề khác nữa. Đối với bài này, giải pháp được đề nghị của tôi là chúng ta sẽ bắt đầu từ giáo viên bởi vì họ phải là người tiêu biểu và dạy nền tảng về đạo đức và luân lí như một phần của giáo trình mới, chương trình đào tạo mới. Để kết luận, tôi muốn trích dẫn lời nói của Mahatma Gandhi khi giảng bài tại Viện Công nghệ Ấn Độ: “Có bẩy tội lỗi trên thế giới: giầu có vô làm, vui thú vô lương tâm, hiểu biết vô tính cách, thương mại vô đạo đức, khoa học vô nhân văn, tôn thờ vô hi sinh, và chính trị vô nguyên tắc.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com