Xã hội tri thức/9

Xã hội tri thức phần 9

Một người bạn, cũng là một chủ công ty phần mềm hỏi tôi về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khi nào tôi nghĩ nó sẽ chấm dứt. Tôi bảo ông ấy điều chúng ta đang thấy bây giờ mới chỉ là bắt đầu của “dây chuyền các biến cố” trong toàn cầu hoá, nơi mọi sự đã xảy ra ở quốc gia này có thể có tác động có ý nghĩa tới các quốc gia khác và chung cuộc tới toàn thế giới. Vấn đề tài chính ở Mĩ đã lan rộng khắp các nước đã phát triển rồi tới toàn thế giới. Nó tác động vào mọi doanh nghiệp, lớn và nhỏ, hàng triệu người đang mất việc mỗi ngày, và dường như là cuộc khủng hoảng này có lẽ sẽ còn tiếp tục một thời gian nữa.

Là người chủ doanh nghiệp, bạn tôi đã có hành động giảm chi phí và kiểm soát chi tiêu. Ông ấy đã điều phối thu nhập và chi phí trên cơ sở hàng ngày, tập trung vào việc chúng được điều hành tốt thế nào và chúng đem về bao nhiêu tiền. Ông ấy hiểu các công ty có thể giảm chi phí nhanh hơn thu nhập đang suy giảm của họ sẽ sống sót cho nên ông ấy dự đoán điều khách hàng của mình sẽ không mua trong vài tháng tới và giảm lượng tồn kho. Là người quản lí rất tích cực, ông ấy không chờ đợi khách hàng cắt bỏ đơn hàng bởi vì điều đó có thể quá trễ để giảm chi phí. Ông ấy bao giờ cũng đi trước vấn đề, không đi sau. Tuy nhiên, ông ấy lại không chắc rằng mình đã làm đủ chưa nên ông ấy hỏi tôi ông ấy còn có thể làm gì khác nữa. Tôi bảo ông ấy rằng cuộc khủng hoảng toàn cầu này là thời gian hoàn hảo cho hội tụ vào cải tiến kinh doanh để chứng tỏ quyền lãnh đạo của ông ấy và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của ông ấy cho tương lai để cho ông ấy có thể khôi phục được trong thời kì ngắn nhất khi kinh tế cải thiện. Ông ấy bảo tôi rằng ông ấy không nghĩ về hoạt động cải tiến hay chiều hướng tương lai bởi vì ông ấy bận rộn thế để phản ứng với điều đã xảy ra trên cơ sở hàng ngày cho nên ông ấy mới hỏi ý kiến tôi. Là giáo sư chứ không phải nhà kinh doanh, tôi nghĩ rằng tôi không thể khuyên được người chủ doanh nghiệp thành công, nhưng là người bạn, tôi sẽ thử cho nên sau đây là gợi ý của tôi:

Điều đầu tiên ông ấy cần làm là đặt chiều hướng kinh doanh mới cho công ty của mình bởi vì mô hình kinh doanh mà ông ấy đã theo vài năm trước đây có thể lạc hậu do cuộc khủng hoảng tài chính hiện thời. Trong vài năm qua, công ty của ông ấy đã mở rộng vào nhiều miền một cách thành công nhưng bằng việc mở rộng quá nhanh, ông ấy tiêu tốn nhiều vốn và trong cuộc khủng hoảng tài chính này, ông ấy cần bảo vệ tiền của mình. Ông ấy cần hội tụ vào những miền cho phép ông ấy thu lại ích lợi nhiều nhất trong thời gian này và nhìn trước các bước tiếp khi mọi sự được cải thiện. Bằng việc đặt lại ưu tiên công ty của ông ấy có thể cải tiến hiệu quả kinh doanh và có cơ hội tốt hơn để sống sót so với công ty "Chờ và Xem." Tôi cũng bảo ông ấy rằng trong cuộc khủng hoảng này, quyền lãnh đạo là mọi thứ cho nên ông ấy phải chuẩn bị cho trận chiến tiếp và trận chiến tiếp sẽ là “trận chiến về tài năng.” Bạn tôi dường như ngạc nhiên bởi vì ông ấy không biết điều tôi ngụ ý bởi “tài năng.” Tất nhiên, khó mà định nghĩa được “tài năng” nhưng định nghĩa đơn giản nhất là người có tri thức, kĩ năng và kinh nghiệm trong một miền chuyên môn với niềm đam mê làm cho sự việc xảy ra. Đây là những người mà nhà văn nổi tiếng Peter Drucker đã gọi là “Công nhân tri thức.”

