Xã hội tri thức/8
Với nhiều nước, toàn cầu hoá nghĩa là cơ hội kinh doanh và thị trường mới. Làn sóng đầu tiên của toàn cầu hoá là mở thị trường mới cho các công ty ở các nước đã phát triển để bán sản phẩm cho khách hàng ở nước đang phát triển nhưng cuối cùng xu hướng này bị đảo ngược khi cạnh tranh giữa các nước trở nên mãnh liệt hơn. Làn sóng thứ hai của toàn cầu hoá bây giờ bắt đầu hình thành, những công nghệ thúc bẩy như internet cho phép “công ty vô danh” cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng ở bất kì đâu và vào bất kì lúc nào. Chẳng hạn một công ty nhỏ ở một làng xa xôi ở châu Phi có thể tạo ra một website để bán sản phẩm cho khách hàng ở New York, Paris, và Hong Kong, chừng nào họ có phương tiện gửi hàng hoá cho khách hàng nhanh chóng và thoả đáng. Một kĩ sư phần mềm với kĩ năng chuyên môn ở Ba Lan có thể dễ dàng làm việc cho một công ty ở California mà không phải rời khỏi Ba lan, vì người đó có thể đòi lương ít hơn nhiều, vì chi phí sống ở Ba Lan thấp hơn, người đó có thể cạnh tranh với các kĩ sư khác ở Mĩ. Những người cạnh tranh “làn sóng thứ hai” này nổi lên từ mọi ngóc ngách trên thế giới đóng góp cho một xu hướng toàn cầu mới hướng tới sản phẩm hoá nhiều hơn, làm cho mọi công ty đều khó khăn hơn trong việc duy trì vai trò chi phối trên thị trường. Với làn sóng toàn cầu hoá thứ hai này, các nước đang phát triển có thể bắt kịp hay vượt qua các nước đã phát triển bởi vì qui tắc kinh doanh đã thay đổi: “Kẻ lớn sẽ KHÔNG đánh bại kẻ nhỏ, nhưng kẻ nhanh SẼ đánh bại kẻ chậm.”
Ta hãy nhìn vào một số sự kiện: việc chấp nhận rộng rãi công nghệ thông tin đã làm cho một số nước đang phát triển đi nhanh hơn các cường quốc toàn cầu trong khung cảnh phát kiến đổi mới. Tạp chí Time lưu ý vào đầu năm 2008 rằng, mặc dầu đã có tăng trưởng hàng năm 4.7% về ứng dụng bằng phát minh toàn cầu, con số bằng phát minh ở Trung Quốc, từ 1995 tới 2005, đã tăng 800%. Dựa trên dữ liệu này, tạp chí Time dự đoán rằng nhiều phát kiến và bằng phát minh tương lai về khoa học và công nghệ có thể dần tới từ các nước đang phát triển bởi vì họ tập trung nhiều hơn vào các miền này và miền này có thể thay đổi cân bằng kinh tế thiên về họ nhiều hơn. Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard, đến 2025, nền kinh tế của Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc được dự phóng tăng trưởng một nửa kích cỡ của Nhóm G7, vốn bao gồm Pháp, Đức, Italy, Nhật, Nga, Anh và Mĩ. Ngày nay nền kinh tế của ba nước này chỉ chứa ít hơn 15% của G7. Làm sao họ có thể đi từ 15% tới 50% trong một thời gian rất ngắn? Đại học Harvard kết luận rằng chính phủ Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil hiểu ưu thế của toàn cầu hoá và việc thiết lập nền công nghiệp tri thức cho nên họ đầu tư nặng vào giáo dục và công nghệ để tăng tốc xu hướng này. Sự kiện là Trung Quốc và Ấn Độ đã cho tốt nghiệp trên một triệu kĩ sư hàng năm là dấu hiệu rằng họ đang lập kế hoạch để chi phối miền này. Sự kiện khác là cả hai chính phủ Trung Quốc và Brazil đều khuyến khích việc dùng năng lượng mặt trời và sức gió để tránh phụ thuộc vào dầu và tránh việc ấm lên toàn cầu là dấu hiệu mạnh khác rằng họ đang tiến lên hàng đầu trong khi ở Mĩ, người ta vẫn còn tranh cãi chẳng đi tới kết luận nào, liệu việc ấm lên toàn cầu là hiện tượng tự nhiên hay nó do việc công nghiệp hoá của con người gây ra.
