Xã hội tri thức/2

Xã hội tri thức phần 2

Trong tương lai gần, xã hội tri thức sẽ yêu cầu mọi người học tập, tự tin vào khả năng học, sẵn lòng học điều mới, và sẵn sàng đối diện với thách thức của toàn cầu hoá. Nếu mọi người không chọn trở thành người học cả đời, họ sẽ chịu trách nhiệm cho việc ngăn cản xã hội hiện thời của họ không biến đổi thành xã hội tri thức.

Tại sao chúng ta cần xã hội tri thức? Ngày nay công nghệ thay đổi nhanh hơn khả năng chúng ta xử lí thay đổi. Con người đã từng ở trên trái đất trong quãng 7 triệu năm, nhưng 80 phần trăm các tiến bộ trong công nghệ chỉ mới xuất hiện trong 100 năm qua. Tỉ lệ này đang tăng tốc, không chậm đi. Nhiều thông tin được tạo ra trong 30 năm qua còn nhiều hơn trong 5,000 năm trước đó. Nếu chúng ta không chấp nhận sự kiện này, chúng ta không bao giờ hiểu được tại sao chúng ta cần trở thành xã hội tri thức. Nếu xã hội không học điều mới và tiến hoá, nó sẽ đi dần vào hỗn độn, bạo hành và sẽ bị xoá bỏ. Chỉ khả năng học mới có thể cung cấp sự ổn định và chúng ta càng chống lại lâu hơn, chúng ta càng tụt lại xa hơn và càng khó đuổi kịp hơn.

Trẻ không học không thể lớn được. Trẻ không thể lớn được thì không thể trưởng thành và cạnh tranh được với trẻ khác. Xã hội không học tập không thể phát triển. Xã hội không thể phát triên thì không thể trưởng thành và cạnh tranh được với các xã hội khác. Với xu hướng toàn cầu hoá, mọi xã hội đều phải có tính cạnh tranh để sống còn. Trong quá khứ, một số xã hội đã chọn không cạnh tranh bằng việc giữ cô lập nhưng với xu hướng toàn cầu hoá, mọi sự đều đang thay đổi. Bạn không thể dừng lại một thế giới đang thay đổi bằng việc không tham gia vào nó bởi vì mọi thứ đều được tích hợp đầy đủ và liên thuộc lẫn nhau. Là người kĩ sư phần mềm, chúng ta giải quyết thay đổi hàng ngày. Chúng ta biết phần mềm sẽ thay đổi; chúng ta mong đợi nó thay đổi và chúng ta liên tục điều chỉnh điều chúng ta phải làm. Hôm qua chúng ta đã có COBOL, FORTRAN và Pascal nhưng hôm nay chúng ta có C, C++, C# và Java và tôi chắc chắn ngày mai chúng ta sẽ có cái gì đó khác. Chúng ta phải thừa nhận rằng các xã hội ngày nay không khác biệt.

Tổ chức phần mềm thành công trong môi trường cạnh tranh cao này sẽ là những tổ chức thừa nhận rằng điều thường hằng duy nhất là thay đổi. Giải quyết với thay đổi đòi hỏi chúng ta tư duy lại cách chúng ta giáo dục công nhân, những người sẽ quản lí và đóng góp cho thay đổi đó. Việc học và học lại thường xuyên là mấu chốt để có tính cạnh tranh. Khả năng học nhanh hơn người khác là điểm phân biệt. Giải quyết với thay đổi là điều xã hội tri thức tất cả là gì và chúng ta có thể thay đổi nhanh tới đâu sẽ xác định ra liệu chúng ta có thể cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu này hay không. Để tôi cho bạn một ví dụ: bẩy mươi năm trước, công nghiệp ô tô của Mĩ là tốt nhất trên thế giới, kiểm soát 83% thị trường. Giới quản lí ngành ô tô nghĩ họ sở hữu thị trường và trở nên lười nhác thế rồi đột nhiên, người Nhật Bản và Hàn Quốc bước lên và bây giờ chi phối ngành công nghiệp này trong khi công nghiệp ô tô của Mĩ bị phá sản. Các công ty phần mềm Mĩ đã chi phối ngành công nghiệp này trong năm mươi năm qua nhưng mọi sự đang thay đổi bây giờ và ngày càng nhiều nước tiến lên tới thách thức này. Tương lai sẽ vẫn còn thấy được khi Ấn Độ và Trung Quốc đang thâu tóm số phần trăm ngày càng lớn của thị trường này. Phần mềm là thị trường dễ dàng đi vào bởi vì nó không yêu cầu nhiều vốn. Cạnh tranh trong công nghiệp phần mềm là dễ hơn trong công nghiệp ô tô bởi vì chất liệu then chốt là tri thức.