Là người nghiên cứu, tôi đã tiến hành vài nghiên cứu về xu hướng toàn cầu và biết rằng có thiếu hụt căng thẳng về người có kĩ năng cao trên khắp thế giới. Không có người có tài để lấp vào những việc cấp cao, việc săn tài năng đã đi tới mức toàn cầu và trên mười năm qua, nhiều công ty đã chuyển việc và hoạt động CNTT cho thế giới đang phát triển, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc. Gần đây hơn họ đã bắt đầu chuyển việc mức cao hơn ra nước ngoài nữa, hội tụ vào các công nhân có tài với tri thức chuyên môn, tuy nhiên, nhiều nước đang phát triển bắt đầu bị khan hiếm tài năng của riêng họ. Ngày nay, đại học không tạo ra đủ tài năng cho công nghiệp. Nhiều sinh viên được đào tạo theo lí thuyết “hàn lâm” mà không có kĩ năng nào công nghiệp cần, làm cho nhiều sinh viên không tìm được việc ở nơi có nhiều cơ hội mà không có người đáp ứng. Việc khan hiếm tài năng sẽ tiếp tục chừng nào đại học còn chưa thay đổi và việc săn tài năng sẽ tiếp tục với những người có kĩ năng kiếm được nhiều đề nghị việc.

Một nhân tố khác đóng góp vào cho sự thiếu hụt này là độ tuổi dân số. Điều này sẽ rất nghiêm trọng ở châu Âu và Nhật Bản bởi vì trong mười năm nữa, số người độ tuổi 15-64 được dự phóng sụt giảm tới 7% ở Đức, 9% ở Italy và 14% ở Nhật Bản. Ở Mĩ, việc về hưu của đợt bùng nổ trẻ em (được sinh giữa các năm 1946 -1964) nghĩa là nhiều công ty sẽ mất số lớn công nhân có kinh nghiệm trong năm năm tới. Nghiên cứu cuối cùng được AARP tiến hành, một nhóm về hưu thấy rằng phần lớn các công ty sẽ mất một nửa số người quản lí cấp cao trong năm năm tới và chính phủ Mĩ sẽ mất trên 65% người làm việc hạng cao trong bẩy năm tới. Điều này nghĩa là mọi nước, mọi công ty và mọi người sẽ phải tranh giành gian nan hơn về người tài để lấp vào các vị trí có kĩ năng cao của họ.

Tôi tin trận chiến tài năng này sẽ khốc liệt nhất bên trong các công ty trong ngành công nghiệp công nghệ cao khi kinh tế được cải thiện. Thấy trước điều này, tôi bảo bạn tôi rằng ông ấy phải hành động khác những người khác, khi họ thải người, ông ấy phải dùng cơ hội này để tuyển những tài năng hàng đầu từ các công ty đó và đây là nước đi chiến lược bởi vì khi mọi sự được cải thiện, nhiều công ty sẽ phải thuê người và họ có thể thuê người dưới trung bình “chỉ để lấp vào vị trí cho nhanh chóng” và việc thiếu tài năng sẽ không giúp cho họ trong thị trường cạnh tranh cao. Chiều hướng mới cho kinh doanh của ông ấy sẽ là “hấp dẫn và duy trì” tài năng bởi vì trong xã hội tri thức, tài sản tốt nhất là tài năng, không phải là vốn bởi vì chính con người mới tạo ra của cải chứ không có cách khác. Là người chủ doanh nghiệp thành công, ông ấy phải thuê người giỏi nhất và người lỗi lạc nhất từ những đại học hàng đầu, ông ấy nên tạo ra hệ thống đánh giá để thúc đẩy họ vào những chức vụ quan trọng và để họ canh tân và tạo ra của cải cho ông ấy. Tất nhiên, ông ấy sẽ cần cấp quản lí tốt để quản lí những tài năng này cho nên ông ấy cũng cần đầu tư vào việc huấn luyện quản lí mới. Trong những điều khác, ông ấy phải mở rộng chuẩn mực đạo đức và các mục đích cao hơn chỉ là làm tiền bởi vì tham lam có thể tạo ra vấn đề và hạ doanh nghiệp tốt xuống. Quả vậy, doanh nghiệp dùng nhiều tài năng phải duy trì chuẩn đạo đức cao để đóng góp cho công ti, xã hội và cho toàn thể nền kinh tế của đất nước.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com