Ngày nay, với giáo dục và chỉ đạo đúng, phát kiến công nghệ không còn là tầm ảnh hưởng riêng của các công ty trong nền kinh tế đã phát triển. Thời đại thông tin đang thay thế thời đại công nghiệp, hội tụ vào công nghệ cao, đặc biệt các qui trình công nghệ xanh. Các doanh nghiệp công nghệ mới này là động cơ tăng trưởng dẫn lái các cơ hội mới trong cải tiến kinh tế, năng suất, phát kiến và gia tăng giá trị cho kinh doanh. Thế giới "phẳng hơn" đã tác động tới cả các nước đã và đang phát triển khi kinh doanh tiếp tục thay đổi và điều chỉnh. Hiện thời nhiều nước đang phát triển đã cưỡi lên làn sóng công nghệ và không chỉ đơn thuần nhấn mạnh và sản xuất chế tạo. Trung Quốc đã dịch chuyển nhiều nhà máy chế tạo sang các nước khác và hội tụ nhiều hơn vào công nghệ cao như điện tử và viễn thông. Brazil đang đặt nhiều nỗ lực hơn vào công nghệ sinh học xem như nhân tố tạo khả năng kinh tế then chốt thay vì các nhà máy dây chuyền lắp ráp trước đây. Tuy nhiên, nhiều nước đang phát triển vẫn duy trì việc lắp ráp chế tạo thay vì chuyển sang xuất khẩu “công nghệ cao" mặc cho tác động có hại của công nghiệp hoá và việc phá hỏng đất đai vĩnh viễn của họ. Lí do chính là thiếu tri thức và kĩ năng để làm những thay đổi công nghệ xảy ra bởi vì hệ thống giáo dục của họ không được thiết kế để bắt kịp với những thay đổi này. Nhiều nước ở châu Phi và Trung Mĩ sẽ tiếp tục vật lộn bởi vì họ không có tầm nhìn, kết cấu nền, kĩ năng quản lí và kĩ thuật, hệ thống giáo dục hội tụ vào khoa học để giải quyết các chướng ngại như nghèo nàn, tội phạm, và thất học. Nhiều nước có thể bị “ngắt” ra khỏi xu hướng toàn cầu mới và bị bỏ lại sau mà không hi vọng gì theo kịp do sự mãnh liệt của cạnh tranh toàn cầu.
Xu hướng toàn cầu hoá cũng đang ném nhiều công ty vào khủng hoảng bởi vì môi trường kinh doanh thay đổi nhanh hơn họ có thể bao quát được. Nhiều mô hình kinh doanh dựa trên cấu trúc cứng nhắc không thể áp dụng được qua các biên giới kinh tế và văn hoá. Trong khi mọi công ty đều có mô hình kinh doanh duy nhất đóng góp cho sự thành công của nó, một công ty toàn cầu phải giữ cân bằng mô hình kinh doanh của mình với văn hoá duy nhất của các nước mới, vùng mới hay thị trường mới. Ts. Robert Rycroft tại Đại học George Washington dự đoán rằng trong mười năm tới, mô hình kinh doanh sẽ thay đổi từ mở rộng công nghệ sang cộng tác công nghệ. Cách tiếp cận mở rộng truyền thống được dẫn lái bởi việc kiểm soát ngân sách kinh doanh cứng nhắc và cấu trúc tổ chức phân cấp cứng sẽ không có tác dụng trong môi trường toàn cầu linh hoạt. Để tồn tại trong thế kỉ 21, các công ty toàn cầu phải hội tụ vào việc cục bộ hoá có kết mạng các thị trường, với nhấn mạnh vào qui trình, công nghệ và con người, do vậy làm cân bằng việc tập trung hoá và phi tập trung hoá. Trong cái phức tạp thị trường toàn cầu hoá, hiệu năng thành công sẽ dựa trên bốn năng lực: Khả năng cộng tác, khả năng hiểu và đáp ứng với thay đổi, khả năng bản địa hoá, và khả năng phát kiến.