Theo một số nghiên cứu của đại học, việc làm tốt nhất trong hai mươi năm tới sẽ là "việc làm tri thức” và trong các việc làm có liên quan tới máy tính: Kĩ sư phần mềm là nghề phát triển nhanh nhất trên thế giới. An ninh mạng được xếp hạng thứ hai, Quản lí hệ thông tin đứng ở hàng bốn, và người lập trình máy tính được xếp hạng thứ 44. Bộ Lao động Mĩ cũng nói rằng thế giới sẽ cần quãng 3 tới 4 triệu người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhiều gấp năm lần số người đang có trên thế giới ngày nay. Những lĩnh vực nghề nghiệp này vừa phát triển nhanh và tương đối sinh lời. Bởi những lí do này, các nghề có liên quan tới máy tính cũng sẽ có tính cạnh tranh cao.

Thành công trong Thời đại Thông tin này sẽ được xác định không phải bởi điều bạn biết mà bởi khả năng của bạn học cái mới. Tri thức sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu, và người sống sót duy nhất sẽ là người học cả đời. Các kĩ năng mấu chốt chúng ta cần là khả năng học tập. Người học giỏi nhất đang trở thành người có giá trị nhất trong công nghiệp. Việc học cả đời trở thành chất liệu quan trọng duy nhất cho thành công, và trách nhiệm cho việc học bắt đầu từ cá nhân. Tuy chúng ta thừa nhận trách nhiệm của cá nhân về học tập nhưng riêng việc học không thể giúp cho xã hội như một toàn thể. Để có tính cạnh tranh toàn thể xã hội phải coi quá trình học tập là có giá trị và trách nhiệm cung cấp đào tạo là ở các nhà giáo dục và các thể chế giáo dục. Thể chế giáo dục phải cung cấp các cơ hội đào tạo cho mọi người và chính trách nhiệm của mọi người là học tập.

Là sinh viên, bạn phải ra quyết định có ý thức để trở thành người học cả đời. Đừng cho phép mình trở nên lười biếng hay là người không biết cách học. Nếu bạn muốn thành công trong nền kinh tế toàn cầu này, bạn phải tìm ra thể chế giáo dục có thể giúp bạn thu nhận tri thức và kĩ năng cần thiết. Cơ hội sẽ tới với những người có khả năng thích ứng và học nhanh.

Là nhà giáo dục, thành công của bạn tuỳ thuộc vào năng lực của bạn để gây hứng khởi điều tốt nhất trong sinh viên của bạn, để mở rộng năng lực và khả năng của họ, và để tạo ra hoàn cảnh đúng để cho họ có thể học. Bạn là chìa khoá trong việc làm ra xã hội tri thức. Bạn phải động viên sinh viên của mình học và phát triển các kĩ năng họ sẽ cần để thành công và đóng góp cho xã hội. Bạn ảnh hưởng trực tiếp tới cách thức tầm nhìn, chiến lược và mục đích học tập được thực hiện. Chính trách nhiệm của bạn là đảm bảo rằng việc đào tạo mà sinh viên nhận được là thích hợp và phù hợp.

Là người lãnh đạo các thể chế giáo dục, bạn phải thừa nhận rằng ưu thế cạnh tranh của thế kỉ 21 sẽ đi vào trong xã hội nơi việc học tập liên tục xảy ra. Bạn phải xác định các mục đích cho trường của mình và biểu lộ cam kết cá nhân của mình cho những điều đó. Bạn phải dành tài nguyên để thực hiện hệ thống hỗ trợ cho mục đích của bạn.

Tạo ra xã hội tri thức, sống còn và phát đạt trong thời đại đầy thách thức này đòi hỏi tất cả chúng ta cùng làm việc với nhau vì không ai có thể làm nó một mình được.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com