Các yêu cầu năng lực mới này sẽ thay đổi cách các trường kinh doanh cung cấp đào tạo quản lí đặc biệt trong chương trình MBA. Ts. Rycroft tin rằng với toàn cầu hoá, Quản lí hệ thông tin (MIS) hay Quản lí công nghệ thông tin (MSIT) sẽ “phù hợp hơn” so với chương trình Thạc sĩ về quản trị kinh doanh (MBA). Phần lớn chương trình MBA đều hội tụ vào tài chính và quản lí dựa trên mô hình kinh doanh của “văn hoá phương tây” nơi tổ chức phân cấp và “kiểm soát trên xuống” là chuẩn. Với công nghệ bây giờ đóng vai trò chiến lược quan trọng, việc gióng thẳng kinh doanh và công nghệ là sự hội tụ chính của các chương trình MIS và MSIT và sự linh hoạt này mang tính thích ứng với mô hình kinh doanh toàn cầu hơn là mô hình MBA. Ông ấy kết luận việc nghiên cứu của mình bằng việc động viên quản lí cấp cao:
1) Kiểm điểm lại cách tiếp cận của công ty tới toàn cầu hoá và tài sản xem liệu bộ phận công nghệ thông tin có hỗ trợ cho thị trường toàn cầu không.
2) Đưa phát kiến và công nghệ thông tin lên đỉnh của danh sách ưu tiên chiến lược.
3) Thiết lập các chương trình huấn luyện để làm cho cán bộ quen thuộc với cả hoàn cảnh công nghệ và văn hoá cho các thị trường mà trong đó công ty vận hành và có ý định vận hành.
4) Phát triển cấu trúc tổ chức linh hoạt tạo khả năng và duy trì mô hình kinh doanh cộng tác.
5) Tạo khả năng các qui trình tạo ra con đường cộng tác giữa công ty và khách hàng bên ngoài.
Ông ấy cũng tin rằng khách hàng toàn cầu, được tạo điều kiện bởi luồng thông tin và tiền tự do, sẽ định nghĩa lại cấu trúc kinh tế, thương mại, luật pháp, văn hoá, xã hội và công ty. Với toàn cầu hoá, không nước nào có thể đứng cô lập mà là một phần của mạng toàn cầu và các nước với công nghệ thông tin và truyền thông mạnh sẽ được lợi nhất. Ông ấy dự đoán rằng sẽ có:
1) Sức ép liên tục lên thoả thuận thương mại giữa các nước để làm giảm rào cản thương mại. Sức ép như vậy sẽ làm tăng tích hợp dây chuyền cung cấp và sự tương thuộc, dẫn lái cộng tác và chia sẻ công nghệ.
2) Tính biến thái tăng lên và việc lấy lại cân bằng của luồng ngân quĩ giữa các nước sẽ định hình lại các thoả thuận thương mại toàn cầu.
3) Việc phân phối lại có ý nghĩa và liên tục các kĩ năng trên qui mô toàn cầu nơi mọi người có thể làm việc cho các công ty toàn cầu mà không phải đổi vị trí.
4) Nhu cầu về tài năng sẽ tiếp tục tăng lên đặc biệt trong phần mềm và công nghệ thông tin.
5) Nhiều mạng truyền thông tạo điều kiện cho việc chuyển dữ liệu và tri thức không ngừng, thời gian thực giữa các nước.
Để tận dụng ưu thế của xu hướng này, các nước đang phát triển phải hội tụ vào phát triển giáo dục thông tin và công nghệ mạnh để đảm bảo rằng đất nước có đủ tài năng đáp ứng cho những cơ hội mới và thay đổi này. Không có kĩ năng và tri thức trong miền này, có thể là đất nước sẽ bị “ngắt” khỏi mạng kinh doanh toàn cầu. Bằng việc có lực lượng lao động mạnh, các nước đang phát triển có thể tăng tốc sự tăng trưởng kinh tế của mình thông qua ghép nối toàn cầu và động viên việc phát triển khu vực điều có thể cạnh tranh và bắt kịp với các nước khác.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com